TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vấn đề độc thân của các linh mục.

Thứ sáu - 14/05/2021 04:00 |   691
 
Càng sống trong trắng, chí khí càng vững, vì đã được rèn luyện qua nhiều trận anh dũng (ĐHV 459).
 
9. Vấn đề độc thân của các linh mục. 
 
 Nhiều lần chúng tôi đã nghe đề cập đến vấn đề sống độc thân của các linh mục. Đối với giáo dân Việt Nam và đại đa số giáo dân trên thế giới thì đó là điều được mọi người tự nhiên chấp nhận và đòi hỏi: Người tận hiến cho Chúa thì phải dâng tất cả cuộc đời để làm chứng nhân tình yêu vô hạn của Chúa, và để đủ điều kiện phục vụ dân Chúa cách tích cực, hữu hiệu hơn.
 
 Trước tiên cần xác định như sau: Sống độc thân không chỉ có giá trị thuần siêu nhiên, mà cả trong địa hạt nhân bản nữa. Người sống độc thân không trực tiếp nhằm đến việc từ chối hôn nhân, nhưng coi độc thân là điều kiện để quy hướng con tim về một đích điểm khác hẳn một thiếu nữ, tức là Nước Thiên Chúa.
 
Họ tìm thực  hiện bản ngã, và điều ấy làm họ vui sướng, thỏa mãn con tim trong Chúa Kitô. Một thái độ rất "người" với một nguyên do siêu việt! Khi nói rằng đời độc thân thánh hiến là dấu chỉ cuộc sống vĩnh cửu, điều ấy không ám chỉ đến một sự trốn thoát cuộc sống hiện tại. Vì cuộc sống vĩnh cửu, chính là Nước Thiên Chúa, là sự hiện diện của hồng ân Thiên Chúa ngay trong đời sống hiện tại, một sự hiện diện thúc đẩy con người mong ước hiến trọn tình yêu.
 
 Độc thân và hôn nhân là hai tiếng gọi, hai ngã đường khác nhau để thực hiện lời mời gọi của Chúa Kitô:
 
"Hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo".
 
Nhưng sở dĩ truyền thống vẫn cho bậc độc thân thánh hiến là cao trổi hơn bậc sống đôi bạn, là vì truyền thống không xét đến phương diện cá nhân: mỗi người đều hoàn hảo nếu thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Kitô, nhưng xét đến bình diện thực hiện cuộc sống vĩnh cửu, mà cuộc sống vĩnh cửu giá trị hơn cuộc sống trần gian rất mực. Do đó sứ mạng của đời sống độc thân là ôm trọn đời sống vĩnh cửu và đem tỏ lộ cho trần gian.
 
 Đời sống độc thân có ý nghĩa và sứ mệnh tuyệt vời như thế, nhưng cũng không thiếu những tranh luận, chống đối xảy ra trong lòng Hội Thánh, nhất là trong thời đại hậu Công đồng Vatican II
 
và sau ngày Thông điệp "Sacerdotalis coelibatus" của Đức Phao lô VI (24.6.1967) ra mắt. Nhiều linh mục đã bỏ ra đi. Nhiều giáo dân lên tiếng đề nghị:
 
"Cứ làm như bên giáo hội Tin lành và giáo hội Chính thống: chấp nhận cho Mục sư và linh mục của họ được tự do sống độc thân hay lập gia đình. Như thế có phải là đơn giản hơn không!"
 
 Thay vì tranh biện với kiểu luận lý sơ sài như trên, ta hãy nghe đôi lời tâm sự của các bậc có uy tín trong vấn đề độc thân nói lên kinh nghiệm của họ.
 
 Mục sư Jungmann nói: "Qúy vị đừng có chỉ nghĩ Giáo Hội Công giáo của quý vị gặp khủng hoảng. Bên Tin lành chúng tôi còn gặp khủng hoảng hơn bên quý vị rất nhiều!"
 
 Trong một cuộc họp mặt giữa các Linh mục Công giáo và các Mục sư Tin lành, một Mục sư đã nói cảm tưởng của mình về đời sống độc thân như sau:
 
"Tôi bắt đầu hiểu giá trị đời sống độc thân trong Giáo Hội Công giáo. Tôi cảm thấy các cha là anh em với nhau và tạo nên một gia đình thực sự. Chúng tôi không thể nói như thế đối với chúng tôi...
 
Nếu một Mục sư nào đó thành công, tôi không sung sướng gì, nếu một Mục sư nào đó đau khổ, tôi không đau khổ với họ... Giữa chúng tôi không có bầu khí gia đình, họa chăng chỉ có giữa vợ chồng chúng tôi thôi!"
 
 Dịp Thượng Hội Đồng Giám mục năm 1971, trong đó hai vấn đề chính là thừa tác vụ của linh mục và công bình trên thế giới, Đức Tổng Giám mục Công giáo ở Beyrouth (Liban) đã tâm sự những lời sau đây:
 
"Các Đức Cha hãy cố giữ lấy kho tàng quý báu của Giáo Hội La tinh, tức là luật độc thân linh mục. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này, vì giáo phận tôi, giáo phận theo nghi thức Đông phương, có những linh mục độc thân và những linh mục lập gia đình. Lắm vấn đề phức tạp mà quý vị không thể tưởng tượng được!"
 
 Các giáo phận Công giáo chúng tôi, cũng như bên Chính thống, luôn luôn ở Toà Giám mục mấy cha độc thân để dự phòng sau này làm Giám mục kế vị chúng tôi, vì Giáo luật đòi buộc các Giám mục phải độc thân, không có gia đình.
 
 Lại còn phức tạp do luật buộc linh mục chỉ được kết hôn một lần trước khi chịu chức thánh; có những trường hợp linh mục mới 30 tuổi, 35 tuổi mà đã goá vợ, tay bồng tay bế, lũ con nheo nhóc không ai nuôi dưỡng. Thực là nan giải!
 
 Đối với các giáo phận có một linh mục qua đời để lại một gia đình neo đơn, con thơ vợ dại thì thực là một gánh nặng tài chánh rắc rối. Bên Giáo Hội La tinh, một linh mục chết rồi chẳng phải giải quyết gì cho gia đình cả!
 
 Trong lãnh vực mục vụ càng phức tạp hơn: mặc dù tập quán linh mục đã có từ xưa truyền lại, giáo dân vẫn quí mến linh mục độc thân hơn: các ngài có ở xa hoặc đi đến đâu, họ cũng tìm cách gặp gỡ để xin lễ, xưng tội.
 
 Linh mục có gia đình chỉ phục vụ trọn vẹn trong ngày chúa nhật, còn những ngày khác thì đi làm ăn để chu cấp cho gia đình. Như thế làm sao tiếp xúc được với đồng đạo giáo dân?
 
 Thuyên chuyển một linh mục có gia đình thật là một vấn đề khó khăn. Được lệnh ông sẽ bảo:
 
Con sẵn sàng đi nhưng nhà con đang mắc làm việc ở công sở kia, các cháu lại đang theo học ở trường nọ, gia đình con không nhất trí đến địa phương ấy!"
 
Lắm lúc vị linh mục ấy thì tốt, nhưng bà vợ hoặc con cái chưa nói là xấu, chỉ nói là giáo dân không có thiện cảm, thì cũng đủ để họ ghét luôn ông linh mục, rồi dần xa việc đạo; trường hợp xảy ra sự thù hằn thì họ mất đức tin luôn!
 
Mà nếu thuyên chuyển vị linh mục ấy không được thì cha truyền con nối, tiếp tục giữ nhà xứ thế hệ này sang thế hệ khác, làm sao giáo xứ phải chịu sự áp bức của một gia đình, nên đời sống đạo hạnh sa sút không thể tưởng.
 
Tác giả Nguyễn Văn Thuận, HY
 
 
 
 

 
Càng sống trong trắng, chí khí càng vững, vì đã được rèn luyện qua nhiều trận anh dũng (ĐHV 459).
 
9. Vấn đề độc thân của các linh mục. 
 
 Nhiều lần chúng tôi đã nghe đề cập đến vấn đề sống độc thân của các linh mục. Đối với giáo dân Việt Nam và đại đa số giáo dân trên thế giới thì đó là điều được mọi người tự nhiên chấp nhận và đòi hỏi: Người tận hiến cho Chúa thì phải dâng tất cả cuộc đời để làm chứng nhân tình yêu vô hạn của Chúa, và để đủ điều kiện phục vụ dân Chúa cách tích cực, hữu hiệu hơn.
 
 Trước tiên cần xác định như sau: Sống độc thân không chỉ có giá trị thuần siêu nhiên, mà cả trong địa hạt nhân bản nữa. Người sống độc thân không trực tiếp nhằm đến việc từ chối hôn nhân, nhưng coi độc thân là điều kiện để quy hướng con tim về một đích điểm khác hẳn một thiếu nữ, tức là Nước Thiên Chúa.
 
Họ tìm thực  hiện bản ngã, và điều ấy làm họ vui sướng, thỏa mãn con tim trong Chúa Kitô. Một thái độ rất "người" với một nguyên do siêu việt! Khi nói rằng đời độc thân thánh hiến là dấu chỉ cuộc sống vĩnh cửu, điều ấy không ám chỉ đến một sự trốn thoát cuộc sống hiện tại. Vì cuộc sống vĩnh cửu, chính là Nước Thiên Chúa, là sự hiện diện của hồng ân Thiên Chúa ngay trong đời sống hiện tại, một sự hiện diện thúc đẩy con người mong ước hiến trọn tình yêu.
 
 Độc thân và hôn nhân là hai tiếng gọi, hai ngã đường khác nhau để thực hiện lời mời gọi của Chúa Kitô:
 
"Hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo".
 
Nhưng sở dĩ truyền thống vẫn cho bậc độc thân thánh hiến là cao trổi hơn bậc sống đôi bạn, là vì truyền thống không xét đến phương diện cá nhân: mỗi người đều hoàn hảo nếu thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Kitô, nhưng xét đến bình diện thực hiện cuộc sống vĩnh cửu, mà cuộc sống vĩnh cửu giá trị hơn cuộc sống trần gian rất mực. Do đó sứ mạng của đời sống độc thân là ôm trọn đời sống vĩnh cửu và đem tỏ lộ cho trần gian.
 
 Đời sống độc thân có ý nghĩa và sứ mệnh tuyệt vời như thế, nhưng cũng không thiếu những tranh luận, chống đối xảy ra trong lòng Hội Thánh, nhất là trong thời đại hậu Công đồng Vatican II
 
và sau ngày Thông điệp "Sacerdotalis coelibatus" của Đức Phao lô VI (24.6.1967) ra mắt. Nhiều linh mục đã bỏ ra đi. Nhiều giáo dân lên tiếng đề nghị:
 
"Cứ làm như bên giáo hội Tin lành và giáo hội Chính thống: chấp nhận cho Mục sư và linh mục của họ được tự do sống độc thân hay lập gia đình. Như thế có phải là đơn giản hơn không!"
 
 Thay vì tranh biện với kiểu luận lý sơ sài như trên, ta hãy nghe đôi lời tâm sự của các bậc có uy tín trong vấn đề độc thân nói lên kinh nghiệm của họ.
 
 Mục sư Jungmann nói: "Qúy vị đừng có chỉ nghĩ Giáo Hội Công giáo của quý vị gặp khủng hoảng. Bên Tin lành chúng tôi còn gặp khủng hoảng hơn bên quý vị rất nhiều!"
 
 Trong một cuộc họp mặt giữa các Linh mục Công giáo và các Mục sư Tin lành, một Mục sư đã nói cảm tưởng của mình về đời sống độc thân như sau:
 
"Tôi bắt đầu hiểu giá trị đời sống độc thân trong Giáo Hội Công giáo. Tôi cảm thấy các cha là anh em với nhau và tạo nên một gia đình thực sự. Chúng tôi không thể nói như thế đối với chúng tôi...
 
Nếu một Mục sư nào đó thành công, tôi không sung sướng gì, nếu một Mục sư nào đó đau khổ, tôi không đau khổ với họ... Giữa chúng tôi không có bầu khí gia đình, họa chăng chỉ có giữa vợ chồng chúng tôi thôi!"
 
 Dịp Thượng Hội Đồng Giám mục năm 1971, trong đó hai vấn đề chính là thừa tác vụ của linh mục và công bình trên thế giới, Đức Tổng Giám mục Công giáo ở Beyrouth (Liban) đã tâm sự những lời sau đây:
 
"Các Đức Cha hãy cố giữ lấy kho tàng quý báu của Giáo Hội La tinh, tức là luật độc thân linh mục. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này, vì giáo phận tôi, giáo phận theo nghi thức Đông phương, có những linh mục độc thân và những linh mục lập gia đình. Lắm vấn đề phức tạp mà quý vị không thể tưởng tượng được!"
 
 Các giáo phận Công giáo chúng tôi, cũng như bên Chính thống, luôn luôn ở Toà Giám mục mấy cha độc thân để dự phòng sau này làm Giám mục kế vị chúng tôi, vì Giáo luật đòi buộc các Giám mục phải độc thân, không có gia đình.
 
 Lại còn phức tạp do luật buộc linh mục chỉ được kết hôn một lần trước khi chịu chức thánh; có những trường hợp linh mục mới 30 tuổi, 35 tuổi mà đã goá vợ, tay bồng tay bế, lũ con nheo nhóc không ai nuôi dưỡng. Thực là nan giải!
 
 Đối với các giáo phận có một linh mục qua đời để lại một gia đình neo đơn, con thơ vợ dại thì thực là một gánh nặng tài chánh rắc rối. Bên Giáo Hội La tinh, một linh mục chết rồi chẳng phải giải quyết gì cho gia đình cả!
 
 Trong lãnh vực mục vụ càng phức tạp hơn: mặc dù tập quán linh mục đã có từ xưa truyền lại, giáo dân vẫn quí mến linh mục độc thân hơn: các ngài có ở xa hoặc đi đến đâu, họ cũng tìm cách gặp gỡ để xin lễ, xưng tội.
 
 Linh mục có gia đình chỉ phục vụ trọn vẹn trong ngày chúa nhật, còn những ngày khác thì đi làm ăn để chu cấp cho gia đình. Như thế làm sao tiếp xúc được với đồng đạo giáo dân?
 
 Thuyên chuyển một linh mục có gia đình thật là một vấn đề khó khăn. Được lệnh ông sẽ bảo:
 
Con sẵn sàng đi nhưng nhà con đang mắc làm việc ở công sở kia, các cháu lại đang theo học ở trường nọ, gia đình con không nhất trí đến địa phương ấy!"
 
Lắm lúc vị linh mục ấy thì tốt, nhưng bà vợ hoặc con cái chưa nói là xấu, chỉ nói là giáo dân không có thiện cảm, thì cũng đủ để họ ghét luôn ông linh mục, rồi dần xa việc đạo; trường hợp xảy ra sự thù hằn thì họ mất đức tin luôn!
 
Mà nếu thuyên chuyển vị linh mục ấy không được thì cha truyền con nối, tiếp tục giữ nhà xứ thế hệ này sang thế hệ khác, làm sao giáo xứ phải chịu sự áp bức của một gia đình, nên đời sống đạo hạnh sa sút không thể tưởng.
 
Tác giả Nguyễn Văn Thuận, HY
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây