TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Biểu Tượng Mùa Vọng

Thứ bảy - 26/11/2022 22:52 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1248
Mùa Vọng thường được biểu hiện bằng vòng miện được kết bằng cành lá thông với bốn ngọn nến.
Biểu Tượng Mùa Vọng

Biểu Tượng Mùa Vọng

 

 
 
Mùa Vọng thường được biểu hiện bằng vòng miện được kết bằng cành lá thông với bốn ngọn nến. Ý nghĩa mùa vọng được nổi bật qua biểu tượng này.


Vòng tròn:
Biểu tượng là vương miện, chính Thiên Chúa đội mũ triều thiên cho con người với việc diễn tả Thiên Chúa ban ân phúc của Người: “Ta đã lấy khuyên xỏ vào mũi ngươi, đeo hoa tai cho ngươi và lấy triều thiên rực rỡ đội lên đầu ngươi” (Ed 16, 12). Hoặc tựa như vinh quang của Thiên Chúa ban cho con người khi nỗ lực vượt qua những thử thách của trần gian: “Ngươi sẽ là ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay Đức Chúa, sẽ là mũ triều thiên vương giả Thiên Chúa ngươi cầm ở tay.” (Is 62, 3).
Với ý nghĩa đó, mùa vọng chính là mùa chờ đợi Chúa Giêsu bằng việc dọn tâm hồn đón Chúa ngự đến, Đấng xuất hiện như một hoàng tử bình an, là Vua thái bình.
Vòng miện được biểu tượng cho chiến thắng, niềm hân hoan, uy thế, danh dự. Sách Khải Huyền nhắc tới sánh ví như Giáo Hội thiên quốc trải qua cuộc chiến thắng, được tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa sau lữ hành trần gian: “Chung quanh ngai có hai mươi bốn ngai khác, và trên những ngai đó có hai mươi bốn vị Kỳ Mục; các vị đang ngồi, mình mặc áo trắng, đầu đội triều thiên vàng” (Kh 4, 4). Vòng miện trong ngày Chúa Giêsu Kitô đội trên đầu xuất hiện vào thời sau hết: “Tôi thấy: kìa một đám mây trắng, và có Đấng ngự trên mây, giống như một Con Người, đầu đội triều thiên vàng và tay cầm liềm sắc bén” (Kh 14, 14).
Cả hai ý nghĩa vòng hoa tượng trưng cho hai đặc tính mùa Vọng: Chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh và chờ đợi Chúa đến trong ngày quang lâm.
Bốn ngọn nến:
Nến được thắp sáng trong bốn tuần mùa Vọng và cứ sau một tuần người ta lại tắt đi một ngọn nến, cho đến cuối cùng cây nến thứ năm là chính Chúa Giêsu.
Ngọn lửa trên cây nến, người Tây Phương ví sự mềm mại, hướng lên ấy như cây sậy, nhà hiền triết Pascal nói đến “Cây sậy suy tư” hoặc cây sậy của La Fontaine. Sự mảnh dẻ và tính uyển chuyển của cây sậy cũng như của ngọn nến, theo người Ấn là mang hình ảnh trục thế giới, gần với cây sậy hướng trục sinh ra từ nước nguyên thủy của Nhật Bản. 
Bachelard nhận định: “Ngọn lửa là một đường thẳng đứng kiên cường và mong manh. Một làn gió nhẹ làm ngọn lửa lung lay, nhưng sau đó liền đứng thẳng trở lại. Một sức mạnh hướng thượng lại tăng thêm sức mạnh cho nó”. Ngọn lửa trên cây nến thật kỳ diệu, tuy mong manh ví tựa như thân phận con người. Thế nhưng, những cản trở không hề làm cho nó bị bẻ cong, một sức mạnh hướng thẳng lúc nào cũng vực nó đứng dậy.
Ngọn lửa không bao giờ tắt được sánh ví là Chính Chúa Giêsu ngời sáng: “Giờ đây tôi hiểu thấu ý nghĩa của ngọn nến thắp ngọn lửa lung linh để Thiên Chúa được ngợi chúc tôn vinh Dù phân chia ở khắp thế gian cũng không hao mòn chi, vì ánh lửa soi sáng đêm nay làm bởi sáp ong do Mẹ đã gây nên” (Exsultet)
Với những ý nghĩa biểu tượng của mùa vọng, với niềm hân hoan chờ đợi đón mình Chúa Giáng Sinh, mỗi người được mời gọi dọn lòng mình như hang đá Chúa đến ngự. Và suốt hành trình cuộc đời mỗi người hãy bước đi cùng Chúa, với niềm vui hân hoan vì có Chúa là Ánh Sáng: “ Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” (Ga 1, 9).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây