TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chén Tạ Ơn

Thứ hai - 10/05/2021 08:40 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   789
Chén Tạ Ơn

Chén Tạ Ơn

Hình dáng chiếc chén với nửa vòng tròn hướng về trời, hình dáng này nhắc đến giao ước được Thiên Chúa kí kết với loài người: Với Abraham, Noê, qua Môisê và sau cùng trong Chúa Giêsu Kitô.

Giao ước bao giờ cũng có hai phía, bầu trời rộng lớn phía trên chỉ về Thiên Chúa Đấng thiết lập giao ước, chén với vòm cung nhỏ chỉ về phía nhân loại. Sứ điệp của giao ước bao giờ cũng là sứ điệp bảo đảm cho con người sống trong hạnh phúc và đi trong yêu thương. Thế nên, đó cũng chính là chén tạ ơn.

Chúa Giêsu trong phép lạ hoá bánh ra nhiều, trước khi trao cho các môn đệ phân phát cho dân chúng: “Ngài cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, Ngài ngẩng mặt lên trời và chúc tụng trên bánh cá, đoạn bẻ ra và cứ ban tiếp cho môn đồ để họ thết đãi dân chúng.” (Lc 9, 16). Lời chúc tụng của Chúa Giêsu trên bánh và cá, nói lên tầm mức quan trọng của các thu hoạch hoa màu trên đất và biển, đều là những tặng phẩm Chúa ban để nuôi dưỡng con người.

Bánh và cá là sức lao công của con người được kết thành, sản phẩm từ môi trường thiên nhiên. Vì lợi ích của nhóm người nào đó đã làm cho những sản phẩm từ đất và biển bị nhiễm hoá chất độc hại, không còn sức nuôi dưỡng mà lại mang theo những mầm bệnh, gây nên cái chết cho con người. Số bánh và cá không nhiễm độc hại còn rất ít, chỉ có năm cái bánh và hai con cá được gửi đến Chúa, để xin Chúa dùng những chiếc bánh và cá ít ỏi này, nuôi dưỡng đoàn dân đông đảo của Ngài. Tình Yêu làm nên phép lạ trong cuộc sống.

Để nên một phép lạ hoá bánh ra nhiều, điều ghi nhận theo Phúc âm: “Chúa chạnh lòng thương”, theo Thánh Gioan: “Ngước mắt nhìn lên, Ðức Yêsu thấy có đông dân chúnh đến cùng Ngài, Ngài nói với Philip: “Ta mua đâu được bánh cho họ ăn?” (Ga 6, 5). Cùng theo đó, sự quan tâm của các môn đệ: “Ngày đã bắt đầu xế; tiến lại nhóm mười hai nói với Ngài: “Xin Thầy cho dân chúng giải tán, để họ đi đến làng mạc quanh đây và các trại, mà trú ngụ và tìm lương thực, vì ta đang ở đây, trong chốn hiu quạnh” (Lc 9, 12). Tình yêu mới làm nên phép lạ trong cuộc sống.

“Tình yêu được hiện thực từ những cử chỉ bé nhỏ chú tâm cho nhau, cũng mang tính chất xã hội và chính trị, và biểu lộ trong tất cả hành động cố xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu mến xã hội và sự dấn thân cho công ích là một biểu lộ tuyệt vời cho tình bác ái, không những tương quan giữa các cá nhân, mà còn đi đến các tương quan vĩ mô [Makro-Beziehung – macro-relations]: tương quan xã hội, kinh tế, chính trị” [156]. Vì thế, Giáo Hội đề nghị với thế giới lý tưởng của một “văn hoá tình thương” [Kultur der Liebe – civilisation de l’amour] [157].

Tình yêu, trên bình diện xã hội, là chìa khoá cho một sự phát triển đích thực: “Để có thể làm cho xã hội nhân bản hơn, cá nhân với nhân phẩm tốt đẹp hơn, phải đánh giá lại tình yêu trong đời sống xã hội – trên bình diện chính trị, kinh tế và văn hoá – và phải đặt tình yêu trở thành lề luật cao nhất cho hành động” [158]. Trong khung này, tình yêu thúc đẩy chúng ta suy nghĩ đến những chiến thuật mới ngay cả như bắt dừng sự tàn phá môi trường và đòi hỏi một nền “văn hoá bảo vệ” [kultur der Achtsamkeit – culture de protection] ảnh hưởng trên toàn xã hội. Khi có người nào nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa, sẽ cùng chung với những người khác tham gia vào sự năng động xã hội, người đó cũng nhớ lại rằng, đó là một phần linh đạo của họ, chính là thực hiện tình yêu tha nhân và khi thực hiện theo cách thức này họ sẽ trưởng thành và tự thánh hoá chính mình.” (Laudato si, 231, bản dịch của Lm Augustine Nguyễn Văn Trinh).

Chén tạ ơn mang kích thước nhỏ bé so với bầu trời nhưng lại luôn gợi đến hình ảnh “số còn sót lại” của tiên tri Amos, với tầm quan trọng của con số ít và Thiên Chúa thực thi công trình kỳ diệu của Người dựa vào con số ít này. Chúng ta thấy điều này tạ ơn thật rõ trong kinh nguyện Magnificat: “Chúa nâng cao phận người bé nhỏ”.

Với tình yêu mới thấy tâm tình tạ ơn khi dâng chén, Chúa Giêsu đã đưa cả nhân loại này vào trong chính mình Ngài để trở thành một lời Tạ Ơn. Trong công thức Phụng vụ luôn ở trong tâm điểm Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha: “Chính Nhờ Người với Người và trong Người”. Lời tạ ơn không bao giờ thay đổi nữa bởi vì trong Chúa Giêsu, lời tạ ơn đã tràn đầy mọi lời chúc tụng Thiên Chúa. Nhân loại luôn sống trong sự dồi dào phong phú của Cúa Giêsu Kitô, kinh tiền tụng chung IV nhắc tới: “Việc tạ ơn Cha chẳng thêm gì cho Cha nhưng cho chúng con được hưởng ơn cứu độ đời đời nhờ Chúa Giêsu Con Cha”.

Tạ ơn hồng ân cứu độ mà Cha đã ban cho nhân loại một Adam mới: Vì tội của một người mà cả nhân loại phải chết và cũng nhờ sự vâng phục của một người mà cả nhân loại được cứu thoát khỏi chết. Từ đó, tâm tình của thánh Augustine đã gợi lên một tâm tình tạ ơn tuyệt diệu trong bài ca Esultet: “Ôi! Tội hồng phúc, vì cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc rất cao sang”.

Tình yêu biến đổi thế giới và là một lời dâng thật tốt lành trong nguyện ước giữ gìn tình yêu:

“Tôi sẽ nâng lên chén hồng ân cứu độ,

và kêu Danh Yavê,

Lời tôi khấn với Yavê,

tôi xin giữ trọn, trước mặt toàn dân của Người.” (Tv 116, 13 - 14)

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây