TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật VI Phục Sinh -Năm B

“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”. (Ga 15, 9-17)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chúa Giêsu Về Quê

Thứ hai - 10/05/2021 07:02 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   665
Chúa Giêsu Về Quê

Chúa Giêsu Về Quê

Ai từng có kinh nghiệm về quê, nhất là những vùng thôn quê nghèo, nhỏ, hẻo lánh xa xôi, khi mang những kiến thức mới, hoặc những giỏi giang, mang về cũng gặp những chống đối hoặc ủng hộ và khen tặng nào đó. Tính chất làng quê đó vẫn còn đâu đó trong lòng người thành thị hôm nay.

Chúa Giêsu về Nazareth quê của Ngài cũng gặp những tình huống tương tự.

Câu chuyện làng quê.

Đó là tình cảm chung của những người cùng quê, bẵng đi vài năm mà người ấy đã học được bao kiến thức khôn ngoan mang về làm rạng rỡ cho làng. Chúa Giêsu vào Hội Đường như thường thi hành vào ngày Sabat. Câu chuyện rất bình thường, nhưng khác thường khi Ngài được trao cho sách đọc đoạn (Is 61, 1 – 2) và giảng dạy, người ta ngạc nhiên về sự hiểu biết của Ngài.

Sứ điệp của Chúa Giêsu tại làng quê của Ngài “Công bố năm hồng ân, và Ngài là Đấng loan báo hồng ân đó”. Cũng dễ hiểu như khi vị Tân Giám Mục, hay tân linh mục về quê của ngài dâng lễ mở tay, cũng với những câu Lời Chúa chủ đạo cho đời sống mới. Người dâng lễ mở tay chia sẻ sứ điệp Lời Chúa mình yêu thích để thi hành, nhiều người cũng tán dương khen ngợi về sự hiểu biết của ngài…

Chúa Giêsu xác nhận Lời Tin Mừng đó cụ thể được thực tại hóa nơi Ngài. Đó là giáo lý mới, không chỉ bằng Lời nhưng bằng một Con Người ở giữa nhân loại. Một Người Con từ một làng quê hẻo lánh xuất thân, không chỉ làm vẻ vang cho làng làng mình như quan niệm xưa hay sống: “đèn nhà nào nhà nấy sáng” mà mở rộng bờ tre, ao làng đến mọi dân mọi nước. Điều đó làm cho nhiều người thất vọng vì đánh mất đi tính chất “gia truyền” hay đánh mất đi lợi thế uy quyền cho con cháu như quan niệm: “một người làm quan cả họ được nhờ”. Chúa Giêsu muốn lòng người được mở rộng; nhưng tính ích kỷ, tính khoe khoang của luỹ tre làng đã khép lòng họ lại với nhiều người.

Bụt nhà không thiêng.

Trong ngôi làng nhỏ bé, nhóm người bảo thủ, cũ kỹ, nhốt mình trong luỹ tre làng luôn có một căn bệnh: “trong nhóm mù thằng chột làm vua”, bệnh của những người Gato. Họ buông lời đàm tiếu, tìm những điều nhỏ nhen chỉ trích, không thích người khác hơn mình, kéo bè chia phái, làm cho sứ điệp của Chúa không có chỗ trong lòng họ. Thường những người tìm mưu ích cho cá nhân có tính nhỏ nhen, khó hợp tác với điều thiện lớn hơn, mở rộng lòng mình ra hơn, nên cao ngạo trong cái giếng sâu ích kỷ của mình.

Chúa Giêsu hẳn rất buồn, buồn vì lòng người chai cứng, buồn vì tính cao ngạo của con người không ra khỏi chính mình đi tìm điều lớn lao hơn được.

Cũng thường hay có sự lẫn lộn, sứ điệp và người rao gảng sứ điệp. Với Chúa Giêsu là “Đấng rao Giảng có uy quyền không như các kinh sư” (Mc 1, 22). Xin thương xót chúng con vì đôi khi rao giảng Chúa cho anh chị em, chúng con lại đánh mất Chúa nơi lòng anh chị em, mà chỉ còn tính cao ngạo của mình.

Số phận thừa tác viên của Lời.

Người thừa tác viên của Lời Chúa không thể như Chúa, vẫn có thể sai lầm, khiếm khuyết, vẫn có những điều chưa thực hiện được. Xin cầu nguyện nhiều cho chúng tôi những người buộc nói Lời Chúa như đã lãnh nhận: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9, 16). Người rao giảng Lời Chúa như lãnh nhận thanh gươm hai lưỡi: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4, 12).

Trước khi thành Lời nói ra Lời đó đã phân xẻ tâm hồn người nói, đôi khi thấy chẳng xứng đáng để công bố. Xin vì lòng thương xót của Thiên Chúa, xót thương tha thứ cho con đôi khi dẫn người khác đến chỗ chẳng còn tin vào Chúa.

Năm Hồng ân Chúa công bố lòng Thương Xót Chúa, xin thương xót chúng con.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây