TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Con rồng Việt

Thứ ba - 16/01/2024 05:13 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   788
Rồng Việt có nguồn gốc từ xa xưa, dường như nó gắn liền trong tâm thức người Việt. Người Việt đã cho mình là con rồng cháu tiên.
Con rồng Việt
Con rồng Việt




Rồng Việt có nguồn gốc từ xa xưa, dường như nó gắn liền trong tâm thức người Việt. Người Việt đã cho mình là con rồng cháu tiên. Con rồng Việt khác hẳn với con rồng Trung Hoa, mặc dù bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm vẫn không thể Hán hoá con rồng Việt. Rồng Việt có nhiều đặc điểm ưu việt, đứng đầu trong tứ quý: Long, Ly, Quy, Phụng.

Con rồng Việt còn goị là con Giao Long, biến hoá từ con cá sấu vốn sống vùng sông nước. Nó có một sức mạnh ưu thế và một thân hình chắc khoẻ. Qua từng triều đại, con rồng Việt có những sự khác biệt. Các nhà sử học thường phân tích rồng theo từng triều đại: Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê, hậu Lê. Những hình tượng con rồng dùng làm báu vật hay sự canh giữ, hoặc điểm trang cho ngôi nhà, dinh thự, chùa chiền thêm uy nghi.

Rồng có nhiều nơi đặt tên địa danh: Thăng long, Long Biên, Hạ Long, Cửu Long. Cay và trái thì có: Thanh long, Long nhãn, xương rồng…

Người Việt trân trọng con rồng và đặt cho nó nhiều ẩn ngữ: Ngoạ hổ tàng long ví như vùng đất có nhiều nhân tài, hay như nơi có nhiều nguy cơ nhưng cũng có nhiều anh tài xuất chúng. Rồng bay, Phượng múa, nghĩa là sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thoát. Ví rồng như loài cao sang, phú quý: “rồng đến nhà tôm”, “rồng mà ở với giun”, “rồng vàng tắm nước ao tù”. Rồng tượng trưng cho bậc anh hùng hào kiệt: “Rồng gặp mây, cọp theo gió”. Thuyền rồng được cho là rồng hoá thân thành thuyền chở Phật đi giảng đạo. Cá chép vượt vũ môn hoá rồng, nói về những con người có  lý tưởng cao đẹp vượt qua mọi trở ngại mà giúp đời.

Con rồng trong Thánh Kinh thường biểu trưng hình ảnh: con rồng lớn (rắn), con mãng xà, hải long hay thuồng luồng là những con vật tượng trưng cho ma quỷ, sự dữ. Con rồng tuy biểu tượng cho sự dữ theo Thánh Kinh và những điều tốt lành trong văn hoá Việt. Song nó cũng cho con người được biết, những gì danh giá trong đời cũng có nhiều nguy cơ sa ngã, cần cẩn trọng và tỉnh thức canh chừng.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây