TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Người xây tâm hồn

Thứ ba - 11/05/2021 10:05 |   813
Người xây tâm hồn

Người xây tâm hồn

Giuse Nguyễn Duy Thế (Phú Thọ)

Nóng. Nóng như đổ lửa. Nóng cháy da, cháy thịt. Nóng như xua đuổi, như hành hạ con người.


 

Dưới cái nóng như vậy, những đứa trẻ thành phố nhất định sẽ “trốn” trong các trung tâm giải trí, “trốn” trong phòng điều hòa mát lạnh. Ngược lại, tôi cùng đám bạn - những đứa trẻ quê mùa, cục mịch, lại có vẻ can đảm hơn. Chẳng sợ nắng. Chẳng sợ đen. Chỉ sợ không được chơi. Bọn tôi, đứa nào cũng đen như cục than, gầy như que củi. Ấy vậy, mà chúng tôi chẳng bao giờ biết đến viên thuốc là như thế nào.

Nhiều lúc tôi cũng thấy ghét bố mẹ mình. Bố mẹ tôi đôi khi vô lý lắm, không muốn cho tôi đi chơi vào buổi trưa. Trong khi đó, đám bạn tôi lại chẳng phải ngủ trưa bao giờ. Thế là tôi cứ trốn đi chơi. Chơi quay, chơi bi, chơi khăng, đá bóng, đạp ngựa, ú tìm… Mùa nào có trò chơi riêng của mùa ấy. Cứ chạy vào khuôn viên nhà thờ là đẹp nhất: nhiều cây che bóng, rộng rãi mà lại lắm bạn chơi. Chơi trộm như vậy vui đáo để! Tuy trong lòng lo lắng, thấp thỏm vì sợ bố mẹ mà gọi về thì chắc chắn ăn một trận đòn, nhưng trò chơi nó lôi cuốn quá nên tôi quên cả sợ.

Tôi nhớ có lần vừa bước chân xuống giường, rón rén xỏ được đôi dép vào tay (không dám đi dép vào chân vì sợ gây ra tiếng động). Đang tính bò ra cửa để… ù té chạy. Ai ngờ, “E… hèm!”… Đó là dấu hiệu rõ ràng rằng tôi đã bị phát hiện. Như tên trộm bị bắt quả tang, tôi không dám nói gì, lặng lẽ, sợ hãi bò lên giường. Vừa nằm vừa nghĩ: “Bố mẹ chúng nó tốt thật đấy. Chẳng bắt con cái ngủ trưa bao giờ. Ai như bố mẹ mình!”. Bực mình, tôi quyết tâm không ngủ trưa cho biết mặt. Nhưng… tôi lại ngủ lúc nào không biết…

Bước chầm chậm trên con đường rợp bóng cây của nhà xứ sau bao năm du học xa nhà, từng dòng ký ức hiện về… Thầm cảm ơn cha mẹ đã “khó tính”, đã “vô lý” để hôm nay tôi nên người. Tôi để ý mãi mà chẳng có đứa trẻ nào chơi ở khuôn viên nhà thờ. Phải chăng chúng đã tìm được địa điểm nào lý tưởng hơn rồi?

Nhà thờ bây giờ khác xưa quá. Kiến trúc Gothic với tháp cao, nhọn, sừng sững giữa vườn cây đại thụ. Hiện đại xen lẫn cổ kính. Những chiếc cửa vòm xen lẫn cửa đón ánh sáng thật hài hòa. Bước vào nhà thờ, một cảm giác choáng ngợp xuất hiện. Bàn thờ được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Những hàng cột cao kết hợp những tấm kính màu lớn khắc họa những hình ảnh trong Thánh Kinh, làm cho tâm hồn con người cảm thấy lắng đọng, bình an vô cùng. Lại còn có gần chục cái “điều hòa cây”, chắc chắn sẽ làm cho bà con dự lễ và đọc kinh sốt sắng hơn nhiều. Cha xứ “chịu chơi” thật! Tôi mới về nhưng nghe nói nhiều về cha xứ quá. Toàn lời khen thôi! “Ông Cha” này quyết đoán lắm. Ngay khi về nhận xứ, việc làm đầu tiên là thông báo kế hoạch đập bay nhà thờ cũ. Lúc đầu cũng có mấy người không đồng ý, chống đối ra mặt. Thế là ông cha đến nhà từng người, ngồi uống nước, nói chuyện, nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến việc xây nhà thờ. Sau một thời gian, bà con đồng ý hết.

Ra khỏi nhà thờ, nhìn thấy ngay ngôi nhà xứ ba tầng khang trang. Tôi đang tính tham quan một lượt. Chợt có tiếng gọi:

- Con chào cha! Mời cha vào nhà khách uống nước.

Trước thái độ niềm nở của ông Thạch, chánh trương, tôi từ bỏ ý định của mình bước vội theo ông.

Ông Thạch vừa rót nước vừa nói:

- Cha thấy cha xứ con có giỏi không? Mới về chưa đầy 3 năm mà làm thay đổi cả bộ mặt giáo xứ. Nhà thờ to nhất nhì Giáo phận. Mưa, nắng bây giờ không thành vấn đề nữa. Bà con mình đi lễ mát như đi siêu thị (!), lễ xong còn muốn ngồi thêm tí nữa. Có giáo xứ nào được như giáo xứ mình, cha nhỉ!

Ông lại tiếp tục nói như đã học thuộc từ lâu:

- Cha xứ còn trẻ tuổi mà tài ghê cơ!

Chính quyền nể phục ngài lắm. Muốn làm gì, ngài cứ lên gặp là cấp phép liền. Còn về vấn đề ngoại giao thì ngài nhất tỉnh này luôn. Mấy ông đại gia quí ngài lắm. Ăn với họ bữa cơm, uống với họ chén rượu là đủ gạch xây nhà xứ. Đi chơi với họ một buổi là đủ xi măng đổ mái nhà thờ. Xây dựng được như thế này đều nhờ tài ngoại giao của cha xứ. Dân mình chỉ mất công đến làm thôi.

Mãi tôi mới có cơ hội xen vào một câu:

- Cám ơn bác Thạch, nhưng cha xứ mình đi đâu rồi bác nhỉ?

- Ấy, cha không hỏi con cũng quên mất. Lúc trưa ngài đi ăn uống với mấy ông địa chính, giờ vẫn chưa thấy dậy.

Tôi cũng hiểu ra, đi với mấy ông đó thì dậy ngay thế nào được.

- Buổi trưa, mấy đứa trẻ không vào nhà xứ chơi nữa hả ông Thạch?

Tôi hỏi để giải đáp thắc mắc của mình cũng như để câu chuyện được tiếp tục.

- Ối dào, cái bọn trẻ con ấy quậy lắm cha ạ! Chúng làm ầm ĩ cả nhà xứ lên, cha không ngủ trưa được. Có lần chúng còn lấy tay viết lên: “Con trâu sắt” là cục cưng của cha. Thế là cha mắng cho chúng một trận nên thân. Mà còn mấy cây cảnh của cha nữa chứ. Mấy đứa đá bóng, cha sợ nó đá vào cây. Nhất là mấy con công, chim quí, gà rừng…, cha lo chúng sẽ sợ khi có mấy đứa trẻ chơi đùa xung quanh. Thế là cha cấm tiệt luôn.

Đang tiếp tục câu chuyện thì cửa phòng cha xứ mở. Ông Thạch liền chạy đi gọi cha xứ. Một linh mục trẻ, cao to, đĩnh đạc xuất hiện. Cả hai nhìn nhau sững sờ.

- Tùng…

- Cha…

Cả hai reo lên bất ngờ. Thì ra vị linh mục mà tôi tò mò khi cả xứ ca tụng lại chính là Tùng, người chủng sinh học trò của tôi ngày dạy ở chủng viện Việt Nam. Tôi cảm thấy mừng cho giáo xứ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây