TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐHY Parolin kêu gọi ngừng leo thang quân sự

Thứ hai - 28/02/2022 18:40 | Tác giả bài viết: |   665
Trả lời phỏng vấn của 4 tờ báo của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin yêu cầu tránh bất kỳ cuộc leo thang quân sự nào và dừng ném bom.
ĐHY Parolin kêu gọi ngừng leo thang quân sự

ĐHY Parolin kêu gọi ngừng leo thang quân sự và trở lại đàm phán

Trả lời phỏng vấn của 4 tờ báo của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin yêu cầu tránh bất kỳ cuộc leo thang quân sự nào và dừng ném bom. Ngài cũng khẳng định rằng mở các cuộc đàm phán “không bao giờ là quá muộn” và đảm bảo rằng Tòa Thánh “sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ucraina”.

Khả năng xung đột lan rộng ở châu Âu

Trả lời phỏng vấn của các báo Il Corriere della SeraLa RepubblicaLa Stampa và Il Messagero, Đức Hồng y Quốc vụ khanh Toà Thánh đã nói về khả năng xung đột lan rộng sang phần còn lại của châu Âu trong bối cảnh các nước viện trợ vũ khí cho Ucraina. Ngài nói đây sẽ là một “thảm họa với mức độ khổng lồ”, mà ngài thậm chí không dám nghĩ đến. 

Để ngăn chặn mối nguy hiểm này, Đức Hồng Y Parolin nói, “cần phải tránh bất kỳ sự leo thang nào, dừng các cuộc đụng độ, và đàm phán.” Ngài cũng bày tỏ lo ngại về “khả năng có thể quay trở lại một cuộc chiến tranh lạnh mới với hai khối đối nghịch.” Đức Hồng y nói: “Một kịch bản đáng lo ngại như vậy đi ngược lại văn hóa huynh đệ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất như là cách duy nhất để xây dựng một thế giới công bằng, dựa trên liên đới và hòa bình.”

Toà Thánh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại Nga-Ucraina

Về khả năng đàm phán và một vai trò có thể có của Tòa thánh, Đức Hồng y Quốc vụ khanh nói: “Mặc dù đã diễn ra điều mà chúng ta lo sợ và hy vọng sẽ không xảy ra - cuộc chiến do Nga mở ra chống lại Ucraina, nhưng tôi tin rằng luôn có chỗ cho việc đàm phán. Sẽ không bao giờ là quá muộn! Bởi vì cách thế hợp lý và mang tính xây dựng duy nhất để giải quyết những khác biệt là thông qua đối thoại, như Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại cách không mệt mỏi”. Ngài nói thêm, “Tòa thánh, trong những năm gần đây đã theo dõi các sự kiện ở Ucraina cách liên tục, kín đáo và hết sức chú ý, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại với Nga, luôn sẵn sàng giúp các bên nối lại con đường đó.”

Dừng chiến tranh

Nhân cuộc phỏng vấn, Đức Hồng y muốn lặp lại lời kêu gọi tha thiết của Đức Thánh Cha đưa ra tại cơ quan ngoại giao của Nga cạnh Toà Thánh: ngừng chiến tranh và trở lại đàm phán. Đức Hồng y nói: “Trước hết và trên hết, cuộc tấn công quân sự, hậu quả thảm khốc mà chúng ta đã chứng kiến, phải được dừng lại ngay lập tức. Tôi muốn nhắc lại những lời của Đức Piô XII vào ngày 24/8/1939, vài ngày trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ: ‘Hãy để con người trở lại hiểu nhau. Hãy để họ tiếp tục đàm phán. Bằng cách đàm phán với thiện chí và tôn trọng quyền lợi của nhau, họ sẽ thấy rằng thành công đáng khen ngợi không bao giờ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán chân thành và tích cực.”

Sự đồng lòng của các Giáo hội

Quốc vụ khanh Toà Thánh cũng đề cao sự đồng lòng của những dấu hiệu đáng khích lệ trong lời kêu gọi của những người đứng đầu các Giáo hội Chính Thống, những người tỏ ra sẵn sàng gạt bỏ ký ức về vết thương lòng gây cho nhau và làm việc vì hòa bình.” Mặt khác, các Giáo hội cũng “đồng ý bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về tình hình và khẳng định rằng các giá trị của hòa bình và sự sống con người là những gì thực sự ở trung tâm của các Giáo hội, điều có thể đóng vai trò vai trò cơ bản trong việc ngăn chặn tình hình tồi tệ hơn nữa.

Lắng nghe và đối thoại

Cuối cùng, Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh đến sự cần thiết của liên lạc và lắng nghe lẫn nhau, để có thể biết và hiểu rõ lý do của bên kia. Ngài nói: “Khi mọi người ngừng giao tiếp và lắng nghe nhau một cách chân thành, thì họ nhìn nhau với sự nghi ngờ và cuối cùng chỉ trao nhau những lời buộc tội lẫn nhau. Sự leo thang trong những tháng gần đây chỉ làm gia tăng việc không lắng nghe nhau, dẫn đến xung đột.” Đồng thời ngài lưu ý rằng “Khát vọng của mỗi quốc gia và tính hợp pháp của họ phải là chủ đề suy tư chung, trong bối cảnh rộng hơn và trên hết, quan tâm đến sự lựa chọn của các công dân và tôn trọng luật pháp quốc tế. Lịch sử có đầy đủ các ví dụ xác nhận rằng điều này là có thể.” (CSR_758_2022).

Hồng Thủy - Vatican

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây