TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XV Thường Niên –Năm B

“Người bắt đầu sai các ông đi”. (Mc 6, 7-13)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐHY Tagle nói về Sứ vụ Kitô giáo

Thứ tư - 10/07/2024 08:59 | Tác giả bài viết: Vatican News |   98
“Đây là lúc để tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu, lắng nghe lời kêu gọi truyền giáo và đáp lại với lòng quảng đại, can đảm và sự sáng tạo”.
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (2)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (2)

ĐHY Tagle: Sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động

Phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội, kỷ niệm 100 năm Đại hội Truyền giáo Quốc gia lần thứ nhất của Colombia, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Trưởng phân bộ thứ hai của Bộ Loan báo Tin Mừng, nói: “Đây là lúc để tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu, lắng nghe lời kêu gọi truyền giáo và đáp lại với lòng quảng đại, can đảm và sự sáng tạo”.

 

Vatican News

Đại hội Truyền giáo Quốc gia lần thứ XIII được tổ chức bởi các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (PMS) và Hội đồng Giám mục Colombia đã kết thúc ngày 8/7 tại Bogota.

Kết nối khẩu hiệu Đại hội “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp các miền Giuđêa và Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8), trong bài phát biểu “Missio ad gentes in the Local Church” trước hơn 1.000 người hiện diện tại Đại học Giáo hoàng Javeriana của thủ đô, Đức Hồng Y đặc biệt tập trung vào vai trò môn đệ truyền giáo, nhấn mạnh rằng sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động bao hàm sự chuyển động và đi ra ngoài tới các dân tộc và các địa điểm khác nhau. Đến với Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu và đến với những người khác để chia sẻ Chúa Giêsu. Đó là một chuyển động đang diễn ra. Điều này làm cho Kitô giáo trở nên năng động.

Đức Hồng Y nói rõ rằng mỗi Kitô hữu được kêu gọi tham gia vào sứ vụ truyền giáo, không phải như một chuyên gia được đào tạo, nhưng là một người chia sẻ Tin Mừng cách tự nhiên, bởi vì truyền giáo phải là sự mở rộng của kinh nghiệm biến đổi cá nhân. Chia sẻ tin vui không đòi hỏi phải đào tạo nâng cao, nhưng là sự sẵn lòng chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm và học được.

Đức Hồng Y tiếp tục: “Trong cuộc sống này, tất cả chúng ta đều là những người hành hương và việc truyền giáo diễn ra trong bối cảnh của cuộc hành hương chung này. Chúng ta bước đi trên những con đường mà thế hệ trước đã đi qua. Chúng ta hãy tạo ra những con đường mới với những người thuộc thế hệ chúng ta. Dấu chân của chúng ta hôm nay là di sản cho những người hành hương trong tương lai. Một cuộc hành hương nói lên niềm hy vọng. Không có hy vọng thì không có cuộc hành hương mà chỉ có sự di chuyển không mục đích”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện kỷ niệm 100 năm Đại hội truyền giáo quốc gia đầu tiên trên thế giới, được tổ chức tại Colombia vào năm 1924, Đức Hồng Y nói: “Đây là lúc để tạ ơn Thiên Chúa nhân hậu, lắng nghe lời kêu gọi truyền giáo và đáp lại với lòng quảng đại, can đảm và sự sáng tạo. Sứ vụ Kitô giáo là một thực tại năng động”.

Kết thúc bài phát biểu Đức Hồng Y đã đưa ra một số ví dụ về các nền văn hóa mà Giáo hội phải tiếp cận: Các nền văn hóa của các dân tộc bản địa ở nhiều nơi trên thế giới, nền văn hóa của giới trẻ ngày nay, nền văn hóa được tạo ra bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số, văn hóa của người khuyết tật, và có cuộc hành hương đầy kịch tính được gọi là di cư cưỡng bức, một chủ đề gần gũi với Đức Thánh Cha.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây