TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên -Năm B

“Hãy đến theo tôi.” (Mc 10,17-30)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Diễn văn ĐTC tại “Trung tâm Giáo xứ Serafina”

Thứ sáu - 04/08/2023 20:44 | Tác giả bài viết: |   441
Trong buổi gặp gỡ đại diện của một số trung tâm trợ giúp và bác ái ở “Trung tâm Giáo xứ Serafina”, Đức Thánh Cha cám ơn mọi người vì hoạt động bác ái đang thực hiện
Diễn văn ĐTC tại “Trung tâm Giáo xứ Serafina”

Diễn văn của ĐTC trong buổi gặp gỡ đại diện của một số trung tâm trợ giúp và bác ái tại “Trung tâm Giáo xứ Serafina”

Trong buổi gặp gỡ đại diện của một số trung tâm trợ giúp và bác ái ở “Trung tâm Giáo xứ Serafina”, Đức Thánh Cha cám ơn mọi người vì hoạt động bác ái đang thực hiện, đồng thời nhấn mạnh đến ba khía cạnh của bác ái: cùng nhau làm điều tốt, hành động cụ thể và gần gũi với những người yếu đuối nhất.

Chào anh chị em, bom dia!

Xin cám ơn cha xứ vì những lời của ngài dành cho tôi và xin chào tất cả anh chị em, đặc biệt những người bạn của Trung tâm Giáo xứ Serafina, Gia đình Ajuda de Berço và Hiệp hội Acreditar. Cám ơn anh chị em vì những lời của anh chị em đã minh hoạ công việc anh chị em đang thực hiện. Thật tốt đẹp khi được ở bên nhau tại đây, trong bối cảnh của Ngày Giới trẻ Thế giới,  trong khi chúng ta ngắm nhìn Đức Trinh Nữ trỗi dậy để đi giúp đỡ. Thật vậy, bác ái là cội nguồn và cùng đích của hành trình Kitô hữu, và sự hiện diện của anh chị em là một lời nhắc nhở cụ thể về “tình yêu trong hành động”, giúp chúng ta nhớ lại ý nghĩa về những gì chúng ta đang làm và cách chúng ta thực hiện. Xin cám ơn chứng tá của anh chị em. Tôi muốn nhấn mạnh đến ba khía cạnh của những chứng tá này: cùng nhau làm điều tốthành động cụ thể và gần gũi với những người yếu đuối nhất. Nghĩa là cùng nhau làm điều tốt, hành động cụ thể, không chỉ bằng ý tưởng, nhưng cụ thể, gần gũi với những người yếu đuối.

Thứ nhất: cùng nhau làm điều tốt. “Cùng nhau” là từ khóa đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cùng nhau sống, giúp đỡ và yêu thương: người trẻ và người lớn tuổi, khỏe mạnh và đau ốm, tất cả cùng nhau. João đã nói với chúng ta một điều rất quan trọng: chúng ta không được để mình bị “định nghĩa” bởi căn bệnh, nhưng biến nó thành một phần sống động của những đóng góp mà chúng ta tạo ra cho toàn thể, cho cộng đồng. Đúng vậy, chúng ta không được để mình bị “xác định” bởi bệnh tật hay vấn đề, bởi vì chúng ta không phải là bệnh tật hay vấn đề: mỗi người chúng ta là một món quà, một món quà duy nhất với giới hạn của nó, một món quà quý giá và thánh thiêng dành cho Chúa, cho cộng đoàn Kitô và cho cộng đồng nhân loại. Vì vậy, chúng ta hãy làm phong phú thêm tổng thể và để cho chính mình được làm giàu bởi tổng thể!

Thứ hai: hành động cụ thể. Điều này cũng rất quan trọng. Như cha Francisco đã nhắc chúng ta với những lời của Thánh Gioan XXIII, Giáo hội “không phải là một bảo tàng khảo cổ học. Một số người nghĩ như thế, nhưng không phải vậy. Đó là giếng làng xưa cung cấp nước cho các thế hệ ngày nay, cũng như cho các thế hệ tương lai” (Omelia nella Liturgia in Rito Bizantino-Slavo in onore di S. Giovanni Crisostomo, 13 novembre 1960). Cái giếng này làm dịu cơn khát, và những người đến với sự mệt mỏi do cuộc hành trình. Do đó, chú ý đến “ở đây và bây giờ”, như anh chị em đã làm, quan tâm đến chi tiết và ý nghĩa thực tế, những đức tính cao đẹp điển hình của người Bồ Đào Nha.

Có nhiều điều tôi muốn nói với anh chị em bây giờ, nhưng do mắt kính tôi không thể đọc được rõ ràng. Tôi sẽ gửi cho anh chị em bài nói chuyện này sau. Chúng ta không thể ép mắt mình và đọc không rõ ràng.

Tôi chỉ muốn tập trung vào điều không được viết ra, nhưng đó là tình thần của tất cả. Đó là tính cụ thể. Không có tình thương trừu tượng. Tình thương phải cụ thể. Đó là tình yêu làm cho đôi tay bị bẩn. Mỗi người hãy tự hỏi tình thương tôi dành cho người khác là tình yêu cụ thể hay trừu tượng? Khi bắt tay người nghèo, người bệnh, người bị gạt ra bên lề xong chúng ta có phủi tay để khỏi bị lây nhiểm không? Nghèo đói có làm tôi ghê tởm không? Tôi luôn tìm kiếm cuộc sống tưởng tượng của tôi, một cuộc sống không hiện hữu trong thực tế. Biết bao cuộc đời đã sống như thế. Có những người đã đi qua cuộc đời nhưng không để điều gì, không để lại dấu vết. Và ở đây chúng ta có một thực tế để lại một dấu vết, trong nhiều năm thực tế này đã là nguồn cảm hứng cho người khác. Không thể có Ngày Giới trẻ Thế Giới nếu không tính đến thực tế này. Bởi vì đây cũng là tuổi trẻ theo nghĩa là anh chị em đã tiếp tục tạo nên cuộc đời mới, với hoạt động dấn thân, với việc để cho đôi tay bị bẩn bởi thực tế đau khổ của người khác, anh chị em đang tạo ra nguồn cảm hứng. Anh chị em đang tạo ra cuộc sống. Cám ơn anh chị em về điều này. Chân thành cám ơn anh chị em. Hãy tiếp tục và không nản lòng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây