TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hội nghị về công nghệ mới hậu đại dịch

Thứ ba - 07/12/2021 20:57 | Tác giả bài viết: |   949
“Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và Hoà bình trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các công nghệ mới trong thế giới hậu Covid”.
Hội nghị về công nghệ mới hậu đại dịch

Toà Thánh tổ chức hội nghị về công nghệ mới trong thế giới hậu đại dịch

Ngày 09/12 tới đây, Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện cùng với các tổ chức khác sẽ tổ chức một hội nghị với tiêu đề “Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và Hoà bình trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các công nghệ mới trong thế giới hậu Covid”.

Theo thông cáo của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, sự kiện diễn ra theo hình thức tham gia trực tiếp và trực tuyến, sẽ quy tụ các chuyên gia đóng góp vào cuộc đối thoại toàn cầu về công nghệ mới trong một xã hội hậu Covid, nhằm hướng tới một hệ thống kinh tế cộng đồng, tốt đẹp hơn.

Hội nghị muốn nhấn mạnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người, và thúc đẩy suy tư toàn cầu về các cơ cấu và hiện tượng chi phối thế giới. Trong những điều này, đáng chú ý là sự phát triển cách nhanh chóng các loại công nghệ, thế hệ trí tuệ nhân tạo mới, người máy. Nhưng những phát triển này lại không được suy tư đạo đức đồng hành, dẫn đến nguy cơ gia tăng bất bình đẳng và bỏ lại phía sau nhiều người. Vì vậy cần một tầm nhìn đạo đức sâu rộng để có thể thiết lập những công nghệ này theo hướng giảm tác hại và phục vụ sự phát triển con người toàn diện.

Theo tinh thần thông điệp Laudato si’, Hội nghị sẽ hướng tới mục tiêu đóng góp vào cuộc đối thoại toàn cầu về vai trò của công nghệ mới trong thời hậu đại dịch với quan điểm hướng tới sinh thái toàn diện, công lý và cách tiếp cận toàn diện “Một sức khỏe cho tất cả” và “một hệ thống kinh tế cộng đồng hơn”.

Các chuyên gia sẽ đưa ra các phân tích khoa học và đạo đức, cùng với các nghiên cứu điển hình, cho thấy cách công nghệ mới có thể được áp dụng để phục vụ sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe - bao gồm cả việc thúc đẩy tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vắc-xin Covid-19, lao động, hòa bình và an ninh, và thúc đẩy một nền kinh tế xã hội. Các vấn đề quan trọng cũng sẽ được đặt ra liên quan đến việc sử dụng các công nghệ và tác động của chúng dưới ánh sáng của thông điệp Laudato si' và Fratelli tutti.

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây