TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật -Lễ Thánh Gia Thất -Năm C

Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan (Lc 2, 41-52).
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Kinh truyền tin 22/01/2023

Chủ nhật - 22/01/2023 19:32 | Tác giả bài viết: |   627
Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật ngày 22/1, sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lời Chúa, Đức Thánh Cha đã đến cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu.
Kinh truyền tin 22/01/2023

Kinh truyền tin 22/01: thời điểm của cuộc gặp gỡ quyết định với Chúa Giêsu

Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật ngày 22/1, sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lời Chúa, Đức Thánh Cha đã đến cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu.

Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ III thường niên. Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Bài Tin Mừng Phụng Vụ hôm nay (Mt 4,12-23) thuật lại việc kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Trên biển hồ Galilê, họ đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. Một vài người trong số họ đã được gặp Chúa Giêsu qua ông Gioan Tẩy Giả, và Thiên Chúa đã gieo vào họ hạt giống đức tin (x. Ga 1,35-39). Và bây giờ Người quay lại tìm họ nơi họ sinh sống và làm việc. Và lần này Người gởi đến họ một lời kêu gọi trực tiếp: “Hãy theo tôi!” (Mt 4:19). Và họ “lập tức bỏ lưới mà theo Người” (c. 20). Chúng ta hãy dừng lại ở khung cảnh này: đó là thời điểm của cuộc gặp gỡ quyết định với Chúa Giêsu, thời điểm mà họ sẽ ghi nhớ suốt đời và được ghi vào Tin Mừng. Từ giờ phút đó, họ theo Chúa Giêsu, và để theo Người, họ bỏ lại mọi sự.

Bỏ để theo Người. Luôn luôn là như vậy với Chúa Giêsu. Bằng cách nào đó, người ta có thể bắt đầu cảm thấy sự quyến rũ của Người, có thể nhờ người khác. Sau đó, sự hiểu biết có thể trở nên cá nhân hơn và thắp sáng một ngọn lửa trong trái tim. Nó trở thành một điều gì đó thật đẹp thúc đẩy phải chia sẻ: “Bạn biết không, đoạn Tin Mừng đó đã đánh động tôi, kinh nghiệm phục vụ đó đã đánh động tôi”. Các môn đệ đầu tiên cũng đã làm điều này (x. Ga 1:40-42). Nhưng sớm hay muộn cũng đến lúc phải bỏ để theo Người (x. Lc 11:27-28). Tại đó, bạn phải quyết định, câu hỏi đặt ra là: tôi bỏ lại một số điều chắc chắn và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới, hay tôi tiếp tục ở lại nơi tôi đang ở? Đó là một thời điểm quyết định đối với mọi Kitô hữu, bởi vì ý nghĩa của mọi thứ khác đang bị đe dọa ở đây. Nếu một người không tìm thấy can đảm để lên đường, thì có nguy cơ họ chỉ là khán giả của chính sự hiện hữu của mình và sống đức tin nửa vời.

Do đó, ở với Chúa Giêsu đòi phải can đảm bỏ lại. Bỏ lại điều gì? Chắc chắn là những tật xấu và tội lỗi của chúng ta, giống như những cái neo giữ chúng ta ở lại bờ và ngăn cản chúng ta ra khơi. Nhưng chúng ta cũng cần bỏ lại đằng sau những gì cản trở chúng ta sống trọn vẹn, chẳng hạn những sợ hãi, những tính toán ích kỷ, những thứ bảo đảm cho sự an toàn khi sống hướng hạ. Và chúng ta cũng phải từ bỏ thời gian lãng phí vào rất nhiều việc vô ích. Thật đẹp biết bao khi bỏ lại tất cả những điều này để sống, ví dụ như, mạo hiểm mệt nhọc nhưng ý nghĩa của việc phục vụ, hoặc dành thời gian cho việc cầu nguyện, để lớn lên trong tình bạn với Chúa. Tôi cũng nghĩ đến một gia đình trẻ, rời bỏ cuộc sống bình lặng để mở ra một cuộc phiêu lưu không lường trước được và sự đẹp đẽ của tình mẫu tử và phụ tử; đó là một sự hy sinh, nhưng chỉ cần nhìn qua những đứa con cũng đủ hiểu rằng việc bỏ lại những nhịp sống nhất định hay sự thoải mái là một chọn lựa đúng đắn. Tôi nghĩ đến một số nghề nghiệp, chẳng hạn như bác sĩ hay nhân viên y tế, những người đã từ bỏ rất nhiều thời gian rảnh để học tập và chuẩn bị cho bản thân, và hiện đang làm điều tốt bằng cách cống hiến nhiều thời gian ngày đêm, nhiều năng lượng thể chất và tinh thần cho người bệnh. Tóm lại, để thực hiện được cuộc sống, cần phải chấp nhận thách đố của việc bỏ lại. Đây là điều Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta hôm nay.

Về điều này, tôi đưa ra một số câu hỏi. Trước hết: tôi có nhớ một “khoảnh khắc mạnh mẽ” mà tôi đã gặp Chúa Giêsu không? Và một điều gì đó đẹp đẽ và có ý nghĩa đã xảy ra trong cuộc đời tôi khiến tôi bỏ lại những thứ khác ít quan trọng hơn? Và hôm nay, có điều gì Chúa Giêsu đòi tôi phải từ bỏ không? Đâu là những thứ vật chất, cách suy nghĩ, thói quen mà tôi cần phải từ bỏ để thực sự thưa “xin vâng” với Người? Xin Mẹ Maria giúp chúng ta nói lời xin vâng như Mẹ, lời xin vâng trọn vẹn với Thiên Chúa, biết bỏ lại một điều gì đó để theo Người cách tốt hơn.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây