TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Kinh Truyền Tin -ngày 8/8/2021

Chủ nhật - 08/08/2021 23:00 | Tác giả bài viết: |   993
Chúa nhật 08/8/2021, vào lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương.
Kinh Truyền Tin -ngày 8/8/2021

Kinh Truyền Tin (8/8): Bánh trường sinh là mục đích và sứ vụ của Chúa Giêsu

Chúa nhật 08/8/2021, vào lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương. Trong bài giáo lý ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Chúa Giêsu tuyên bố "Tôi là bánh trường sinh", đây là tất cả mục đích và sứ vụ của Chúa. Chúng ta sẽ thấy được điều này cách trọn vẹn tại Bữa Tiệc Ly.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý bằng cách nhắc lại nội dung Tin Mừng Chúa nhật XIX thường niên: thánh Gioan thuật lại việc Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng cho dân chúng, những người đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều. Và Chúa mời họ đó tiến thêm một bước nữa.

Chúa Giêsu là bánh trường sinh

Đức Thánh Cha chỉ ra cách mời của Chúa: “Sau khi gợi cho dân chúng nhớ về manna mà Đức Chúa đã ban cho các tổ phụ ăn trong cuộc hành trình dài qua sa mạc, giờ đây Chúa áp dụng biểu tượng bánh cho chính Chúa. Người nói rõ ràng: ‘Tôi là bánh trường sinh’” (Ga 6,48).

“Bánh trường sinh có nghĩa là gì?”, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi và ngài giải thích: “Để sống, con người cần bánh ăn. Người đang đói không xin thức ăn tinh chế và đắt tiền, nhưng xin bánh. Người không có việc làm không yêu cầu mức lương cao, nhưng mức lương là ‘cơm bánh’ của một công việc. Chúa Giêsu tỏ mình ra là tấm bánh, nghĩa là điều chính yếu, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Đây không phải một thứ bánh như các loại bánh khác, nhưng là bánh trường sinh. Nói cách khác, không có Chúa, chúng ta sống một cách lây lất. Bởi vì, chỉ có Chúa mới nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, chỉ có Chúa mới tha thứ những điều xấu chúng ta đã phạm, mà tự sức mình chúng ta không thể vượt qua, chỉ có Chúa mới làm chúng ta cảm nhận được yêu thương ngay cả khi chúng ta thất vọng, chỉ có Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để yêu thương và tha thứ trong khó khăn, chỉ có Chúa mới ban cho trái tim tìm kiếm sự bình an, chỉ có Chúa ban sự sống đời đời khi sự sống trên trái đất này kết thúc”.

"Tôi là bánh trường sinh", tóm tắt tất cả mục đích và sứ vụ của Người. Điều này sẽ được thấy cách trọn vẹn vào giây phút cuối, trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha không chỉ yêu cầu Người cho dân chúng của ăn, nhưng là trao ban chính mình Người, bẻ chính mình ra, sự sống, thịt mình, trái tim mình để chúng ta có sự sống.

Thờ lạy Thánh Thể làm cho cuộc sống trở nên kỳ diệu

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Những lời này của Chúa đánh thức trong chúng ta sự kinh ngạc về hồng ân Thánh Thể. Không ai trên thế gian này, vì quá yêu thương người khác có thể trao ban chính mình làm của ăn cho người mình yêu. Chúa đã làm điều này, và Người đã làm điều đó cho chúng ta. Chúng ta hãy canh tân sự ngạc nhiên này. Chúng ta hãy tôn thờ Bánh trường sinh, bởi vì việc thờ lạy làm cho cuộc sống trở nên kỳ diệu”.

Chúa Giêsu không muốn trở thành món ăn phụ

Tới đây, đề cập đến thái độ của dân chúng thời Chúa Giêsu và suy nghĩ của con người thời nay về lời tuyên bố của Chúa “Ta là bánh trường sinh”. Đức Thánh Cha nói: “Tuy nhiên, trong Tin Mừng, thay vì ngạc nhiên, người ta lại gây tai tiếng. Họ nghĩ: ‘Chúng ta biết ông Giêsu này, chúng ta biết gia đình của ông ta, làm sao ông ta có thể nói: Tôi là bánh từ trời xuống?’ (xem câu 41-42). Có lẽ chúng ta cũng đang gây ảnh hưởng xấu. Sẽ dễ hơn cho chúng ta nếu có một Thiên Chúa ở trên Trời cao không xen vào, trong khi chúng ta có thể giải quyết các vấn đề ở dưới đất. Trái lại, Thiên Chúa trở thành con người để đi vào thế giới cách cụ thể. Và Người quan tâm đến mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể kể cho Chúa nghe về tình cảm, công việc, ngày tháng, mọi thứ. Chúa Giêsu muốn có sự thân mật này với chúng ta. Người không mong muốn điều gì? Người không muốn bị hạ xuống trở thành một món ăn phụ - Đấng chính là bánh - bị bỏ quên và đặt sang một bên, hoặc chỉ được hỏi đến khi chúng ta cần”.

Hãy mời Chúa đồng bàn với gia đình

Đi vào áp dụng thực tế, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu: “Tôi là bánh trường sinh. Ít nhất một lần trong ngày, chúng cùng ăn chung với nhau; có thể vào buổi tối quây quần bên gia đình sau một ngày làm việc, học tập. Thật đẹp, trước khi bẻ bánh, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu, bánh ban sự sống, xin Người chúc lành cho những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta chưa thể làm được. Chúng ta hãy mời Chúa về nhà, chúng ta hãy cầu nguyện trong gia đình. Chúa Giêsu sẽ đồng bàn với chúng ta và chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bằng một tình yêu lớn hơn”.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý với lời cầu xin Đức Mẹ: “Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngôi Lời trở thành xác phàm, giúp chúng ta lớn lên từng ngày trong tình bạn hữu với Chúa Giêsu, là bánh ban sự sống”.

---

Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào thăm tất cả các tín hữu đang hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô. Ngài nói: “Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Giáo phận Roma và các tín hữu đến từ các quốc gia, các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hiệp hội. Đặc biệt tôi xin chào nhóm mục vụ giới trẻ đến từ Verona, các bạn trẻ của Crevalcore, các bạn trẻ của các ngôi nhà Salêdiêng ở Triveneto đến Roma bằng xe đạp”.

Trước khi chào tạm biệt các tín hữu, Đức Thánh Cha chúc mọi người một ngày Chúa nhật an bình và một bữa trưa ngon miệng, đồng thời xin mọi người cầu nguyện cho Ngài.

Ngọc Yến - Vatican News

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây