TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

LHQ kêu gọi trừng phạt quân đội Myanmar

Thứ sáu - 09/07/2021 20:46 | Tác giả bài viết: |   1076
Giám sát viên đặc biệt về nhân quyền ở Myanmar kêu gọi cộng đồng quốc tế đánh vào lĩnh vực khai thác dầu khí, tước bỏ nguồn lực của quân đội đảo chính.
LHQ kêu gọi trừng phạt quân đội Myanmar

LHQ kêu gọi các biện pháp trừng phạt mới đối với quân đội Myanmar
 

Giám sát viên đặc biệt về nhân quyền ở Myanmar kêu gọi cộng đồng quốc tế đánh vào lĩnh vực khai thác dầu khí, tước bỏ nguồn lực của quân đội đảo chính. Một cuộc tấn công của quân đội nhằm vào thành phố Depayin làm hơn 40 người chết, theo các nhân chứng địa phương.

Đề ra giải pháp cho khủng hoảng tại Myanmar, giám sát viên đặc biệt về nhân quyền tại Myanmar trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Thomas Andrews đề nghị các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với lĩnh vực dầu khí của Myanmar, nhằm làm tê liệt quân đội, nắm quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2 vừa qua.

Ông Andrews phát biểu: “Tôi nói về áp lực kinh tế, cắt giảm doanh thu mà chính quyền quân sự cần để tiếp tục nắm giữ quyền lực. Tôi nói về việc cắt giảm khả năng tiếp cận vũ khí và công nghệ.”

Ông Andrews kêu gọi thành lập một “liên minh khẩn cấp cho người dân Myanmar”, về cơ bản là một nhóm các nước, cấm xuất khẩu vũ khí cho quân đội. Nhân viên Liên Hợp Quốc giải thích, chưa có nhà nước nào áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Myanmar, mặc dù một số quốc gia đã áp dụng các biện pháp này đối với các công ty do quân đội kiểm soát và đối với nguồn thu từ đá quý, gỗ và khai thác mỏ.

Trước đó, quan chức nhân quyền hàng đầu của Liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet, đã hối thúc các nước ASEAN tham gia đối thoại chính trị với chính quyền quân sự và lãnh đạo được bầu một cách dân chủ ở Myanmar. Bà Bachelet nói Liên Hợp Quốc muốn có thể cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Myanmar, theo thỏa thuận với ASEAN, mà không bị quân đội “lợi dụng”.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình và đàn áp quân sự trong nước vẫn không lắng dịu. Các cuộc biểu tình bắt đầu từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi cách đây 5 tháng. Theo các nguồn tin quốc tế, việc đàn áp tàn bạo các cuộc đình công và biểu tình đã dẫn đến khoảng 900 người chết và 5.200 người bị giam giữ. Giao tranh giữa quân đội chính phủ và dân quân dân tộc thiểu số ủng hộ biểu tình cũng đang diễn ra dữ dội trong nước.

Hôm 7/9, một hành động bạo lực của quân đội đã diễn ra chống lại thị trấn nông nghiệp Depayin. Quân đội đã can thiệp để vô hiệu hóa một lực lượng dân quân địa phương chống lại chính quyền đảo chính. Theo Reuters, các xe tải quân đội đã đến Depayin vào rạng sáng thứ Sáu tuần trước; thanh niên địa phương tập trung chống trả nhưng nhanh chóng bị áp đảo. Các bác sĩ địa phương cho biết 41 thi thể đã được tìm thấy. Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Myanmar (PDF) cho biết họ đã mất 26 thành viên, nhưng cam kết sẽ tiếp tục chiến đấu. Hàng ngàn người chạy khỏi thành phố, mang theo bất cứ thứ gì họ có thể mang theo. Truyền thông đưa tin về tình trạng bất ổn trên khắp Myanmar với các báo cáo thường xuyên về các cuộc đụng độ tại các địa phương và việc bắt giữ đối thủ. Các cuộc tấn công cũng gia tăng tần suất, đặc biệt là ở Yangon, thủ đô cũ và vẫn là một trung tâm kinh tế. Theo thống kê của Reuters, ít nhất 12 cuộc tấn công như vậy đã xảy ra trên khắp đất nước trong tháng Bảy.

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, ông Giuseppe Gabusi, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế và Đông Á tại Đại học Turino của Ý, giải thích: “Chính quyền có lợi ích lớn trong lĩnh vực khí đốt, dầu mỏ và nguyên liệu thô nói chung, vì vậy giải quyết vấn đề này là cần thiết, và chúng ta phải nhớ rằng các công ty đa quốc gia phương Tây đang tham gia vào các lĩnh vực này”. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt thường không mang lại kết quả nào và đã làm trầm trọng thêm tình trạng của người dân: “Cần phải hết sức thận trọng và can thiệp theo phương thức phẫu thuật; chắc chắn các lĩnh vực như dệt may liên quan đến dân sự nhiều hơn và phải được tiết chế”.

Văn Yên, SJ - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây