TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sứ điệp ĐTC gửi Tổ chức Di cư Quốc tế

Thứ hai - 29/11/2021 18:16 | Tác giả bài viết: |   815
Năm nay, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) kỷ niệm 70 năm thành lập.
Sứ điệp ĐTC gửi Tổ chức Di cư Quốc tế

ĐTC gửi sứ điệp video đến Tổ chức Di cư Quốc tế

Năm nay, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) kỷ niệm 70 năm thành lập. Nhân dịp này, hôm 29/11, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video đến Tổ chức này và khẳng định rằng cuộc tranh luận về di cư không chỉ liên quan đến người di cư, nhưng có liên hệ đến tất cả chúng ta, về quá khứ, hiện tại và tương lai của xã hội.

Trong sứ điệp được Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh đọc, Đức Thánh Cha nhắc lại cách đây 10 năm, tại kỳ họp thứ 100 của Tổ chức này, Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã quyết định: Tòa Thánh, theo cách thức phù hợp với bản chất của mình, các nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể, chọn trở thành Thành viên của Tổ chức này. Đối với Đức Thánh Cha, ngày nay, các lý do cơ bản thúc đẩy một quyết định như vậy vẫn còn giá trị và cấp bách. Bởi vì nó: (1) Khẳng định chiều kích đạo đức của sự dịch chuyển dân số. (2) Qua kinh nghiệm và mạng lưới hợp nhất của các hiệp hội trên khắp thế giới, cung cấp sự cộng tác của Giáo hội Công giáo trong các dịch vụ quốc tế dành cho những người phải xa rời quê hương. (3) Cung cấp sự trợ giúp toàn diện dựa trên nhu cầu, không phân biệt, và dựa trên phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên trong cùng một gia đình nhân loại.

Theo Đức Thánh Cha, cuộc tranh luận về di cư không chỉ liên quan đến người di cư, nhưng có liên hệ đến tất cả chúng ta, về quá khứ, hiện tại và tương lai của xã hội. Chúng ta cần gặp gỡ tất cả người di cư, nhìn vào khuôn mặt và lắng nghe câu chuyện của họ, cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể đối với các tình huống cá nhân và gia đình. Sự đáp trả này đòi hỏi rất nhiều sự nhạy cảm, công bằng và tình huynh đệ. Chúng ta phải tránh một cám dỗ rất phổ biến hiện nay là: loại bỏ mọi thứ gây phiền nhiễu, “văn hóa vứt bỏ”.

Cần phải nhìn theo một khía cạnh khác nữa, như phải đặt câu hỏi người di cư mang lại lợi ích gì cho cộng đồng họ đang cư trú và họ đã làm giàu như thế nào cho quốc gia đón tiếp họ? Hiện nay, điều đáng tiếc là người di cư ngày càng bị sử dụng như con bài trong các cuộc thương lượng, con tốt trên bàn cờ, nạn nhân của các cuộc tranh giành chính trị.

Đức Thánh Cha đưa ra một số đề nghị: (1) Cần có nhiều con đường di cư hợp pháp, để người di cư không bị lôi kéo vào mạng lưới tội phạm của những kẻ buôn người, bị bóc lột và lạm dụng. (2) Những người di cư cho thấy mối liên kết gắn kết toàn thể gia đình nhân loại. Theo nghĩa này, vấn đề hội nhập là cơ bản; hội nhập bao hàm một quá trình hai chiều, dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng luật pháp và văn hóa của các nước sở tại với tinh thần cùng gặp gỡ và cùng làm giàu. (3) Quan tâm đến khoảng trống để lại khi các cha mẹ di cư một mình, khi họ buộc phải lựa chọn giữa việc di cư để nuôi gia đình, hay hưởng quyền cơ bản được ở lại quê hương với phẩm giá. (4) Cộng đồng quốc tế phải khẩn trương giải quyết các điều kiện làm phát sinh tình trạng di cư bất hợp pháp, để việc di cư trở thành một lựa chọn sáng suốt, không phải là một lựa chọn phải làm trong tuyệt vọng.

Đức Thánh Cha kết luận: “Di cư không chỉ là câu chuyện của những người di cư nhưng là về bất bình đẳng, tuyệt vọng, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, là ước mơ, lòng dũng cảm, đoàn tụ gia đình, cơ hội mới, an toàn và an ninh. Chúng ta không bao giờ được quên rằng khi nói về di cư, chúng ta không bàn về số liệu thống kê, nhưng về những con người thực với cuộc sống của họ đang bị đe dọa. Giáo hội Công giáo và các tổ chức của Giáo hội sẽ tiếp tục sứ vụ chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập mọi người di cư”. (CSR_7655_2021).

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây