TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tông hiến Praedicate Evangelium

Thứ năm - 09/06/2022 20:04 | Tác giả bài viết: |   1031
Tông hiến mới Praedicate Evangelium (“Anh em hãy rao giảng Tin Mừng”), xác định quy luật chung của Giáo triều Rôma, có hiệu lực vào ngày 5/6/2022, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Tông hiến Praedicate Evangelium

TÔNG HIẾN PRAEDICATE EVANGELIUM, TRONG TÍNH LIÊN TỤC CỦA MỘT GIÁO HỘI “ĐI RA”

Tông hiến mới Praedicate Evangelium (“Anh em hãy rao giảng Tin Mừng”), xác định quy luật chung của Giáo triều Rôma, có hiệu lực vào ngày 5/6/2022, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đức cha Juan Ignacio Arrieta, chuyên viên giáo luật, thư ký của Bộ các văn bản pháp luật, nêu bật những nét mới mẻ của nó.

Đó là một văn kiện quan trọng của triều đại Giáo hoàng Phanxicô, mà ngài đã bắt tay vào từ năm 2013 : Tông hiến mới, được ban hành vào ngày 19/3/2022, ngày lễ kính trọng thể thánh Giuse, có hiệu lực vào ngày 5/6/2022, nhằm ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thay thế Tông hiến Pastor Bonus năm 1988 của Đức Gioan-Phaolô II, Tông hiến mới này xác định một quy chế mới cho Giáo triều Rôma. Hoa trái của một công việc tập thể lâu dài, vốn bắt đầu từ những cuộc họp trước mật viện năm 2013, văn kiện này quy định về cơ cấu của Giáo hội nơi sự quản trị trung ương mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong phần mở đầu của bản văn này : « Cải cách không phải là một mục đích  tự nó, nhưng là một phương tiện mang lại chứng tá Kitô giáo mạnh mẽ ». Hai điểm chủ chốt nổi bật từ Tông hiến này : loan báo Tin Mừng và tính hiệp hành, với ý tưởng tổng quan rằng Giáo triều nhằm phục vụ Đức Thánh Cha, nhưng cả Giáo hội hoàn vũ, trong mối liên hệ với các Giáo hội địa phương.

Đức cha Juan Ignacio Arrieta giải thích tinh thần và những nét mới mẻ của Tông hiến này. Cuộc phỏng vấn do Olivier Bonnel của Vatican News thực hiện.

Tông hiến đã lấy lại và tổ chức lại tất cả những thay đổi diễn ra trong Giáo triều dưới thời của Đức Thánh Cha Phanxicô, không chỉ trong lãnh vực kiểm soát tài chính của  các cơ quan khác nhau, nhưng nói chung là trong tất cả các Bộ của Giáo triều Rôma. Tông hiến mới trình bày một Giáo triều với 16 Bộ, 3 tòa án và 6 cơ quan kinh tế. Tôi nghĩ rằng mục tiêu chính của Tông hiến này là mang lại một sự năng động mới cho Giáo triều của Đức Thánh Cha.  Điều đó được thấy chủ yếu trong các nguyên tắc mà chính văn kiện công bố, thậm chí trước khi nêu rõ các thẩm quyền của các Bộ. Có 12 nguyên tắc mà chúng ta có thể tóm tắt thành ba trục: phục vụ Đức Thánh Cha và sự hiệp thông của Giáo hội, phục vụ thừa tác vụ mục vụ của các Giám mục và sự hiệp thông và cộng tác giữa tất cả mọi người và tất cả các thể chế tạo nên Giáo triều Rôma. Đó là một sự năng động mới mà Đức Thánh Cha đã muốn mang lại cho Giáo triều để trợ giúp cho việc loan báo Tin Mừng.

Olivier Bonnel: Tông hiến này tiết lộ điều gì về tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Giáo hội hoàn vũ?

Đức cha Arrieta : Từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha đã nói về sự cần thiết của một Giáo hội « chuyển động », một Giáo hội “đi ra”. Đó không phải là một Giáo hội hay một Giáo triều được xem như một cơ quan quan liêu nhưng như một cộng đồng phải loan báo Tin Mừng, một sứ mạng mà Chúa Kitô đã giao phó cho tất cả dân Thiên Chúa. Đối với tôi, dân Thiên Chúa dường như nằm ở trọng tâm của Tông hiến này. Qua bí tích Rửa tội, tất cả chúng ta đều được mời gọi rao giảng sứ mạng của Chúa Kitô mà Ngài lãnh nhận từ Chúa Cha. Vì lý do này, Giáo triều phải biết vượt lên trên mọi cám dỗ quan liêu và đặt mình trong một thái độ mục vụ, thái độ phục vụ các mục tử, đối thoại với họ, để giải quyết các vấn đề cụ thể mà mỗi người đang đương đầu.

Olivier Bonnel: Tông hiến Praedicate Evangelium là một sự đoạn tuyệt hay nó đánh dấu tính liên tục với các Tông hiến trước đó ?

Đức cha Arrieta : Không được nói về sự đoạt tuyệt vì Tông hiến chủ yếu nằm trong tính liên tục của các vị tiền nhiệm của mình. Giáo triều là một tổ chức phục vụ Đức Thánh Cha và chính vì đó là sứ mạng của nó, nên nó là một tổ chức phục vụ hàng Giám mục như Đức Thánh Cha phục vụ các Giám mục của toàn thể Giáo hội. Nhưng có những nét mới mẻ, các quy luật dự kiến một sự tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn giữa các bề trên của các Bộ và Đức Thánh Cha, một sự tiếp xúc trực tiếp vốn bảo đảm rằng ngài luôn cập nhật được những vấn đề quan trọng nhất. Còn có một sự đổi mới nhiều hơn đối với những người làm việc trong Giáo triều và sự chú ý nhiều hơn đối với chỗ đứng mà các tín hữu giáo dân phải giữ để phục vụ thừa tác vụ của Phêrô, bằng cách giữ những vị trí trách nhiệm trong Giáo triều, như một số người hiện đang làm.

Tý Linh chuyển ngữ từ vaticannews

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây