TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

BÀI 26 VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Thứ ba - 09/08/2022 08:34 | Tác giả bài viết: LM ĐAN VINH – HHTM |   675
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét… Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng rồi trở về nhà (Lc 1,39-40.56).
BÀI 26 VĂN HOÁ ỨNG XỬ
BÀI 26
VĂN HOÁ ỨNG XỬ – THÂN THIỆN NHƯNG ĐỪNG TỌC MẠCH
 
1. LỜI CHÚA : Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét… Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng rồi trở về nhà (Lc 1,39-40.56).
2. CÂU CHUYỆN : CHUYỆN GIA ĐÌNH GIE-NI-PHƠ.


Chị GIE-NI-PHƠ (Jennifer), một người Mỹ lấy chồng Việt Nam, khi được hỏi suy nghĩ thế nào về thái độ của bà con người Việt đối với gia đình mình, thì chị đã trả lời như sau : "Những người hàng xóm Việt Nam của chúng tôi rất tốt : Họ nắm rất rõ các sinh hoạt của gia đình tôi. Nếu tôi hắt hơi, họ hỏi tôi đã uống thuốc chưa ? Uống lọai thuốc gì ? và sẵn sàng đi mua thuốc giúp. Mỗi sáng khi chưa thấy tôi đổ rác, họ liền gọi cửa nhắc nhở hoặc giúp mang rác ra xe đổ giúp. Họ thật tốt bụng đáng quý".
Nhưng GIEN đôi khi cảm thấy sự quan tâm của những người hàng xóm cũng có hơi quá đáng. Chị than phiền như sau : “Khi không thấy chồng tôi ở nhà, họ hỏi thăm anh ấy đi đâu ? Khi nào thì về ? Dường như họ muốn biết mọi thứ diễn ra trong gia đình tôi, kể cả những chuyện như : tối qua vợ chồng tôi to tiếng với nhau về việc gì ? Họ cũng thắc mắc về sinh hoạt riêng của chúng tôi. Chẳng hạn : Con chúng tôi có được ngủ chung phòng với vợ chồng tôi không ?...  Đôi khi tôi cảm thấy rất bất tiện khi phải trả lời các câu hỏi mang tính tò mò tọc mạch như thế"...
3. SUY NIỆM :
Vậy thế nào là ứng xử thân thiện ? Phân biệt thái độ thân thiện khác với tọc mạch thế nào ? Ta phải làm gì ?
1) Thế nào là thái độ thân thiện ?
Thân thiện là thái độ xã giao lịch sự khi tiếp xúc với tha nhân, thể hiện qua thái độ  niềm nở mỉm cười với người mới gặp để làm quen, rồi quan tâm thăm hỏi và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ. Rộng rãi khen các ưu điểm cách tế nhị đúng lúc hợp hoàn cảnh; Sẵn sàng trả lời các vấn nạn; Tiên liệu để chuẩn bị trước những gì tha nhân cần… Thái độ thân thiện như nói trên rất cần cho những ai muốn thành công trong việc phục vụ tha nhân và những người muốn thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng cho lương dân.
2) Vậy trong thực tế đời thường, chúng ta phải quan tâm tới người khác thế nào mới tốt, và tránh trở thành tò mò tọc mạch đáng ghét ?
Thực ra, vấn đề không phải ở sự năng quan tâm hỏi thăm, mà liên quan đến hai nguyên tắc ứng xử như sau :
- Một là khi người bị hỏi cảm thấy bị tổn thương và không muốn trả lời câu hỏi, thì đó không còn là thái độ thân thiện đáng quí nữa.
- Hai là khi người hỏi chỉ muốn thỏa mãn tính tò mò muốn biết mọi sự về đời tư của người kia, chứ không nhằm để giúp đỡ chia sẻ sự khó khăn của họ, thì đó là thái độ bất lịch sự.
4. SINH HOẠT : Đối với những bạn cùng phòng hay người cùng xóm, ta nên làm gì để tỏ thái độ thân thiện ?
5. LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin cử Thánh Thần đến giúp chúng con biết cách cư xử thân thiện với mọi người chung quanh để gây thiện cảm, là điều kiện thành công trong mọi công việc. Xin cho chúng con biết quan tâm đến tha nhân và sẵn sàng phục vụ, để nên người trưởng thành về nhân cách, nên con thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa, và nên anh chị em của mọi người trong đại gia đình Hội Thánh.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây