TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội 2016

Thứ hai - 10/05/2021 10:20 |   725
34. Hỏi : Niềm tin Kitô giáo mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, vì niềm tin giúp các cá nhân điều gì ? (Số 8)
Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội 2016

 

Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội

 
 


Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Thư Gởi Cộng Đồng Dân Chúa 17.09.2015

NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đang họp hội nghị thường niên kỳ II tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, từ ngày 14-18-9-2015, xin gởi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Giê su Ki tô ban cho anh em ân sủng và bình an (x. Gl1,3).

01. Hỏi : Nhìn lại Năm Phụng vụ 2015 sắp kết thúc, chúng tôi chân thành cám ơn anh chị em đã nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng nhau xây dựng giáo xứ của của mình theo gương mẫu nào? (Số 1)
- Thưa : Theo gương mẫu “cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi”.


02. Hỏi : cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, nghĩa là gì ? (Số 1)
- Thưa :  “Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng cầu nguyện” (Cv 2,42).


03. Hỏi : Ngày 11-4-2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập năm gì ? (Số 2)
- Thưa : Công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót

 
04. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ? (Số 2)
- Thưa : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội (8-12-2015)


05. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ gì ? (Số 2) Chúa Kitô Vua
- Thưa : Lễ Chúa Kitô Vua (20-11-2016)


06. Hỏi : Đối với các Giáo Hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành tại nhà thờ Chính tòa vào ngày nào ? (Số 2)
- Thưa : Vào ngày 13-12-2015


07. Hỏi : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là  gì ? (Số 2)
- Thưa : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô.


08. Hỏi : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta được điều gì (Số 2)
- Thưa : Chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống.


09. Hỏi : Vì thế, trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích gì? (Số 2)
- Thưa : Qua bí tích Giao hoà


10. Hỏi : Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà để làm gì ? (Số 2)
- Thưa :  Để tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau.


11. Hỏi : Ngoài việc, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, người tín hữu đồng thời biết quan tâm tới điều gì nữa ? (Số 2)
- Thưa : Quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khố về tinh thần cũng như thể xác.


12. Hỏi : Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm gì ? (Số 3)
- Thưa : Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội (2016)


13. Hỏi : Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội chính là gì ? (Số 3)
- Thưa : Chính là sống, chia sẻ, loan báo và làm chứng cho lòng thương xót ngay trong đời sống xã hội.


14. Hỏi : Trước những dấu hiệu đáng ngại trong xã hội ngày nay: gian dối, vô cảm, bất công, ma tuý, bạo lực, phá thai, tự tử..., mỗi người Công giáo phải trở thành điều gì ? (Số 3)
- Thưa : Trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.


15. Hỏi : Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành điều gì ? (Số 3)
- Thưa :  Xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống.


16. Hỏi : Đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng Phanxicô, anh chị em hãy tích cực thực thi lòng thương xót. Hãy nhớ rằng lòng thương xót chính là tiêu chuẩn làm gì ? (Số 3)
- Thưa : Tiêu chuẩn nhận diện con cái đích thực của Chúa.


17. Hỏi : Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là gì ? (Số 4)
- Thưa : Là Giáo huấn xã hội của Giáo Hội


18. Hỏi : Giáo huấn xã hội của Giáo Hội là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo Hội, nhằm điều gì ? (Số 4)
- Thưa : Nhằm đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực của đời sống xã hội.


19. Hỏi : Chúng ta không thể Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội mà lại không biết gì về Giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Vì thế, anh em linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ hãy tạo điều kiện cho mọi thành phần Dân Chúa được gì ? (Số 4)
- Thưa : Được tiếp cận, học hỏi, thảo luận và giúp nhau sống những giáo huấn này.


20. Hỏi : Trong dịp lễ Hiện Xuống, ngày 24-5-2015, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành thông điệp Ngợi Khen Chúa (Laudato si’), kêu gọi mọi người trên thế giới làm gì ? (Số 5)
- Thưa : Hãy chăm sóc trái đất này.


21. Hỏi : Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định thiết lập ngày 1-9 hằng năm làm ngày gì ?  (Số 5)
- Thưa : Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng.


22. Hỏi : Thế giới ngày nay đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi sinh thế nào ? (Số 5)
- Thưa : Trái đất nóng lên, ô nhiễm gia tăng, nguồn nước sạch bị đe dọa, thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều...


23. Hỏi : Với người Công giáo, Đức giáo hoàng kêu gọi phải hoán cải, nghĩa là gì ? (Số 5)
- Thưa : Nghĩa là thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cách sống trong tương quan với môi trường thiên nhiên.


24. Hỏi : Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được làm gì ? (Số 5)
- Thưa : Không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi.


25. Hỏi : Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi, nhưng phải làm gì ? (Số 5)
- Thưa : Phải chăm sóc và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai.


26. Hỏi : Ý thức đó thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống, biết tôn trọng thiên nhiên, chăm sóc môi trường sống, bắt đầu từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày như là gì ? (Số 5) 
- Thưa : Là tiết kiệm nước và năng lượng, giữ vệ sinh chung trong khu xóm...


27. Hỏi : Ước gì các giáo xứ trở thành những mẫu gương điển hình trong việc gì ? (Số 5)
- Thưa :  Trong việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh.


28. Hỏi : Tình trạng di dân vì việc làm, học tập và kết hôn, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngày càng nhiều và phức tạp. Một số anh chị em di dân gặt hái được những thành công đáng kể, nhưng phần lớn phải đối diện với điều gì ? (Số 6)
- Thưa : Phần lớn phải đối diện với muôn vàn khó khăn, kể cả những hậu quả bi thảm.


29. Hỏi : Các giám mục vẫn ghi nhớ lời giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong chuyến đi ad limina năm 2009, dạy chúng tôi phải “phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước, qua việc gì ? (Số 6)
- Thưa : Qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến, và cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành.


30. Hỏi : Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay là gì ? (Số 7)
- Thưa : Là tai nạn giao thông.


31. Hỏi : Bên cạnh những lý do khách quan như đường sá chưa tốt, số phương tiện giao thông quá nhiều, phải nhìn nhận rằng phần lớn tai nạn là do đâu ? (Số 7)
- Thưa : Do thiếu ý thức và trách nhiệm của người điều khiển các phương tiện giao thông.


32. Hỏi : Người Công giáo ý thức sự sống là quà tặng quý giá Thiên Chúa ban, nên luôn luôn làm gì ? (Số 7)
- Thưa : Nên luôn trân trọng sự sống của chính mình và của tha nhân, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh.


33. Hỏi : Khi tham gia giao thông, người công giáo phải làm gì ? (Số 7)
- Thưa : Phải chấp hành luật giao thông cách ý thức, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.


34. Hỏi : Niềm tin Kitô giáo mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, vì niềm tin giúp các cá nhân điều gì ? (Số 8)
- Thưa : Vì niềm tin ấy “giúp các cá nhân thánh hóa bản thân, và qua các tổ chức của mình, phục vụ tha nhân cách quảng đại, hoàn toàn vô vị lợi” (Huấn từ ad limina năm 2009).


Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin Chúa tuôn đổ Thần Khí của Ngài xuống trên Giáo Hội Việt Nam, để chúng ta được biến đổi nên chứng nhân đáng tin của lòng thương xót trên quê hương đất nước chúng ta.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc,
ngày 17 tháng 9 năm 2015
+ Phaolô Bùi Văn Đọc,
Chủ Tịch HĐGMVN
+ Phêrô Nguyên Văn Khảm,
Phó Tổng Thư ký HĐGMVN
http://gpbuichu.org/news/Van-Kien-HDGMVN/HDGM-Viet-Nam-Thu-gui-cong-doan-dan-Chua-1784.html#sthash.jq7OAdwf.dpuf
 
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Thư Gởi Cộng Đồng Dân Chúa
Trắc Nghiệm
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đang họp hội nghị thường niên kỳ II tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, từ ngày 14-18-9-2015, xin gởi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Giê su Ki tô ban cho anh em ân sủng và bình an (x. Gl 1,3).

01. Nhìn lại Năm Phụng vụ 2015 sắp kết thúc, chúng tôi chân thành cám ơn anh chị em đã nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng nhau xây dựng giáo xứ của mình theo gương mẫu nào? (Số 1)
a. Gia đình
b. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi
c. Cộng đoàn dòng Biển Đức
d. Cộng đoàn đa sắc tộc


02. Cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, nghĩa là gì ?
a.  Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy,
b. Luôn hiệp thông với nhau
c. Siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng cầu nguyện.
d. Cả a, b và c đúng.


03. Ngày 11-4-2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập năm gì ? (Số 2)
a.  Năm Đức Tin
b. Năm Thánh Lòng Thương Xót
c. Năm Thánh Hồng Ân
d. Năm Thánh Cứu Chuộc


04. Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ? (Số 2)
a.  Lễ Chúa Kitô Vua
b. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
c. Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
d. Lễ Đức Marias, Mẹ Thiên Chúa


05. Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ gì ? (Số 2)
a. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
b. Lễ Chúa Kitô Vua
c. Lễ Giáng sinh
d. Lễ Hiển Linh


06. Đối với các Giáo Hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành tại nhà thờ Chính tòa vào ngày nào ? (Số 2)
a. Vào ngày 18-12-2015
b. Vào ngày 13-12-2015
c. Vào ngày 25-12-2015
d. Vào ngày 20-11-2016


07. Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là gì ? (Số 2)
a. Kêu gọi người tội lỗi trở về với Thiên Chúa
b. Hội Thánh sẽ tha thứ tất cả mọi tội mà con người  phạm
c. Kêu gọi mọi tín hữu ăn năn sám hối.
d. Kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô.


08. Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta được điều gì (Số 2)
a.  Cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương
b. trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống.
c. Trở nên người tín hữu sốt sắng, đạo đức
d. Chỉ có a và b đúng.


09. Vì thế, trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích gì? (Số 2)
a.  Bí tích Giao Hoà
b. Bí tích Xức Dầu
c. Bí tích Thánh Thể
d. Bí tích Thêm Sức


10. Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà để làm gì ? (Số 2)
a.  Để tha thứ cho nhau
b. Làm hoà với nhau.
c. Làm việc lành phúc đức.
d. Chỉ có a và b đúng.


11. Ngoài việc, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, người tín hữu đồng thời biết quan tâm tới điều gì nữa ? (Số 2)
a.  Giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội
b. Giúp đỡ những ai đang đau khố về tinh thần cũng như thể xác
c. Cầu nguyện liên lỉ với Chúa.
d. Chỉ có a và b đúng.


12. Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm gì ? (Số 3)
a. Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình
b. Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội
c. Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn  sống đời thánh hiến.
d. Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống hôn nhân


13. Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội chính là gì ? (Số 3)
a.  sống, chia sẻ
b. loan báo
c. làm chứng cho lòng thương xót ngay trong đời sống xã hội.
d. Cả a, b và c đúng.


14. Trước những dấu hiệu đáng ngại trong xã hội ngày nay: gian dối, vô cảm, bất công, ma tuý, bạo lực, phá thai, tự tử..., mỗi người Công giáo phải trở thành điều gì ? (Số 3)
a.  Người biết thương xót anh em mình.
b. Người làm việc bác ái tích cực
c. Nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
d. Cả a, b và c đúng.


15. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành điều gì ? (Số 3)
a. Một sa mạc hoang vu
b. Một sa mạc cằn cỗi
c. Một sa mạc không sức sống
d. Cả a, b và c đúng.


16. Đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng Phanxicô, anh chị em hãy tích cực thực thi lòng thương xót. Hãy nhớ rằng lòng thương xót chính là tiêu chuẩn gì ? (Số 3)
a.  Nhận diện con cái đích thực của Chúa.
b. Những người tin vào Thiên Chúa
c. Thước đo của con người hôm nay
d. Những người hoạt động vì xã hội.


17. Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là gì ? (Số 4)
a.  Các Tin Mừng
b. Các Thư Thánh Phaolô
c. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội
d. Thông Điệp Sự Sống Con Người


18. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo Hội, nhằm điều gì ? (Số 4)
a. Làm cho xã hội bớt những bất công.
b. Đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực của đời sống xã hội.
c. Làm cho mọi người biết Chúa.
d. Giúp mọi người gắn kết với nhau trong yêu thương hiệp nhất.


19. Chúng ta không thể Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội mà lại không biết gì về Giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Vì thế, anh em linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ hãy tạo điều kiện cho mọi thành phần Dân Chúa được gì ? (Số 4)
a. Tiếp cận,
b. Học hỏi
c. Thảo luận và giúp nhau sống những giáo huấn này.
d. Cả a, b và c đúng.


20. Trong dịp lễ Hiện Xuống, ngày 24-5-2015, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành thông điệp Ngợi Khen Chúa (Laudato si’), kêu gọi mọi người trên thế giới làm gì ? (Số 5)
a. Hãy mở lòng đón nhận những người di dân.
b. Hãy chăm sóc trái đất này.
c. Hãy tỏ lòng thương xót trước mọi người.
d. Hãy trở lại với tình yêu thưở ban đầu.


21. Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định thiết lập ngày 1-9 hằng năm làm ngày gì ? (Số 5)
a. Ngày của Lòng Thương Xót.
b. Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng.
c. Ngày Thế giới cầu nguyện cho người di dân
d. Ngày giới trẻ hoạt động bác ái xã hội


22. Thế giới ngày nay đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi sinh thế nào ? (Số 5)
a. Trái đất nóng lên,
b. Ô nhiễm gia tăng,
c. Nguồn nước sạch bị đe dọa, thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều...
d. Cả a, b và c đúng.


23. Với người Công giáo, Đức giáo hoàng kêu gọi phải hoán cải, nghĩa là gì ? (Số 5)
a. Thay đổi cách nhìn
b. Thay đổi cách nghĩ
c. Thay đổi cách sống trong tương quan với môi trường thiên nhiên.
d. Cả a, b và c đúng.


24. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được làm gì ? (Số 5)
a. Không được tàn phá
b. Không được sử dụng để trục lợi
c. Không được canh tác
d. Chỉ có a và b đúng.


25. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi, nhưng phải làm gì ? (Số 5)
a.   Chăm sóc và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai.
b. Bảo vệ mọi tranh chấp.
c. Chia sẻ quyền sử dụng với mọi người
d. Yêu mến trái đất này.


26. Ý thức đó thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống, biết tôn trọng thiên nhiên, chăm sóc môi trường sống, bắt đầu từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày như là gì ? (Số 5) 
a. Là tiết kiệm nước
b. Tiết kiệm năng lượng
c. Giữ vệ sinh chung trong khu xóm
d. Cả a, b và c đúng.


27. Ước gì các giáo xứ trở thành những mẫu gương điển hình trong việc gì ? (Số 5) 
a.  Giữ gìn và bảo vệ môi sinh
b. Thực thi bác ái yêu thương
c. Nâng đỡ những người di dân
d. Yêu thương săn sóc những người nghèo khó.


28. Tình trạng di dân vì việc làm, học tập và kết hôn, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngày càng nhiều và phức tạp. Một số anh chị em di dân gặt hái được những thành công đáng kể, nhưng phần lớn phải đối diện với điều gì ? (Số 6)
a.  Muôn vàn khó khăn, kể cả những hậu quả bi thảm.
b. Chia rẽ và kỳ thị
c. Xa lánh
d. Từ chối cùng bỏ rơi.


29. Các giám mục vẫn ghi nhớ lời giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong chuyến đi ad limina năm 2009, dạy chúng tôi phải “phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước, qua việc gì ? (Số 6)
a.  Tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến
b. Cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành.
c. Giúp đỡ họ có cuộc sống ổn định.
d. Chỉ có a và b đúng.


30. Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay là gì ? (Số 7)
a.  Cướp bóc
b. Tai nạn giao thông
c. Phá thai
d. Sự dửng dưng


31. Bên cạnh những lý do khách quan như đường sá chưa tốt, số phương tiện giao thông quá nhiều, phải nhìn nhận rằng phần lớn tai nạn là do đâu ? (Số 7)
a. Tài xế còn nhỏ tuổi
b. Tài xế không có bằng lái
c. Phương tiện giao thông cũ kỷ
d. Thiếu ý thức và trách nhiệm của người điều khiển các phương tiện giao thông


32. Người Công giáo ý thức sự sống là quà tặng quý giá Thiên Chúa ban, nên luôn làm gì ? (Số 7)
a. Luôn bảo vệ sự sống ngay từ khi thụ thai
b. Luôn trân trọng sự sống của chính mình và của tha nhân, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh.
c. Luôn giữ gìn sức khẻo trong mọi hoàn cảnh.
d. Cả a, b và c đúng.


33. Khi tham gia giao thông, người công giáo phải làm gì ? (Số 7)
a.  Chấp hành luật giao thông cách ý thức, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
b. Trở thành gương mẫu cho mọi người.
c. Làm tốt những chỉ dẫn của mọi người.
d. Tuân theo hướng dẫn của người khác.


34. Niềm tin Kitô giáo mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, vì niềm tin giúp các cá nhân điều gì ? (Số 8)
a. Sống tốt trước mặt Thiên Chúa
b. Sống gương mẫu trước tha nhân.
c. Giúp các ca nhân sống tốt đời đẹp đạo.
d. Giúp các cá nhân thánh hóa bản thân, và qua các tổ chức của mình, phục vụ tha nhân cách quảng đại, hoàn toàn vô vị lợi.



Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin Chúa tuôn đổ Thần Khí của Ngài xuống trên Giáo Hội Việt Nam, để chúng ta được biến đổi nên chứng nhân đáng tin của lòng thương xót trên quê hương đất nước chúng ta.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc,
ngày 17 tháng 9 năm 2015
+ Phaolô Bùi Văn Đọc,
Chủ Tịch HĐGMVN
+ Phêrô Nguyên Văn Khảm,
Phó Tổng Thư ký HĐGMVN
http://gpbuichu.org/news/Van-Kien-HDGMVN/HDGM-Viet-Nam-Thu-gui-cong-doan-dan-Chua-1784.html#sthash.jq7OAdwf.dpuf
 
 
Ô CHỮ
NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Những gợi ý
01. Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ gì ? (Số 2)

02. Ý thức (chăm sóc môi trường sống) thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống, biết tôn trọng thiên nhiên, chăm sóc môi trường sống, bắt đầu từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày như tiết kiệm nước và … … … , giữ vệ sinh chung trong khu xóm... (Số 5) 

03. Cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, nghĩa là  “Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng … … … ”. (Cv 2,42) (Số 1)

04. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được làm gì ? (Số 5)

05. Năm 2016 gọi làNăm Thánh gì ? (Số 2)

06. Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi ai  ? (Số 2)

07. Trong dịp lễ Hiện Xuống, ngày 24-5-2015, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành thông điệp gì kêu gọi mọi người trên thế giới hãy chăm sóc trái đất này ?  (Số 5)

08. Cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, nghĩa là : Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự … … … và không ngừng cầu nguyện” (Cv 2,42). (Số 1)

09. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1,28), do đó không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi, nhưng phải … … … và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai. (Số 5)

10. Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định thiết lập ngày 1-9 hằng năm làm ngày  Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc… … … . (Số 5)

11. Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm Tân Phúc-Âm-hóa … … … (Số 3)

12. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc … … … (Số 3)

13. Năm Thánh Lòng thương xót được Đức Giáo Hoàng nào công bố ? (Số 2)

14. Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay là tai nạn  … … …  (Số 7)

15. Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích gì? (Số 2)

16. Thế giới ngày nay đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về gì ? (Số 5)

17. Đây là một dấu hiệu đáng ngại trong xã hội ngày nay mà mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. (Số 3)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
Lời giải đáp

Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội 2015

01. b. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi
02. d. Cả a, b và c đúng. (Số 1)
03. b. Năm Thánh Lòng Thương Xót (Số 2)
04. b. Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội (Số 2)
05. b. Lễ Chúa Kitô Vua (Số 2)
06. b. Vào ngày 13-12-2015 (Số 2)
07. d. Kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô. (Số 2)
08. d. Chỉ có a và b đúng. (Số 2)
09. a.  Bí tích Giao Hoà (Số 2)
10. d. Chỉ có a và b đúng. (Số 2)
11. d. Chỉ có a và b đúng. (Số 2)
12. b. Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội (Số 3)
13. d. Cả a, b và c đúng. (Số 3) 
14. c. Nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. (Số 3)
15. d. Cả a, b và c đúng. (Số 3)
16. a.  Nhận diện con cái đích thực của Chúa. (Số 3)
17. c. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội (Số 4)
18. b. Đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực của đời sống xã hội. (Số 4)
19. d. Cả a, b và c đúng. (Số 4)
20. b. Hãy chăm sóc trái đất này(Số 5).
21. b. Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng. (Số 5)
22. d. Cả a, b và c đúng. (Số 5)
23. d. Cả a, b và c đúng. (Số 5)
24. d. Chỉ có a và b đúng. (Số 5)
25. a.   Chăm sóc và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai. (Số 5)
26. d. Cả a, b và c đúng. (Số 5) 
27. a.  Giữ gìn và bảo vệ môi sinh(Số 5) 
28. a.  Muôn vàn khó khăn, kể cả những hậu quả bi thảm. (Số 6)
29. d. Chỉ có a và b đúng. (Số 6)
30. b. Tai nạn giao thông (Số 7)
31. d. Thiếu ý thức và trách nhiệm của người điều khiển các phương tiện giao thông(Số 7)
32. b. Luôn trân trọng sự sống của chính mình và của tha nhân, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh. (Số 7)
33. a. Chấp hành luật giao thông cách ý thức, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. (Số 7)

34. d. Giúp các cá nhân thánh hóa bản thân, và qua các tổ chức của mình, phục vụ tha nhân cách quảng đại, hoàn toàn vô vị lợi. (Số 8)


 
Lời giải đáp
Ô CHỮ
NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
 
01. Chúa Kitô Vua (Số 2)
02. Năng lượng (Số 5)
03. Cầu nguyện (Số 1)
04. Tàn phá (Số 5)
05. Lòng Thương Xót (Số 2)
06. Đức Giêsu Kitô (Số 2)
07. Ngợi Khen Chúa  (Số 5)
08. Lễ bẻ bánh (Số 1)
09. Chăm sóc (Số 5)
10. Công trình tạo dựng (Số 5)
11. Đời sống xã hội (Số 3)
12. Hoang vu (Số 3)
13. ĐGH Phanxicô (Số 2)
14. Giao thông (Số 7)
15. Giao hoà (Số 2)
16. Môi sinh (Số 5)
17. Gian dối (Số 3)


Hàng dọc : Tân Phúc Âm Hóa Xã Hội

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
 Tags: vhgl vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây