TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm B

“Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”. (Mc 7, 31-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC 2

Chủ nhật - 28/05/2023 08:29 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   3948
Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC
được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột
Vui Học Giáo Lý 1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC 2


Vui Học Giáo Lý
1050 Câu Hỏi Thưa THÊM SỨC
được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột



1050 Câu Hỏi Thưa
B. THÊM SỨC 2

Phần I

Tôi Tin Kính Chúa Giêsu Kitô,
Con Một
Thiên Chúa

355. Hỏi: Khi tới thời gian thực hiện lời hứa, ai đã sai Con Một yêu dấu đến cứu độ trần gian?  
- Thưa: Thiên Chúa.

356. Hỏi: Đức Giêsu còn được gọi là Đức Kitô vì Ngài được ai thánh hiến?  
- Thưa: Được Thiên Chúa thánh hiến.

357. Hỏi: Con Một yêu dấu của Thiên Chúa tên là gì?
- Thưa: Giêsu.

358. Hỏi: Theo tiếng Do thái, từ gì có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”?
- Thưa: Giêsu.

359. Hỏi: Đức Giêsu Kitô là Con Một của ai? 
- Thưa: Con Một của Thiên Chúa.

360. Hỏi: Chúng ta tuyên xưng ai là Con Một Thiên Chúa?  
- Thưa: Đức Giêsu Kitô.

361. Hỏi: Khi tới thời gian thực hiện lời hứa, Thiên Chúa đã sai ai đến cứu độ trần gian? 
- Thưa: Đức Giêsu.

362. Hỏi: Đức Giêsu còn được gọi là Đức Kitô vì được Thiên Chúa thánh hiến và được xức dầu Thánh Thần để làm gì?
- Thưa: Để đảm nhận sứ mạng cứu độ.

363. Hỏi: Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, được ai sinh ra từ đời đời? 
- Thưa: Chúa Cha.

364. Hỏi: Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa, được Chúa Cha sinh ra từ đời đời, Ngài là Thiên Chúa như ai?
- Thưa: Như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

365. Hỏi: Ai đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria?  
- Thưa: Chúa Cha.

366. Hỏi: Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần mà cho ai nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria?  
- Thưa: Ngôi Hai.

367. Hỏi: Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng ai?   
- Thưa: Trong lòng Trinh nữ Maria.

368. Hỏi: Chúa Cha đã dùng quyền năng ai mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria?  
- Thưa: Quyền năng Chúa Thánh Thần.

369. Hỏi:Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai” nghĩa là gì?
- Thưa: Nghĩa là Đức Trinh nữ Maria đã thụ thai Con Thiên Chúa bởi phép Chúa Thánh Thần, mà không có sự cộng tác của người nam.

370. Hỏi: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để chúng ta được kết hiệp với Ngài và trở nên điều gì?   
- Thưa: Trở nên con Thiên Chúa.

371. Hỏi: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chúng ta khỏi điều gì?  
- Thưa: Khỏi tội lỗi.

372. Hỏi: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để làm mẫu mực cho chúng ta sống thế nào?  
- Thưa: Sống thánh thiện.

373. Hỏi: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để tỏ cho chúng ta biết tình yêu của ai?  
- Thưa: Tình yêu của Thiên Chúa.

374. Hỏi: Chúa Giêsu sinh ra ở đâu?  
- Thưa: Ở Bêlem.

375. Hỏi: Chúa Giêsu lớn  lên ở đâu?  
- Thưa:Nadarét.

376. Hỏi: Tại Nadarét, ai luôn vâng lời cha mẹ?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

377. Hỏi: Tại Nadarét, Chúa Giêsu luôn tuân giữ điều gì?  
- Thưa: Luôn tuân giữ Luật Chúa.

378. Hỏi: Tại Nadarét, với công việc, Chúa Giêsu thế nào?  
- Thưa: Chăm chỉ.

379. Hỏi: Tại Nadarét, với cha mẹ, Chúa Giêsu thế nào?
- Thưa: Hiếu thảo và vâng lời.

380. Hỏi: Tại Nadarét, với mọi người, Chúa Giêsu thế nào?  
- Thưa: Yêu thương.

381. Hỏi: Trong gia đình, chúng ta phải làm gì với những công việc chung hằng ngày?  
- Thưa: Chia sẻ.

382. Hỏi: Trong gia đình, hằng ngày chúng ta phải chu toàn việc gì?  
- Thưa: Việc bổn phận.

383. Hỏi: Việc bổn phận mà hằng ngày chúng ta phải chu toàn trong gia đình là cùng nhau làm gì?
- Thưa: Cùng nhau học hỏi Kinh Thánh.

384. Hỏi: Đối với ông bà, cha mẹ, anh chị …  chúng ta phải có tấm lòng thế nào?
- Thưa: Thảo kính.

385. Hỏi: Chúng ta phải có lòng thảo kính với những ai?
- Thưa: Với ông bà, cha mẹ, anh chị…

386. Hỏi: Để cả nhà sống vui, mọi người trong gia đình phải luôn thế nào?  
- Thưa: Luôn sống hòa thuận, vui vẻ.

387. Hỏi: Ai đã đến sông Giođan chịu phép rửa bởi ông Gioan?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

388. Hỏi: Ai làm phép rửa cho Chúa Giêsu?  
- Thưa: Ông Gioan Tẩy giả.

389. Hỏi: Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, ai đã tuyên bố “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con”?  
- Thưa: Chúa Cha.

390. Hỏi: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông nào?  
- Thưa: Sông Giođan.

391. Hỏi: Chúa Giêsu chịu ai cám dỗ?  
- Thưa: Ma quỷ.

392. Hỏi: Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa nói lên việc Ngài liên đới với tội nhân để làm gì?  
- Thưa: Để cứu chuộc loài người tội lỗi.

393. Hỏi: Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Ai đã ngự xuống trên Ngài?
- Thưa: Thánh Thần.

394. Hỏi: Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa báo trước điều gì?
- Thưa: Mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu và phép rửa của chúng ta.

395. Hỏi: Việc Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ để cảm thông với điều gì của loài người?
- Thưa: Với thân phận yếu đuối của loài người.

396. Hỏi: Việc Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ nói lên Ngài là Ađam mới đã chiến thắng ma quỷ nhờ điều gì?
- Thưa: Nhờ luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha.

397. Hỏi: Khi đi rao giảng, Chúa Giêsu loan báo mời gọi mọi người gia nhập vào đâu?  
- Thưa: Gia nhập Nước Thiên Chúa.

398. Hỏi: Ai đã dùng hình ảnh viên ngọc, hạt cải… để nói về Nước Thiên Chúa?
- Thưa: Chúa Giêsu.

399. Hỏi: Ngoài hình ảnh viên ngọc, hạt cải, Chúa Giêsu còn dùng hình ảnh gì để nói về Nước Thiên Chúa?  
- Thưa: Tiệc cưới.

400. Hỏi: Để được vào Nước Thiên Chúa, chúng ta phải tin vào điều gì?  
- Thưa: Tin vào Tin mừng.

401. Hỏi: Để được vào Nước Thiên Chúa, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Phải sám hối.

402. Hỏi: Để được vào Nước Thiên Chúa, chúng ta phải có thái độ nào khi đón nhận Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa?  
- Thưa: Khiêm tốn.

403. Hỏi: Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh viên ngọc, hạt cải, tiệc cưới… để nói về điều gì?  
- Thưa: Nước Thiên Chúa.

404. Hỏi: Chúng ta phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa?
- Thưa: Chúng ta phải sám hối, tin vào Tin mừng và khiêm tốn đón nhận Lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

405. Hỏi: Qua các phép lạ, chứng tỏ Chúa Giêsu có quyền năng cao cả, vì Ngài là ai?  
- Thưa: Ngài là Con Thiên Chúa.

406. Hỏi: Ai đã làm phép lạ nước biến thành rượu?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

407. Hỏi: Qua các phép lạ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tin vào Ngài là Đấng Cứu Thế, được ai sai đến để thiết lập Nước Thiên Chúa?  
- Thưa: Chúa Cha.

408. Hỏi: Chúa Giêsu đã làm cho người chết thế nào?  
- Thưa: Sống lại.

409. Hỏi: Với các bệnh tật, Chúa Giêsu đã làm gì?  
- Thưa: Chữa lành.

410. Hỏi: Qua các phép lạ Chúa Giêsu đã làm, chúng tỏ điều gì đã hiện diện giữa chúng ta?
- Thưa: Nước Thiên Chúa.

411. Hỏi: Qua các phép lạ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tin vào Ngài là ai?  
- Thưa: Đấng Cứu Thế.

412. Hỏi: Ngoài việc rao giảng, Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ nào nữa?
- Thưa: Biến nước thành rượu, hóa bánh ra nhiều, dẹp yên sóng gió, chữa lành các bệnh tật, xua trừ ma quỷ và làm cho người chết sống lại…

413. Hỏi: Khi đi rao giảng Tin mừng, ai đã chọn mười hai người làm tông đồ?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

414. Hỏi: Khi đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã chọn bao nhiêu người làm tông đồ?
- Thưa: Mười Hai.

415. Hỏi: Chúa Giêsu đã chọn 12 Tông đồ và đt ai làm đầu?  
- Thưa: Thánh Phêrô.

416. Hỏi: Khi đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã chọn 12 người làm gì để cộng tác với Ngài?  
- Thưa: Tông đồ.

417. Hỏi: Chúa Giêsu đã trao cho thánh Phêrô và các Tông đồ quyền tha thứ điều gì?  
- Thưa: Tha thứ tội lỗi.

418. Hỏi: Chúa Giêsu đã trao cho thánh Phêrô  và các Tông đồ quyền giảng dạy điều gì?  
- Thưa: Giảng dạy các chân lý cứu độ.

419. Hỏi: Các Đức Giám mục là những người kế vị ai?  
- Thưa: Kế vị các Tông đồ.

420. Hỏi: Chúa Giêsu đã trao cho thánh Phêrô và các Tông đồ những quyền nào?
- Thưa: Quyền giảng dạy các chân lý cứu độ, tha thứ tội lỗi, cai quản và điều khiển Hội Thánh.

421. Hỏi: Đức Giáo hoàng là người kế vị ai?
- Thưa: Thánh Phêrô. 

422. Hỏi: Mười Hai tông đồ của Chúa Giêsu là những ai?
- Thưa: Thánh Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, Mátthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simon nhiệt thành, Giuđa Tađêô và Giuđa Ítcariốt.

423. Hỏi: Chúa Giêsu báo trước về cái chết của Ngài như thế nào?
- Thưa: Ngài sẽ bị bắt, bị kết án tử hình và bị giết chết, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.

424. Hỏi: Ai báo trước việc Ngài sẽ bị bắt, bị kết án tử hình và bị giết chết?
- Thưa: Chúa Giêsu.

425. Hỏi: Việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông nói lên Ngài đem điều gì cho những người công chính đã chết trước Ngài?  
- Thưa: Ơn cứu độ.

426. Hỏi: Chúa Giêsu chịu chết thế nào?  
- Thưa: Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chết trên thập giá.

427. Hỏi: Chúa Giêsu chịu chết dưới thời tổng trấn nào?  
- Thưa: Tổng trấn Philatô.

428. Hỏi: Chúa Giêsu chết tại đâu?  
- Thưa: Tại Núi Sọ.

429. Hỏi: Chúa Giêsu báo trước Ngài sẽ bị giết chết nhưng khi nào thì sống lại?  
- Thưa: Ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.

430. Hỏi: Việc Chúa Giêsu xuống đâu nói lên Ngài đã chết thật?  
- Thưa: Xuống ngục tổ tông.

431. Hỏi: Việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông nói lên điều gì?
- Thưa: Chúa Giêsu đã chết thật và Ngài đem ơn cứu độ cho những người công chính đã chết trước Ngài.

432. Hỏi: Ai đã chịu chết để cứu chuộc loài người chúng ta?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

433. Hỏi: Chúa Giêsu chịu chết để tỏ lòng yêu mến, vâng phục ai?  
- Thưa: Chúa Cha.

434. Hỏi: Chúa Giêsu chịu chết để làm gì?
- Thưa: Để tỏ lòng yêu mến, vâng phục Chúa Cha và để cứu chuộc loài người chúng ta.

435. Hỏi: Cái chết của Chúa Giêsu đã tẩy xóa mọi tội lỗi của loài người và giao hòa loài người với ai?  
- Thưa: Với Thiên Chúa.

436. Hỏi: Chúa Giêsu nộp mình chịu chết vào dịp lễ nào?  
- Thưa: Lễ Vượt Qua.

437. Hỏi: Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đón nhận mọi đau khổ với lòng yêu mến để được làm gì với Ngài mật thiết hơn?  
- Thưa: Để kết hiệp với Ngài cách mật thiết hơn.

438. Hỏi: Chúa Giêsu là Chiên Vượt Qua đã đổ máu mình để cứu chuộc loài người và lập nên điều gì giữa Thiên Chúa và loài người?  
- Thưa: Giao Ước mới.
439. Hỏi: Khi nộp mình chịu chết vào dịp lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu có ý nói rằng chính Ngài là gì đã đổ máu mình để cứu chuộc loài người?  
- Thưa: Chiên Vượt Qua.

440. Hỏi: Vì là Con Thiên Chúa làm người, nên khi hạ mình vâng phục đến chết, Chúa Giêsu đã tẩy xóa điều gì của loài người và giao hòa loài người với Thiên Chúa?
- Thưa: Tẩy xóa mọi tội lỗi của loài người.

441. Hỏi: Ai đã hiện ra với các Tông đồ cùng ăn uống và trò chuyện thân mật với họ?
- Thưa: Chúa Giêsu.

442. Hỏi: Tin vào Chúa Giêsu Phục sinh, chúng ta luôn  trung thành giữ điều gì?
- Thưa: Trung thành giữ Luật Chúa.

443. Hỏi: Tin vào ai, chúng ta luôn sống vui tươi, tin tưởng…?  
- Thưa: Tin vào Chúa Giêsu Phục sinh.

444. Hỏi: Sau khi chết, Chúa Giêsu được an táng trong mộ, khi nào Ngài đã phục sinh như lời Ngài đã báo trước?  
- Thưa: Ngày thứ ba.

445. Hỏi: Sau nhiều lần gặp Chúa Giêsu Phục sinh, các môn đệ mạnh dạn làm gì?  
- Thưa: Rao giảng và sẵn sàng chết để làm chứng về Ngài.

446. Hỏi: Sau nhiều lần gặp Chúa Phục sinh, ai mạnh dạn rao giảng và sẵn sàng chết để làm chứng cho Ngài?  
- Thưa: Các môn đệ.

447. Hỏi: Tin vào Chúa Giêsu Phục sinh, chúng ta luôn  trung thành giữ Luật Chúa để được dự phần gì với Ngài?  
- Thưa: Dự phần vinh quang với Ngài.

448. Hỏi: Dựa vào đâu mà biết Chúa Giêsu đã phục sinh?
- Thưa: Ngôi mộ không còn Chúa, Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ, cùng ăn uống và trò chuyện thân mật với họ.

449. Hỏi: Tin vào Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta phải sống thế nào để được dự phần vinh quang với Chúa?
- Thưa: Chúng ta luôn sống vui tươi, tin tưởng và trung thành giữ luật Chúa.

450. Hỏi: Việc Chúa Giêsu phục sinh chứng thực Chúa Giêsu là Con ai?  
- Thưa: Con Thiên Chúa.

451. Hỏi: Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dứt bỏ tội lỗi, để sống đời sống mới trong ai?  
- Thưa: Trong Chúa Giêsu.

452. Hỏi: Mầu nhiệm gì của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta dứt bỏ tội lỗi, để sống đời sống mới?  
- Thưa: Mầu nhiệm Vượt Qua.

453. Hỏi: Việc Chúa Giêsu phục sinh chứng thực những lời Thiên Chúa hứa trong đâu nay đã thực hiện?   
- Thưa: Trong Cựu ước.

454. Hỏi: Nhờ điều gì, Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi?  
- Thưa: Nhờ sự chết và phục sinh.

455. Hỏi: Nhờ sự chết và phục sinh, Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta niềm hy vọng mai sau sẽ được như thế nào với Ngài?  
- Thưa: Sẽ được phục sinh với Ngài.

456. Hỏi: Việc Chúa Giêsu phục sinh chứng thực mọi điều Chúa Giêsu đã nói và làm đều thế nào?  
- Thưa: Chân thật.

457. Hỏi: Việc Chúa Giêsu phục sinh chứng thực điều gì?
- Thưa: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật; những lời Thiên Chúa hứa trong Cựu Ước nay đã được thực hiện; mọi điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm đều chân thật. 

458. Hỏi: Nhờ sự chết và phục sinh, Chúa Giêsu đã làm gì cho chúng ta?
- Thưa: Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, ban sự sống mới và đem lại cho chúng ta niềm hy vọng mai sau sẽ được phục sinh như Ngài.

459. Hỏi: Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài cử ai đến với chúng ta?  
- Thưa: Thánh Thần. 

460. Hỏi: Việc Chúa Giêsu lên trời là Ngài được ai tôn vinh?  
- Thưa: Được Chúa Cha tôn vinh.

461. Hỏi: Ai đã lên trời?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

462. Hỏi: Ngày nay Chúa Giêsu hiển trị qua việc hiện diện cách mầu nhiệm trên trần gian như là Chúa của lịch sử và là đầu của ai?  
- Thưa: Đầu của Hội Thánh.

463. Hỏi: Ngày nay Chúa Giêsu hiển trị qua việc hiện diện cách nào trên trần gian?  
- Thưa: Hiện diện cách mầu nhiệm.

464. Hỏi: Chúa Giêsu sẽ lại đến trong thế nào?  
- Thưa: Trong vinh quang.

465. Hỏi: Việc Chúa Giêsu lên trời là Ngài được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng làm gì cho chúng ta?  
- Thưa: Không ngừng chuyển cầu cho chúng ta.

466. Hỏi: Việc Chúa Giêsu lên trời có ý nghĩa gì?
- Thưa: Một là Chúa Giêsu được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta; hai là Chúa Giêsu cử Thánh Thần đến với chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng được lên trời với Ngài.

467. Hỏi: Việc Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang là sự chiến thắng tối hậu và là cuộc phán xét cuối cùng của Ngài đối với ai?
- Thưa: Đối với kẻ sống và kẻ chết.

468. Hỏi: Ai phán xét con người?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

469. Hỏi: Nơi đâu là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn?  
- Thưa: Thiên đàng.

470. Hỏi: Sau khi chết, điều gì chịu phán xét trước tòa Chúa?  
- Thưa: Linh hồn.

471. Hỏi: Sau khi chết, thân xác trở về bụi đất, chờ ngày gì?  
- Thưa: Chờ ngày sống lại.

472. Hỏi: Nơi đâu là tình trạng xa lìa Thiên Chúa đời đời?  
- Thưa: Hỏa ngục.

473. Hỏi: Nơi đâu là tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng cần được thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc thiên đàng?  
- Thưa: Luyện ngục.

474. Hỏi: Lúc nào, linh hồn và thân xác sẽ kết hợp mà chịu phán xét chung?  
- Thưa: Ngày tận thế.

475. Hỏi: Hỏa ngục là tình trạng gì dành cho những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng?
- Thưa: Tình trạng xa lìa Thiên Chúa đời đời.

476. Hỏi: Vào ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ xét xử và thưởng phạt mỗi người tùy theo điều gì?
- Thưa: Tùy theo các công việc mỗi người đã làm.

477. Hỏi: Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với ai?
- Thưa: Với Thiên Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn các thánh.
Những Câu Kinh Thánh

478. Hỏi: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 3,16) 

479. Hỏi: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 1,35)

480. Hỏi: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 2,51a-52)

481. Hỏi: “Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng?” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Huấn ca. (Hc 7,27-28)

482. Hỏi: “Lại có tiếng từ trời phán rằng:“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Máccô. (Mc 1,11)

483. Hỏi: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 4,43)

484. Hỏi: “Nếu Ta dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 12,28)

485. Hỏi: “Ngài kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 6,13)

486. Hỏi: “Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 23,46)

487. Hỏi: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tĩn hữu Rôma. (Rm 5,8)

488. Hỏi: “Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Ngài không có ở đây, vì Ngài đã trỗi dậy như Ngài đã nói.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 28,5-6a) 

489. Hỏi: “Cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô? (Rm 6,4b)
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 6,4b)

490. Hỏi: “Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 1,11)

491. Hỏi: “Mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó: Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?    
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 5,28b-29)

Phần II

Sống Như Con Cái
Thiên Chúa

492. Hỏi: Con người là hình ảnh của ai?  
- Thưa: Hình ảnh của Thiên Chúa.

493. Hỏi: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa vì con người được Thiên Chúa ban cho điều gì?  
- Thưa: Được Thiên Chúa ban cho có linh hồn thiêng liêng bất tử, có trí tuệ, ý chí và tự do.

494. Hỏi: Con người là hình ảnh của Thiên Chúa vì con người được Thiên Chúa ban cho có linh hồn thiêng liêng bất tử, có trí tuệ, ý chí và tự do để làm gì?
 - Thưa: Để hướng về Thiên Chúa là hạnh phúc đích thực.

495. Hỏi: Thiên Chúa ban cho con người điều gì bất tử?  
- Thưa: Linh hồn thiêng liêng.

496. Hỏi: Ai đã chết và sống lại để phục hồi hình ảnh Thiên Chúa nơi con người?  
- Thưa: Chúa Kitô.

497. Hỏi: Chúa Kitô đã chết và sống lại để phục hồi hình ảnh Thiên Chúa nơi con người cho những ai tin vào Người và sống như thế nào?  
- Thưa: Sống như môn đệ Người.

498. Hỏi: Điều gì đã làm tổn thương hình ảnh Thiên Chúa nơi con người?  
- Thưa: Tội lỗi.

499. Hỏi: Tội lỗi đã làm tổn thương hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, khiến con người thế nào?  
- Thưa: Khiến con người dễ hướng về điều xấu và dễ sai lầm.

Kinh Phúc Thật Tám Mối

Thứ nhất: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Thứ hai: Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Thứ ba: Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Thứ bốn: Phúc thay ai khao khát nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Thứ năm: Phúc thay ai thương xót người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Thứ sáu: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Thứ bảy: Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Thứ tám: Phúc thay ai bị bách hại vì
sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

500. Hỏi: Con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực được Chúa Giêsu dạy là gì?  
- Thưa: Tám Mối Phúc.
501. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì điều gì là của họ?  
- Thưa: Nước Trời.

502. Hỏi: Phúc thay ai thế nào, vì họ sẽ được Đất Hứam gia nghiệp?  
- Thưa: Hiền lành.

503. Hỏi: Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được gì?
- Thưa: Được Thiên Chúa ủi an.

504. Hỏi: Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được gì?
- Thưa: Được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

505. Hỏi: Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được gì?
- Thưa: Được Thiên Chúa xót thương.

506. Hỏi: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được gì?
- Thưa: Được nhìn thấy Thiên Chúa.

507. Hỏi: Phúc thay ai xây dựng điều gì, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa?  
- Thưa: Xây dựng hòa bình.

508. Hỏi: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì điều gì là của họ?
- Thưa: Nước Trời là của họ.
509. Hỏi: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” Đây là mối phúc thứ mấy?
- Thưa: Mối phúc thứ bảy.

510. Hỏi: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.” Đây là mối phúc thứ mấy? 
- Thưa: Mối phúc thứ tám. 

511. Hỏi: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Đây là mối phúc thứ mấy?
- Thưa: Mối phúc thứ sáu.

512. Hỏi: “Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” Đây là mối phúc thứ mấy?  
- Thưa: Mối phúc thứ bốn.

513. Hỏi: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Đây là mối phúc thứ mấy?    
- Thưa: Mối phúc thứ nhất.

514. Hỏi: Tự do là khả năng ai ban cho con người?
- Thưa: Thiên Chúa ban cho con người.
 
515. Hỏi: Tự do là khả năng Thiên Chúa ban cho con người để họ có thể làm gì?
- Thưa: Có thể cân nhắc, chọn lựa, quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.

516. Hỏi: Thiên Chúa là Sự Thiện thế nào?  
- Thưa: Sự Thiện tuyệt đối.

517. Hỏi: Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do ấy để làm điều gì?  
- Thưa: Làm điều thiện.

518. Hỏi: Tự do đạt tới mức độ hoàn hảo khi quy hướng về ai là Sự Thiện tuyệt đối?  
- Thưa: Về Thiên Chúa là Sự Thiện tuyệt đối.

519. Hỏi: Thiên Chúa ban cho con người điều gì để họ chịu trách nhiệm về các hành vi của mình?
- Thưa: Tự do.

520. Hỏi: Con người có thể lạm dụng tự do khi chọn lựa điều gì?
- Thưa: Lựa chọn điều xấu.

521. Hỏi: Con người có tự do nên phải chịu thế nào về các việc mình làm?  
- Thưa: Chịu trách nhiệm về các việc mình làm.

522. Hỏi: Những trường hợp nào làm cho chúng ta được giảm bớt hoặc không phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm?
- Thưa: Do không biết, do bị ép buộc hoặc do sợ hãi.

523. Hỏi: Điều gì chúng ta nhắm tới ảnh hưởng đến việc chúng ta làm?  
- Thưa: Mục đích.

524. Hỏi: Hoàn cảnh có thể làm giảm thiểu hay gia tăng điều gì của chúng ta?  
- Thưa: Trách nhiệm.

525. Hỏi: Hoàn cảnh có thể làm giảm thiểu hay gia tăng trách nhiệm của chúng ta nhưng có thể làm cho việc xấu trở thành tốt được. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai.

526. Hỏi: Dựa vào đâu mà biết được một hành vi tốt hay xấu, nặng hay nhẹ?
- Thưa: Điều chúng ta chọn tốt hay xấu, mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu và hoàn cảnh làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn.

527. Hỏi: Chúng ta không được phép làm những việc tự nó là xấu nghiêm trọng như là gì?
  - Thưa: Lộng ngôn, thề gian, trộm cắp, giết người, gian dối..

528. Hỏi: Điều gì có thể làm giảm thiểu hay gia tăng trách nhiệm của chúng ta?
- Thưa: Hoàn cảnh.

529. Hỏi: Một hành động tốt làm vì mục đích xấu, sẽ trở thành xấu. Đúng hay sai?
- Thưa: Đúng.

530. Hỏi: Mục đích tốt đến đâu cũng không làm cho hành động xấu trở thành tốt được. Đúng hay sai?
- Thưa: Đúng.

531. Hỏi: Lương tâm là luật tự nhiên mà ai đã đặt sẵn trong lòng con người để soi dẫn họ làm lành lánh dữ?  
- Thưa: Thiên Chúa.

532. Hỏi: Điều gì là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong lòng con người để soi dẫn họ làm lành lánh dữ?  
- Thưa: Lương tâm.

533. Hỏi: Để có một lương tâm ngay thẳng, chúng ta phải huấn luyện lương tâm qua việc thấm nhuần Lời Chúa và các giáo huấn của ai?  
- Thưa: Giáo huấn của Hội Thánh.

534. Hỏi: Chúng ta phải lắng nghe và làm theo tiếng nói gì để làm lành lánh dữ?  
- Thưa: Tiếng nói lương tâm.

535. Hỏi: Để có một lương tâm ngay thẳng, chúng ta phải huấn luyện lương tâm qua việc thấm nhuần điều gì?  
- Thưa: Thấm nhuần Lời Chúa.

536. Hỏi: Không chịu làm gì khiến lương tâm thiếu hiểu biết và phán đoán sai lạc?  
- Thưa: Không chịu học hỏi.

537. Hỏi: Để có một lương tâm ngay thẳng, chúng ta phải làm gì lương tâm qua việc thấm nhuần Lời Chúa?  
- Thưa: Huấn luyện.

538. Hỏi: Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong lòng con người để soi dẫn con người làm gì?
- Thưa: Làm lành lánh dữ.

539. Hỏi: Để có một lương tâm ngay thẳng, chúng ta phải huấn luyện qua những việc gì?
- Thưa: Thấm nhuần Lời Chúa và các giáo huấn của Hội Thánh; siêng năng cầu nguyện, xét mình và nghe theo lời khuyên của những người đạo đức khôn ngoan.

540. Hỏi: Những nguyên nhân nào khiến lương tâm phán đoán sai lạc?
- Thưa: Một là do không chịu học hỏi khiến lương tâm thiếu hiểu biết; hai là do thói quen phạm tội khiến lương tâm dần dần trở nên mù quáng; ba là do hoàn cảnh bên ngoài tác động, khiến lương tâm dễ mắc sai lầm.

541. Hỏi: Ai đã ban luật luân lý để hướng dẫn chúng ta đi trong đường lối của Ngài?  
- Thưa: Thiên Chúa.

542. Hỏi: Thiên Chúa đã ban luật luân lý, gồm những luật nào?
- Thưa: Luật tự nhiên, luật Cựu Ước và luật Tân Ước.

543. Hỏi: Luật Tân Ước là luật yêu thương được ai công bố trong  Bài Giảng Trên Núi và trong Bữa Tiệc Ly?  
- Thưa: Chúa Kitô.

544. Hỏi: Luật nào là luật yêu thương?  
- Thưa: Luật Tân Ước.

545. Hỏi: Luật nào là luật được Thiên Chúa ban qua ông Môsê tại núi Xinai?  
- Thưa: Luật Cựu Ước.

546. Hỏi: Luật Tân Ước là luật gì được Chúa Kitô công bố?  
- Thưa: Luật yêu thương.

547. Hỏi: Luật Tân Ước kiện toàn luật tự nhiên và luật Cựu Ước, đòi chúng ta phải thay đổi tận cõi lòng, để nên hoàn thin như Cha trên trời là Đấng thế nào?  
- Thưa: Đấng hoàn thiện.

548. Hỏi: Luật Cựu Ước gồm tóm trong kinh gì?  
- Thưa: Kinh Mười Điều Răn.

549. Hỏi: Luật Cựu Ước được Thiên Chúa ban qua ông Môsê tại núi nào?
- Thưa: Núi Xinai.

550. Hỏi: Luật Cựu Ước được Thiên Chúa ban cho dân Ítraen qua ai?
- Thưa: Qua ngôn sứ Môsê.

551. Hỏi: Luật tự nhiên là luật được Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn mọi người, ở mọi nơi và mọi thời, để giúp lý trí làm gì?
- Thưa: Phân biệt điều tốt hay điều xấu.

552. Hỏi: Luật Tân Ước là luật yêu thương được Chúa Kitô công bố trong đâu?
- Thưa: Trong Bài Giảng Trên Núi và trong Bữa Tiệc Ly.

553. Hỏi: Luật Tân Ước kiện toàn luật nào đòi chúng ta phải thay đổi tận cõi lòng, để nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện?
- Thưa: Kiện toàn luật tự nhiên và luật Cựu Ước.

554. Hỏi: Ơn Chúa là những ân huệ ai ban để giúp chúng ta sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa?  
- Thưa: Thiên Chúa.

555. Hỏi: “Không có Thầy, các con chẳng làm gì được!” Đây là lời của ai?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

556. Hỏi: Nếu không có điều gì giúp, thì chúng ta không thể sống đẹp lòng Chúa?  
- Thưa: Không có ơn Chúa.

557. Hỏi: Ơn Chúa là những điều gì Thiên Chúa ban để giúp chúng ta sống xứng đáng là con cái Ngài?   
- Thưa: Những ân huệ.

558. Hỏi: Các ơn đặc biệt gọi là gì?  
- Thưa: Đặc sủng.

559. Hỏi: Với ơn Chúa, chúng ta phải làm gì để mau mắn đón nhận và cộng tác?  
- Thưa: Phải tỉnh thức.

560. Hỏi: Ơn công chính hóa là ơn Chúa ban giúp chúng ta làm gì vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa?  
- Thưa: Thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa.

561. Hỏi: Ơn là ơn Chúa ban giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa?  
- Thưa: Ơn công chính hóa.

562. Hỏi: Ngoài ơn công chính hóa còn có các ơn nào khác nữa?
- Thưa: Ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đặc sủng.

563. Hỏi: Tội là những gì trái với luật Chúa dạy?
- Thưa: Lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy.

564. Hỏi: Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy gây hậu quả thế nào?
- Thưa: Xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác.

565. Hỏi: Có hai thứ tội: một là tội trọng, hai là tội nhẹ. Đúng hay sai?
- Thưa: Đúng.

566. Hỏi: Tội trọng là cố tình phạm luật ai trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết?  
- Thưa: Cố tình phạm luật Thiên Chúa.

567. Hỏi: Tội trọng làm mất điều gì giữa chúng ta với Thiên Chúa?  
- Thưa: Mất tình nghĩa.

568. Hỏi: Tội trọng làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa và nếu không làm gì, chúng ta phải xa cách Ngài đời đời?  
- Thưa: Hoán cải.

569. Hỏi: Tội nhẹ là gì?
- Thưa: Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng nhưng chưa kịp suy biết, hay chưa hoàn toàn ưng theo.

570. Hỏi: Tội nhẹ làm cho chúng ta giảm bớt điều gì đối với Chúa?  
- Thưa: Giảm bớt lòng yêu mến.

571. Hỏi: Tội nhẹ làm hại chúng ta thế nào?
- Thưa: Làm chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.

572. Hỏi: Tội nhẹ làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa. Đúng hay sai?
- Thưa: Sai. Tội nhẹ không làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa.

Kinh Cải Tội Bảy Mối

Cải Tội Bảy Mối Có Bảy Đức
Thứ nhất: Khiêm nhường, chớ kiêu ngạo.
Thứ hai: Rộng rãi, chớ hà tiện.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ, chớ mê dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn, chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt, chớ mê ăn uống.
Thứ sáu: Yêu người, chớ ghen ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời,
chớ làm biếng.

573. Hỏi: Đứng đầu các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu là thói xấu nào?  
- Thưa: Kiêu ngạo.

574. Hỏi: Bảy mối tội đầu là những tội nào?
- Thưa: Một là kiêu ngạo, hai là hà tiện, ba là mê dâm dục, bốn là hờn giận, năm là mê ăn uống, sáu là ghen ghét, bảy là làm biếng. 

575. Hỏi: Nhân đức là xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều gì?  
- Thưa: Làm điều thiện.

576. Hỏi: Nhân đức đối thần là nhân đức siêu nhiên mà ai ban cho người Kitô hữu?  
- Thưa: Thiên Chúa.

577. Hỏi: Điều gì là xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều thiện?  
- Thưa: Nhân đức.

578. Hỏi: Có 2 thứ nhân đức: một là nhân đức nhân bản, hai là nhân đức gì?  
- Thưa: Đối thần.

579. Hỏi: Nhân đức đối thần là nhân đức siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Kitô hữu, để hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng điều?
- Thưa: Sự sống đời đời.

580. Hỏi: Nhân đức nhân bản là đức tính căn bản giúp con người điều chỉnh các hành vi, hướng dẫn điều gì cho phù hợp với lý trí và đức tin?  
- Thưa: Nếp sống.

581. Hỏi: Nhân đức gì là những đức tính căn bản giúp con người điều chỉnh các hành vi, hướng dẫn nếp sống cho phù hợp với lý trí và đức tin?  
- Thưa: Nhân đức nhân bản.

582. Hỏi: Nhân đức nhân bảnnhững đức tính căn bản giúp con người làm gì?  
- Thưa: Điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, hướng dẫn nếp sống cho phù hợp với lý trí và đức tin.

583. Hỏi: Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó bốn nhân đức chính là gì?
- Thưa: Khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ.

584. Hỏi: Đức công bằng là nhân đức giúp chúng ta trả lại cho ai những gì thuộc về Thiên Chúa?  
- Thưa: Trả cho Thiên Chúa.

585. Hỏi: Đức gì là nhân đức giúp chúng ta trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài?  
- Thưa: Đức công bằng.

586. Hỏi: Khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ là nhân đức gì?  
- Thưa: Nhân đức nhân bản.

587. Hỏi: Đức gì là nhân đức giúp chúng ta kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện?  
- Thưa: Đức can đảm.

588. Hỏi: Đức gì là nhân đức giúp chúng ta kiềm chế sức lôi cuốn của các thú vui?  
- Thưa: Tiết độ.

589. Hỏi: Đức can đảm là nhân đức giúp chúng ta làm gì theo đuổi điều thiện dù gặp khó khăn hay thử thách?  
- Thưa: Kiên trì và quyết tâm.

590. Hỏi: Đức gì là nhân đức giúp chúng ta nhận ra các việc tốt lành cần làm?  
- Thưa: Khôn ngoan.

591. Hỏi: Đức gì là nhân đức giúp chúng ta trả cho người khác những gì thuộc về họ?
- Thưa: Đức công bằng.

592. Hỏi: Đức tiết độ là nhân đức giúp chúng ta làm gì?
- Thưa: Kiềm chế sức lôi cuốn của các thú vui, làm chủ
bản năng, và sử dụng chừng mực những của cải đời này.

593. Hỏi: Trong Tin mừng, ai nêu gương cho chúng ta về việc quan tâm tới người khác?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

594. Hỏi: Tại tiệc cước Cana, ai đã quan tâm đến tình cảnh khó khăn của đôi tân hôn?  
- Thưa: Mẹ Maria.

595. Hỏi: Ở đâu em sẽ thể hiện sự quan tâm với mọi người như bố mẹ, anh chị em?  
- Thưa: Ở gia đình.

596. Hỏi: Với những người già cả, chúng ta quan tâm bằng việc gì?  
- Thưa: Giúp đỡ.

597. Hỏi: Lời Chúa trong sách Huấn ca (7,34-35) dạy chúng ta làm gì với người đau ốm?  
- Thưa: Thăm nom.

598. Hỏi: Lời Chúa trong sách Huấn ca (7,34-35) dạy chúng ta làm gì với những người sầu khổ?  
- Thưa: Chia buồn.

599. Hỏi: “Đừng ngoảnh mặt không nhìn những ai đang than khóc, với những ngời sầu khổ, con hãy biết chia buồn. Đừng ngại thăn nom người đau yếu, vì nhờ những việc như thế mà con sẽ được mến yêu.” Đây là lời dạy của sách nào?
- Thưa: Sách Huấn ca. (7,34-35)

600. Hỏi: Ba nhân đức đối thần là những nhân đức nào?
- Thưa: Đức Tin, đức Cậy và đức Mến.

601. Hỏi: Đức tin là ơn Chúa ban, giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa và đón nhận tất cả những gì Ngài đã mạc khải mà ai truyền lại cho chúng ta?  
- Thưa: Hội Thánh.

602. Hỏi: Muốn được thêm lòng tin, cậy, mến chúng ta năng làm những gì?  
- Thưa: Năng học hỏi và suy niệm Lời Chúa, năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, năng chiêm ngắm và kết hợp với Chúa.

603. Hỏi: Điều gì là ơn Chúa ban giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa?  
- Thưa: Đức tin.

604. Hỏi: Điều gì là ơn Chúa ban giúp chúng ta biết cậy dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần?  
- Thưa: Đức cậy.  

605. Hỏi: Điều gì là ơn Chúa ban giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự?  
- Thưa: Đức mến.

606. Hỏi: Muốn được thêm lòng Tin, Cậy, Mến chúng ta năng chiêm ngắm và làm gì với Chúa?  
- Thưa: Kết hiệp với Chúa.

607. Hỏi: Muốn được thêm lòng Tin, Cậy, Mến chúng ta năng cầu nguyện và làm gì?  
- Thưa: Lãnh nhận các Bí tích.


Những Câu Kinh Thánh

608. Hỏi: “Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Êphêxô. (Ep 4,24) 

609. Hỏi: “Anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Galát. (Gl 5,13)

610. Hỏi: “Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô? 
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 14,12) 

611. Hỏi: “Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 2,15)  

612. Hỏi: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 13,8)

613. Hỏi: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 15,5b)

614. Hỏi: “Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 6,11)

615. Hỏi: “Những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Philípphê. (Pl 4,8b)

616. Hỏi: “Đức Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ, cẩn trọng, công bình và dũng mãnh.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Khôn Ngoan. (Kn 8.7b)

617. Hỏi: “Đừng ngoảnh mặt không nhìn những ai đang than khóc, với những người sầu khổ, con hãy biết chia buồn. Đừng ngại thăm nom người đau ốm, vì nhờ những việc như thế mà con sẽ được mến yêu.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào? (Hc 7,34-35)
- Thưa: Trích từ sách Huấn ca. (Hc 7,34-35)

618. Hỏi: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
- Thưa: Trích từ Thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. (1Cr 3,13)



Phần III

Đời Sống Cầu Nguyện

619. Hỏi: Chúa Giêsu thường xuyên làm gì, đặc biệt trước những giờ phút quyết định cho sứ vụ?   
- Thưa: Cầu nguyện.

620. Hỏi: Chúa Giêsu luôn tin tưởng tuyệt đối vào thánh ý ai?  
- Thưa: Thánh ý Chúa Cha.

621. Hỏi: Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện đầy lòng kiên trì trong tâm tình nào?  
- Thưa: Tâm tình con thảo.

622. Hỏi: Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với niềm tin thế nào?  
- Thưa: Với niềm tin mạnh mẽ.

623. Hỏi: Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải thường xuyên cầu nguyện để làm gì?
- Thưa: Để nhận biết, yêu mến và sống theo ý Chúa. 

624. Hỏi: Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với ý hướng gì?  
- Thưa: Ý hướng ngay lành.

625. Hỏi: Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải thường xuyên làm gì để nhận biết ý Chúa?  
- Thưa:  Cầu nguyện.

626. Hỏi: Chúa Giêsu cầu nguyện với tâm tình nào?
- Thưa: Với tâm tình hiếu thảo, yêu mến, vâng phục và luôn tin tưởng tuyết đối vào thánh ý Chúa Cha.    

627. Hỏi: Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện thế nào?
- Thưa: Cầu nguyện với ý hướng ngay lành, với niềm tin mạnh mẽ và đầy lòng kiên trì trong tâm tình con thảo.

Kinh Lạy Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
 Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay
lương thực hằng ngày,
 và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

628. Hỏi: Chúng ta xin gì trong ba lời nguyện đầu tiên của kinh Lạy Cha?
- Thưa: Xin cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

629. Hỏi: Chúng ta xin cho toàn thể nhân loại nhận biết và ngợi khen ai là Đấng Chí Thánh?
- Thưa: Thiên Chúa.

630. Hỏi: Chúng ta xin Cha kết hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn của ai, để ý định yêu thương của Ngài được thực hiện trọn vẹn dưới đất cũng như trên trời?  
- Thưa: Ý muốn của Chúa Giêsu.

631. Hỏi: Chúng ta khẩn cầu ai trở lại trong vinh quang?  
- Thưa: Đức Kitô.

632. Hỏi: Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta xin cho điều gì được cả sáng?  
- Thưa: Danh Cha được cả sáng.

633. Hỏi: Trong kinh gì, chúng ta xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời?  
- Thưa: Kinh Lạy Cha.

634. Hỏi: Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta xin cho điều gì trị đến?  
- Thưa: Nước Cha trị đến.

635. Hỏi: Chúng ta xin Cha kết hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn của Chúa Giêsu, để ý định gì của Ngài được thực hiện trọn vẹn dưới đất cũng như trên trời?  
- Thưa: Yêu thương.

636. Hỏi: Chúng ta xin gì khi nguyện “Danh Cha cả sáng”?
- Thưa: Xin cho toàn thể nhân loại nhận biết và ngợi khen Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh.

637. Hỏi: Chúng ta xin gì khi nguyện “Nước Cha trị đến”?
- Thưa: Khẩn nguyện Đức Kitô trở lại trong vinh quang và Nước Thiên Chúa ngày càng lớn mạnh ngay trong cuộc đời này.
638. Hỏi: Chúng ta xin Cha đừng để chúng ta đơn độc trong cơn cám dỗ, nhưng ban ai để giúp chúng ta bền đỗ đến cùng?  
- Thưa: Thánh Thần.

639. Hỏi: Chúng ta xin Cha cho cả gia đình nhân loại được thoát khỏi Satan, cùng xin ơn bình an và kiên trì chờ ngày ai lại đến?  
- Thưa: Chờ ngày Chúa Giêsu lại đến.

640. Hỏi: Chúng ta xin Cha thương xót và tha thứ cho mọi xúc phạm của chúng ta, đồng thời giúp chúng ta biết yêu thương và làm gì?  
- Thưa: Tha thứ cho người khác.

641. Hỏi: Chúng ta xin Cha ban lương thực vật chất cũng như tinh thần và cho chúng ta biết làm gì với những người thiếu thốn?  
- Thưa: Biết giúp đỡ những người thiếu thốn.

642. Hỏi: Chúng ta xin Cha cho cả gia đình nhân loại được thoát khỏi Satan, cùng xin ơn gì và kiên trì chờ ngày Chúa Giêsu lại đến?  
- Thưa: Ơn bình an.

643. Hỏi: Chúng ta xin Cha cho cả gia đình nhân loại được thoát khỏi ai?  
- Thưa: Thoát khỏi Satan.

644. Hỏi: Chúng ta xin Cha ban điều gì vật chất cũng như tinh thần?  
- Thưa: Lương thực.

645. Hỏi: Khi nguyện “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, chúng ta xin Cha ban Thánh Thần để giúp chúng ta làm gì?
- Thưa: Biết nhận định và chống lại cám dỗ, biết tỉnh thức và biết bền đỗ đến cùng.

646. Hỏi: Khi nguyện “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, chúng ta xin Cha cho cả nhân loại điều gì?
- Thưa: Được thoát khỏi Satan và mọi việc làm của nó, cùng xin ơn bình an và kiên trì chờ ngày Chúa Giêsu lại đến.

647. Hỏi: Mẹ Maria đã nêu gương cầu nguyện như thế nào?
- Thưa: Mẹ luôn lắng nghe và đáp lại lời Thiên Chúa, khiêm nhường tạ ơn và chuyển cầu cho mọi người.

648. Hỏi: Chúng ta hợp với Mẹ Maria mà chiêm ngắm và ca ngợi tình yêu của ai qua việc lần hạt Mân Côi?  
- Thưa: Thiên Chúa.

649. Hỏi: Kinh Mân Côi vừa tóm tắt toàn bộ điều gì vừa nói lên tình con thảo của chúng ta đối với Mẹ Maria?  
- Thưa: Tin Mừng.

650. Hỏi: Chúng ta nên cầu xin với Mẹ Maria và các thánh vì các ngài hằng chuyển cầu cho chúng ta trước tòa ai?  
- Thưa: Trước tòa Thiên Chúa.

651. Hỏi: Kinh gì tóm tắt toàn bộ Tin mừng?  
- Thưa: Kinh Mân Côi.

652. Hỏi: Chúng ta hợp với ai mà chiêm ngắm và ca ngợi tình yêu Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi?  
- Thưa: Với Mẹ Maria.

653. Hỏi: Chúng ta nên cầu xin với Mẹ Maria và các thánh vì các ngài hằng làm gì cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa?  
- Thưa: Chuyển cầu.

654. Hỏi: Kinh Mân Côi gồm có những mầu nhiệm nào?
- Thưa: Năm Sự Vui, Năm Sự Sáng, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng.

                                                                 Năm Sự Vui

Thứ nhất thì ngắm:
Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.
Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.
Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ bốn thì ngắm:
Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.


655. Hỏi: Năm Sự Vui có những ngắm nào?
- Thưa: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai; Đức Bà đi viếng bà thánh Isave; Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá; Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh và Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.
656. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Vui là gì?
- Thưa: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.

657. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Vui là gì? 
- Thưa: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave.

658. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Vui là gì?
- Thưa: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá.

659. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Vui là gì?
- Thưa: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.

660. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Vui là gì?  
- Thưa: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh.

661. Hỏi: Khi ngắm “Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được ở khiêm nhường.

662. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà đi viếng bà thánh Isave”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được lòng yêu người.

663. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được lòng khó khăn.

664 Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì? 
- Thưa: Được vâng lời chịu lụy.

665. Hỏi: Khi ngắm “Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh”, thì chúng ta xin cho được gì?   
- Thưa: Được giữ nghĩa cùng Chúa luôn. 

Năm Sự Sáng

Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.
Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời
và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ tư thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

666. Hỏi: Năm Sự Sáng có những ngắm nào?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan; Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana; Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối; Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi và Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.
 
667. Hỏi: Năm Sự Sáng do ai thêm vào?
- Thưa: Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

668. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Sáng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan.

669. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Sáng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.

670. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Sáng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.

671. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Sáng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.

672. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Sáng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể.

673. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được sống xứng đáng là con cái Chúa.   
 
674. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana”, thì chúng ta xin cho được gì?  
- Thưa: Được vững tin vào quyền năng của Ngài.

675. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

676. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được lắng nghe và thực hành lời Chúa.

677. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Năm Sự Thương

Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.
Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.
Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.
Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ bốn thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.
Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt
vào thánh giá Chúa.

678. Hỏi: Năm Sự Thương có những ngắm nào?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu; Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn; Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai; Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá; Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.

679. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Thương là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.  

680. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Thương là gì? 
- Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.

681. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Thương là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.

682. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Thương là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá.

683. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Thương là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.

684. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được ăn năn tội nên.

685. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn”, thì chúng ta xin cho được gì? 
- Thưa: Được hãm mình chịu khó bằng lòng.

686. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.

687. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được vác thánh giá theo chân Chúa.

688. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá”, thì chúng ta xin cho được gì? 
- Thưa: Được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.

Năm Sự Mừng

Thứ nhất thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu sống lại.
Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm:
Đức Chúa Giêsu lên trời.
Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ ba thì ngắm:
 Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn
Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ bốn thì ngắm:
 Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.
Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm:
Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.
Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng
cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng.

689. Hỏi: Năm Sự Mừng có những ngắm nào?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu sống lại; Đức Chúa Giêsu lên trời;  Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống; Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời và Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.

690. Hỏi: Ngắm thứ nhất Năm Sự Mừng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu sống lại.

691. Hỏi: Ngắm thứ hai Năm Sự Mừng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Giêsu lên trời.
 
692. Hỏi: Ngắm thứ ba Năm Sự Mừng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

693. Hỏi: Ngắm thứ tư Năm Sự Mừng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời.

694. Hỏi: Ngắm thứ năm Năm Sự Mừng là gì?
- Thưa: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.

695. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu sống lại”, thì chúng ta xin cho được gì?  
- Thưa: Được sống lại thật về phần linh hồn.

696. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Giêsu lên trời”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được ái mộ những sự trên trời.

697. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống”, thì chúng ta xin cho được gì?
- Thưa: Được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.

698. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời”, thì chúng ta xin điều gì? 
- Thưa: Ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.

699. Hỏi: Khi ngắm “Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời”, thì chúng ta xin điều gì?
- Thưa: Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng

700. Hỏi: “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh” thuộc Năm Sự gì?
- Thưa: Năm Sự Vui.

701. Hỏi: “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá” thuộc Năm Sự gì?
- Thưa: Năm Sự Vui. 

702. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana” thuộc Năm Sự gì?
- Thưa: Năm Sự Sáng.

703. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể” thuộc Năm Sự gì?
- Thưa: Năm Sự Sáng.

704. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu” thuộc Năm Sự gì?
- Thưa: Năm Sự Thương.

705. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai” thuộc Năm Sự gì? 
- Thưa: Năm Sự Thương.

706. Hỏi: “Đức Chúa Giêsu lên trời” thuộc Năm Sự gì? 
- Thưa: Năm Sự Mừng.

707. Hỏi: “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời” thuộc Năm Sự gì? 
- Thưa: Năm Sự Mừng.
Những Câu Kinh Thánh

708. Hỏi: “Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào? 
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Luca. (Lc 5,12)

709. Hỏi: “Anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào? 
- Thưa: Trích từ Tin mừng th Mátthêu. (Mt 6,9-10)

710. Hỏi: Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng th Mátthêu. (Mt 6,11-13)

711. Hỏi: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 1,14)

Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023



 
 Tags: vhgl ts2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây