TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Phục Sinh -Năm B

“Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên”. (Ga 10, 11-18)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vui Học Giáo Lý 531 Câu Hỏi Thưa XT & RL 2

Thứ tư - 17/05/2023 21:25 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   955
Vui Học Giáo Lý 531 Câu Hỏi Thưa XƯNG TỘI & RƯỚC LỄ được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột
Vui Học Giáo Lý 531 Câu Hỏi Thưa XT & RL 2
Vui Học Giáo Lý
531 Câu Hỏi Thưa
XƯNG TỘI & RƯỚC LỄ  
được biên soạn theo sách Giáo Lý của Gp. Banmêthuột


B. XƯNG TỘI & RƯỚC LỄ 2
Phần I: Sống Trong Hội Thánh Chúa

212. Hỏi: Chúa Kitô liên kết những người tin vào Ngài thành gia đình con cái ai?  
- Thưa: Con cái của Thiên Chúa. 

213. Hỏi: Hội Thánh còn được gọi là Thân Thể của ai?  
- Thưa: Thân Thể của Chúa Kitô. 

214. Hỏi: Gia đình con cái Thiên Chúa gọi là gì?  
- Thưa: Hội Thánh. 

215. Hỏi: Hội Thánh gọi là gì của Chúa Thánh Thần?
- Thưa: Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. 

216. Hỏi: Hội Thánh còn được gọi là gì?  
- Thưa: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và là Đền Thở Chúa Thánh Thần. 

217. Hỏi: Trong Hội Thánh, chúng ta siêng năng làm gì?  
- Thưa: Cầu nguyện. 

218. Hỏi: Trong Hội Thánh, chúng ta siêng năng cầu nguyện và tham dự việc gì?  
- Thưa: Tham dự phụng vụ. 

219. Hỏi: Trong Hội Thánh, chúng ta sống thế nào?  
- Thưa: Yêu thương nhau. 

220. Hỏi: Trong Hội Thánh, chúng ta sống yêu thương nhau, chăm chỉ làm gì?  
- Thưa: Học Lời Chúa và giáo lý.

221. Hỏi: Trong Hội Thánh, chúng ta sống thế nào?  
- Thưa: Chúng ta sống yêu thương nhau, chăm học Lời Chúa và giáo lý, siêng năng cầu nguyện và tham dự Phụng vụ 

222. Hỏi: Hội Thánh của ai gồm có các bậc sống giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân?  
- Thưa: Chúa Kitô. 

223. Hỏi: Những Kitô hữu có chức thánh gọi là gì?  
- Thưa: Giáo sĩ. 

224. Hỏi: Các tu sĩ là Kitô hữu sống tận hiến hoàn toàn cho ai qua các lời khấn?  
- Thưa: Cho Chúa Kitô. 

225. Hỏi: Những Kitô hữu sống giữa trần gian để làm chứng cho Chúa Kitô gọi là gì?  
- Thưa: Giáo dân. 

226. Hỏi: Đức Giáo hoàng và các Giám mục trên toàn thế giới thay mặt ai và các Tông đồ dẫn dắt Hội Thánh?
- Thưa: Chúa Kitô. 

227. Hỏi: Giáo sĩ là những người có chức thánh gồm những ai?
- Thưa: Đức Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mụcPhó tế.   

228. Hỏi: Giáo dân là những người không có chức thánh, họ sống giữa thế gian để làm gì?
- Thưa: Để làm chứng cho Chúa Kitô. 

229. Hỏi: Ai là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật?  
- Thưa: Chúa Giêsu.   

230. Hỏi: Mẹ Maria đã sinh ra ai là đầu Hội Thánh?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

231. Hỏi: Người đã sinh ra Chúa Giêsu có tên là gì?  
- Thưa: Maria. 

232. Hỏi: Là Mẹ của ai, Mẹ Maria nêu gương trọn hảo cho chúng ta về đời sống mến Chúa yêu người?  
- Thưa: Mẹ Hội Thánh. 

233. Hỏi: Mẹ Maria cùng chịu đau khổ với ai trong cuộc thương khó?
- Thưa: Với Chúa Giêsu. 

234. Hỏi: Mẹ Maria đã cộng tác thế nào vào công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu?  
- Thưa: Mẹ Maria đã sinh ra Chúa Giêsu, đã nuôi dạy, đồng hành với Ngài trên con đường rao giảngcùng chịu đau khổ với Ngài trong cuộc thương khó. 

235. Hỏi: Là Mẹ Hội Thánh, Mẹ Maria đã nêu gương gì cho chúng ta?  
- Thưa: Nêu gương trọn hảo về đời sống mến Chúa yêu người. 

236. Hỏi: Ngoài Chúa Giêsu, chúng ta cùng học cầu nguyện với ai?  
- Thưa: Với Mẹ Maria. 

237. Hỏi: Mẹ Maria là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo và là người đã dạy ai cầu nguyện trong gia đình Nadarét?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

238. Hỏi: Vì sao chúng ta phải cầu nguyện với Mẹ Maria?  
- Thưa: Vì Mẹ rất yêu thương chúng tahằng chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta. 

239. Hỏi: Để tỏ lòng con thảo với Mẹ Maria, hằng ngày chúng ta nên làm gì?  
- Thưa: Chúng ta nên lần chuỗi Mân Côi và noi gương các nhân đức của Mẹ. 

240. Hỏi: Để tỏ lòng con thảo với Mẹ Maria, hằng ngày chúng ta nên lần chuỗi gì?  
- Thưa: Lần Chuỗi Mân Côi.
  

241. Hỏi: Hằng ngày chúng ta nên lần chuỗi Mân Côi và noi gương các điều gì của Mẹ Maria?  
- Thưa: Noi gương các nhân đức của Mẹ.

242. Hỏi: Chúng ta phải làm gì với Mẹ Maria vì Mẹ rất yêu thương và hằng chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta?  
- Thưa: Cầu nguyện.   

243. Hỏi: Khi chết linh hồn rời khỏi xác chúng ta, ra trước tòa của ai để chịu phán xét riêng?  
- Thưa: Tòa Chúa Kitô. 

244. Hỏi: Ai sẽ phán xét chúng ta?  
- Thưa: Chúa Kitô. 

245. Hỏi: Khi chết, linh hồn chúng ta thế nào?  
- Thưa: Linh hồn chúng ta rời khỏi xác, ra trước mặt Chúa Kitô để chịu phán xét riêng. 

246. Hỏi: Khi chết, cái gì rời khỏi xác chúng ta?  
- Thưa: Linh hồn.

247. Hỏi: Khi chết, linh hồn chúng ta rời khỏi thân xác, ra trước tòa Chúa Kitô để chịu điều gì?  
- Thưa: Chịu phán xét riêng. 

248. Hỏi: Chúa Kitô phán xét chúng ta sẽ dựa vào lòng mến Chúa và gì của chúng ta?  
- Thưa: Yêu người của chúng ta. 

249. Hỏi: Chúa Kitô phán xét chúng ta sẽ dựa vào lòng mến Chúa và yêu người của chúng ta mà xét xem chúng ta được ở đâu?  
- Thưa: Được lên thiên đàng hay vào luyện ngục hoặc phải xuống hỏa ngục. 

250. Hỏi: Những ai được lên thiên đàng?
- Thưa: Những người chết trong ơn nghĩa của Chúa và sạch mọi vết nhơ tội lỗi. 
                                                               
251. Hỏi: Những người chết trong ơn nghĩa với Chúa và sạch mọi vết nhơ tội lỗi thì được lên đâu?  
- Thưa: Lên thiên đàng. 

252. Hỏi: Chúng ta nên làm gì cho các linh hồn ở luyện ngục?  
- Thưa: Cầu nguyện. 

253. Hỏi: Chúng ta nên cầu nguyện, dâng các việc hy sinh, bác ái và nhất là dâng việc gì xin cho các linh hồn sớm được lên thiên đàng?  
- Thưa: Dâng thánh lễ. 

254. Hỏi: Những người chết trong ơn nghĩa với Chúa nhưng còn vết nhơ tội lỗi thì phải thanh tẩy một thời gian ở đâu?  
- Thưa: luyện ngục.

255. Hỏi: Những người khi chết vẫn từ chối tình yêu của Chúa, mắc tội trọng mà không chịu làm gì thì phải xuống hỏa ngục?  
- Thưa: Không chịu sám hối. 

256. Hỏi: Những người khi chết vẫn từ chối tình yêu của Chúa, mắc tội trọng mà không sám hối thì phải xuống đâu?  
- Thưa: Xuống hỏa ngục. 

257. Hỏi: Những người khi chết vì sao mà phải xuống hỏa ngục?  
- Thưa: Khi chết họ vẫn từ chối tình yêu của Chúa, mắc tội trọng mà không chịu sám hối.

258. Hỏi: Chúng ta nên làm gì cho các linh hồn ở luyện ngục sớm được lên thiên đàng?  
- Thưa: Chúng ta nên cầu nguyện, dâng các việc hy sinh, bác ái và nhất là dâng thánh lễ. 

259. Hỏi: Khi chết, cái gì của chúng ta trở về bụi đất?  
- Thưa: Thân xác. 

260. Hỏi: Thân xác chúng ta trở về bụi đất, chờ đến ngày gì sẽ được sống lại?  
   - Thưa: Chờ ngày tận thế. 

261. Hỏi: Để đón chờ ngày Chúa Giêsu trở lại, chúng ta phải cố gắng làm cho mọi người nhận biết ai và yêu thương nhau hơn?
- Thưa: Nhận biết Thiên Chúa. 

262. Hỏi: Ngày tận thế là ngày ai đến trong vinh quang để phán xét chung hết mọi người?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

263. Hỏi: Ngày tận thế là ngày Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang để làm gì?  
- Thưa: Để phán xét chung hết mọi người và cho mọi sự được hoàn thành trong trời mới đất mới. 
264. Hỏi: Để đón chờ ngày ai lại đến, chúng ta phải cố gắng làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa và yêu thương nhau hơn?  
- Thưa: Ngày Chúa Giêsu lại đến 

265. Hỏi: Để đón chờ ngày Chúa Giêsu lại đến, chúng ta phải cố gắng làm gì?  
- Thưa: Làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa và yêu thương nhau hơn. 

Kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối 
 
Thương xác bảy mối:
Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn.
Thứ hai: Cho kẻ khát uống.
Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
Thứ năm: Cho khách đỗ nhà.
Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi.
Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết.

Thương linh hồn bảy mối:
Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người.
Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội.
Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo.
Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội.
Thứ năm: Tha kẻ dể ta.
Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta.
Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

266. Hỏi: Thương người có 14 mối: Thương xác 7 mối đó là những gì?
- Thưa: Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn, Thứ hai: Cho kẻ khát uống, Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc, Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, Thứ năm: Cho khách đỗ nhà, Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi và Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết.

267. Hỏi: Thương xác 7 mối: với những kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Thăm viếng.

268. Hỏi: Thương xác 7 mối: với những kẻ đã chết, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Chôn xác kẻ chết.

269. Hỏi: Thương người có 14 mối: Thương linh hồn 7 mối đó là những gì?
- Thưa: Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người, Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội, Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo, Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội, Thứ năm: Tha kẻ dể ta, Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta và Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

270. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: chúng ta lấy lời lành để làm gì?
- Thưa: Để khuyên người.

271. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: với những ai chúng ta mở miệng dạy dỗ họ?
- Thưa: Kẻ mê muội.

272. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: chúng ta phải yên ủi những ai? 
- Thưa: Kẻ âu lo.

273. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: với kẻ có tội, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Răn bảo họ.

274. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: những người khinh dể ta, ta phải làm gì?
- Thưa: Tha thứ.

275. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: chúng ta nhường nhịn những ai? 
- Thưa: Kẻ mất lòng ta.

276. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: chúng ta phải cầu nguyện cho những ai? 
- Thưa: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

277. Hỏi: Thương xác 7 mối: thứ ba là gì?
- Thưa: Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc.

278. Hỏi: Thương xác 7 mối: thứ năm là gì? 
- Thưa: Thứ năm: Cho khách đỗ nhà.

279. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: thứ hai là gì?
- Thưa: Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội.

280. Hỏi: Thương linh hồn 7 mối: thứ sáu là gì?
- Thưa: Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta.

Phần II: Sống Mến Chúa Yêu Người
http://dongten.net/wp-content/uploads/2011/12/samari_tn15-300x217.jpg
281. Hỏi: Tội là lỗi luật của ai?  
- Thưa: Lỗi luật của Thiên Chúa. 

282. Hỏi: Tội là lỗi luật của Thiên Chúa và của ai nữa?  
- Thưa: Của Hội Thánh. 

283. Hỏi: Tội là lỗi luật của Thiên Chúa và của Hội Thánh trong những điều gì?  
- Thưa: Trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.

284. Hỏi: Những điều thiếu sót của chúng ta cũng là lỗi luật của Hội Thánh và luật của Thiên Chúa. Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng

285. Hỏi: Tội là lỗi luật của Thiên Chúa và của Hội Thánh trong tư tưởng. Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng. 

286. Hỏi: Khi phạm tội, chúng ta xúc phạm đến ai?
- Thưa: Đến Thiên Chúa. 

287. Hỏi: Khi chúng ta phạm tội, chúng ta xúc phạm đến chính Thiên Chúa, và gây hậu quả thế nào?
- Thưa: Làm hại bản thân và gây thiệt hại cho cả Hội Thánh

288. Hỏi: Ai đã chết vì người tội lỗi?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

289. Hỏi: Chúa Giêsu đã chết vì người tội lỗi và luôn mời gọi họ ăn năn sám hối để được điều gì?  
- Thưa: Được sống trong ân nghĩa với Ngài.     

290. Hỏi: Tội là lỗi luật của những ai?  
- Thưa: Lỗi luật Thiên Chúa và của Hội Thánh.   

291. Hỏi: Khi phạm tội, chúng ta đã làm gì?   
- Thưa: Xúc phạm đến chính Thiên Chúa, làm hại bản thân và gây thiệt hại cho cả Hội Thánh. 

292. Hỏi: Có những thứ tội nào?
- Thưa: Có hai thứ tội: một là tội trọng, hai là tội nhẹ. 

293. Hỏi: Tội trọng là cố tình phạm luật của ai?   
- Thưa: Của Thiên Chúa

294. Hỏi: Tội trọng cắt đứt tình nghĩa chúng ta với ai?  
- Thưa: Với Thiên Chúa.

295. Hỏi: Tội gì là cố tình phạm luật Thiên Chúa trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết?  
- Thưa: Tội trọng. 

296. Hỏi: Khi phạm tội trọng mà không hối cải thì sẽ phải chịu gì?  
- Thưa: Phải xa cách Thiên Chúa đời đời. 

297. Hỏi: Thế nào là tội nhẹ?  
- Thưa: Phạm một điều nhẹ hoặc một điều quan trọng nhưng chưa kịp suy biết hay chưa hoàn toàn ưng theo. 

298. Hỏi: Hậu quả của tội nhẹ là gì?  
- Thưa: Làm cho chúng ta giảm bớt lòng mến Chúa và dễ phạm tội trọng hơn.

299. Hỏi: Để sống xứng đáng là con cái Chúa chúng ta phải dựa vào đâu?  
- Thưa: Phải dựa vào luật Chúa dạy qua tiếng nói của lương tâm Mười Điều Răn.

300. Hỏi: Điều gì là tiếng nói của Chúa trong lòng chúng ta?  
- Thưa: Lương tâm.   

301. Hỏi: Để sống xứng đáng là con cái Chúa, chúng ta phải dựa vào luật Chúa dạy qua tiếng nói của lương tâm và điều gì nữa?  
- Thưa: Mười Điều Răn. 

302. Hỏi: Lương tâm là tiếng nói của Chúa trong lòng chúng ta, dạy chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Dạy chúng ta làm lành lánh dữ. 

303. Hỏi: Điều Răn thứ nhất dạy chúng ta thờ phượng ai?   
- Thưa: Thờ phượng một Đức Chúa Trời

304 Hỏi: Điều Răn thứ nhất dạy chúng ta điều gì?   
- Thưa: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự. 

305. Hỏi: Điều Răn thứ hai dạy chớ kêu tên ai vô cớ?  
- Thưa: Đức Chúa Trời. 

306. Hỏi: Điều Răn thứ ba dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Giữ ngày Chúa nhật. 

307. Hỏi: Điều Răn thứ tư dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Thảo kính cha mẹ. 

308. Hỏi: Điều Răn thứ năm dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ giết người. 

309. Hỏi: Điều Răn thứ sáu dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ làm sự dâm dục

310. Hỏi: Điều Răn thứ bảy dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ lấy của người

311. Hỏi: Điều Răn thứ tám dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ làm chứng dối. 

312. Hỏi: Điều Răn thứ chín dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ muốn vợ chồng người. 

313. Hỏi: Điều Răn thứ mười dạy chúng ta sự gì?  
- Thưa: Chớ tham của người. 

314. Hỏi: Mười Điều Răn tóm lại điều gì?  
- Thưa: Kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự và yêu người như mình ta vậy 

315. Hỏi: Thảo kính cha mẹ là Điều Răn thứ mấy?  
- Thưa: Điều Răn thứ tư. 


316. Hỏi: Chớ tham của người là Điều Răn thứ mấy?  
- Thưa: Điều Răn thứ mười.  

317. Hỏi: Giữ ngày Chúa Nhật là Điều Răn thứ mấy?
- Thưa: Điều Răn thứ ba. 

318. Hỏi: Chớ làm chứng dối là Điều Răn thứ mấy?  
- Thưa: Điều Răn thứ tám. 

319. Hỏi: Chớ lấy của người là Điều Răn thứ mấy?  
- Thưa: Điều Răn thứ bảy. 

320. Hỏi: Ba Điều Răn đầu dạy chúng ta kính mến ai hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự?  
- Thưa: Thiên Chúa. 

321. Hỏi: Ba Điều Răn đầu dạy chúng ta kính mến Thiên Chúa thế nào?   
- Thưa: Hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự

322. Hỏi: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự là luôn biết ơn và dành ưu tiên cho ai trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta?  
- Thưa: Thiên Chúa. 

323. Hỏi: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự là luôn biết ơn và dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong những điều gì của chúng ta?  
- Thưa: Trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta

324. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong suy nghĩ, nghĩa là thường xuyên hướng lòng về ai và biết chọn lựa điều đẹp lòng Ngài?  
- Thưa: Thiên Chúa. 

325. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong suy nghĩ, nghĩa là thường xuyên làm gì về Ngài và biết chọn lựa điều đẹp lòng Ngài?  
- Thưa: Thường xuyên hướng lòng về Ngài. 

326. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong suy nghĩ, nghĩa là thường xuyên hướng lòng về Thiên Chúa làm gì?
- Thưa: Biết chọn lựa điều đẹp lòng Thiên Chúa.  

327. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta nói, nghĩa là không gọi tên ai cách bất kính?  
- Thưa: Thiên Chúa.

328. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta nói, nghĩa là làm sao?  
- Thưa: Nghĩa là không gọi tên Thiên Chúa cách bất kính, nhưng dùng lời nói ca tụng Thiên Chúa và giới thiệu Thiên Chúa cho mọi người. 

329. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta nói, nghĩa là dùng lời nói ca tụng ai?  
- Thưa: Thiên Chúa.
 
330. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta nói, nghĩa là dùng lời nói để giới thiệu ai cho mọi người?  
- Thưa: Thiên Chúa. 

331. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta làm, nghĩa là làm sao?  
- Thưa: Nghĩa là dành thời giờ trong ngày để gặp gỡ Thiên Chúa và dành ngày Chúa nhật để thờ phượng Thiên Chúa. 

332. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta làm, nghĩa là dành ngày Chúa nhật để làm gì?
- Thưa: Thờ phượng Thiên Chúa

333. Hỏi: Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều chúng ta làm, nghĩa là dành thời gian trong ngày để làm gì?  
  - Thưa: Gặp gỡ Thiên Chúa.    

334. Hỏi: Kinh gì, 7 điều răn sau dạy chúng ta yêu người như chính mình?
- Thưa: Kinh Mười Điều Răn. 

335. Hỏi: Bảy Điều Răn sau dạy chúng ta phải làm gì với mọi người?
- Thưa: Yêu thương.

336. Hỏi: Yêu thương mọi người như chính mình là thế nào?  
- Thưa: Yêu mến và đối xử tốt với mọi người. 

337. Hỏi: Yêu thương mọi người như chính mình là yêu mến và đối xử tốt với mọi người trong đâu?  
- Thưa: Trong ý nghĩ, trong lời nói và trong việc làm. 

338. Hỏi: Yêu thương mọi người trong ý nghĩ nghĩa là làm sao?  
- Thưa: Luôn nghĩ tốt cho người khác và mong muốn cho người khác được hạnh phúc, an lành.

339. Hỏi: Yêu thương mọi người trong ý nghĩ là luôn nghĩ tốt cho người khác và mong muốn cho họ được thế nào?  
- Thưa: Được hạnh phúc, an lành. 

340. Hỏi: Yêu thương mọi người trong ý nghĩ là luôn làm gì và mong muốn cho họ được hạnh phúc và an lành?  
- Thưa: Luôn nghĩ tốt cho người khác.    

341. Hỏi: Yêu thương mọi người trong lời nói là làm sao để mọi người dễ cảm thông và yêu mến nhau?
- Thưa: Là luôn nói lời thật thà và lịch sự để mọi người dễ cảm thông và yêu mến nhau. 

342. Hỏi: Yêu thương mọi người trong lời nói là luôn nói lời thật thà, lịch sự để mọi người làm gì?  
- Thưa: Để mọi người dễ cảm thông nhau và yêu mến nhau. 

343. Hỏi: Yêu thương mọi người trong việc làm là làm sao?  
- Thưa: Là cố gắng, quan tâm giúp đỡ người kháclàm tròn bổn phận của mình. 

344. Hỏi: Yêu thương mọi người trong việc làm là cố gắng, quan tâm giúp đỡ người khác và làm tròn điều gì của mình?  
- Thưa: Bổn phận. 

345. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy phải làm gì?  
- Thưa: Tham dự thánh lễ và kiêng việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.

346. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy phải tham dự việc gì ngày Chúa nhật?  
- Thưa: Thánh Lễ. 

347. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy phải tham dự thánh lễ ngày nào?  
- Thưa: Ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc. 

Các Ngày Lễ

Giáo luật Điều 1246
§1. Theo truyền thống tông đồ, mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành trong ngày Chúa Nhật, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Giáo Hội toàn cầu. Và cũng phải giữ như là ngày lễ buộc chính yếu những ngày lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô, lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Thánh Giuse, lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và sau cùng là lễ các thánh.

§2. Tuy nhiên, với sự phê chuẩn trước của Tòa Thánh, Hội đồng Giám mục có thể hủy bỏ hoặc chuyển một số lễ buộc sang ngày Chúa Nhật.
Điều 1247
Các tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác; hơn nữa, còn phải kiêng làm việc xác và những công việc gây trở ngại cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho niềm vui riêng trong ngày của Chúa, hoặc cho việc nghỉ ngơi cần thiết của tinh thần và thể xác.

Điều 1248
§1. Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công Giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ.

§2. Nếu không thể tham dự việc cử hành Thánh Lễ vì thiếu thừa tác viên có chức thánh hay vì bất cứ một lý do nghiêm trọng nào khác, tha thiết khuyên nhủ các tín hữu nên tham dự phụng vụ Lời Chúa được cử hành theo những quy định của Giám mục giáo phận trong nhà thờ giáo xứ, nếu có, hoặc tại một nơi thánh nào khác, hoặc nên cầu nguyện trong một thời gian thích hợp, cách riêng tư hoặc với gia đình, hoặc với các nhóm gia đình, tùy dịp.

348. Hỏi: Theo Giáo luật số 1246,1: Ngoài ngày Chúa nhật, những ngày lễ buộc gồm những lễ nào? 
- Thưa: Gồm 4 lễ kính mầu nhiệm Chúa Kitô; 3 lễ kính Đức Maria và 3 lễ dành cho các Thánh.

349. Hỏi: Bốn lễ buộc kính mầu nhiệm của Chúa Kitô là những lễ nào?    
- Thưa: Lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô. 

350. Hỏi: Ba lễ buộc kính Đức Maria là những lễ nào?   
- Thưa: Lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. 

351. Hỏi: Ba lễ buộc dành cho các thánh là những lễ nào?
- Thưa: Lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, lễ Các Thánh. 

352. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4 ngày lễ trọng là những lễ nào?  
- Thưa: Lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các Thánh Nam Nữ. 

353. Hỏi: Ở Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 1246 § 2, xin các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc. Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ gì? 
- Thưa: Lễ Chúa Giáng Sinh. 


354. Hỏi: Các tín hữu đã được rửa tôi buộc phải tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc khi đã sử dụng trí khôn và đã trọn bao nhiêu tuổi? (Giáo Luật số 11)   
- Thưa: 7 tuổi trọn. 

355. Hỏi: “Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ”. (Gl 1248,1). Đúng hay sai?  
- Thưa: Đúng. 

356. Hỏi: Người tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào chiều ngày áp lễ, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ (như lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức Công giáo. Đúng hay sai?  
     - Thưa: Đúng. 

357. Hỏi: Những trường hợp nào người tín hữu có thể được miễn chuẩn tham dự thánh lễ?  

- Thưa: Người bệnh, người chăm sóc cho bệnh nhân, người ở xa nhà thờ, người bị ngăn trở do nghề nghiệp… 

358. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy phải tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật và việc gì nữa?
- Thưa: Kiêng việc xác.  



359. Hỏi: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh dạy chúng ta phải kiêng việc xác ngày Chúa nhật, nhưng vì hoàn cảnh chúng ta có thể làm việc được trừ những lễ nào?  
- Thưa: Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh và Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. 

360. Hỏi: Điều Răn thứ hai của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Xưng tội trong một năm ít là một lần. 

361. Hỏi: Điều Răn thứ hai của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì trong một năm ít là một lần?   
- Thưa: Xưng tội. 

362. Hỏi: Điều Răn thứ ba của Hội Thánh dạy chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Rước lễ trong mùa Phục sinh. 

363. Hỏi: Điều Răn thứ ba của Hội Thánh dạy phải rước lễ trong mùa nào?  
- Thưa: Mùa Phục sinh. 

364. Hỏi: Mùa Phục sinh bắt đầu với lễ Vọng Phục sinh và kết khúc với lễ gì?  
- Thưa: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. 

365. Hỏi: Mùa Phục sinh kéo dài bao nhiêu ngày?  
- Thưa: 50 ngày. 

Các Ngày Sám Hối
Giáo Luật Điều 1249  
Luật Thiên Chúa buộc tất cả mọi Ki-tô hữu phải làm việc sám hối, mỗi người theo cách thức của mình, nhưng để mọi người được hiệp nhất trong cách tuân giữ chung việc sám hối, luật quy định những ngày sám hối, và trong những ngày ấy, các Ki-tô hữu phải cầu nguyện cách đặc biệt, phải thực hành việc đạo đức và bác ái, phải từ bỏ chính mình bằng cách chu toàn các nghĩa vụ của mình cách trung thành hơn, và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt, chiếu theo quy tắc của các điều khoản sau đây.

Điều 1250
Những ngày và mùa sám hối trong Giáo Hội toàn cầu là các ngày thứ sáu trong năm và mùa Chay.

Điều 1251
Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào khác, theo quy định của Hội Đồng Giám mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta.

Điều 1252
Những người đã được mười bốn tuổi trọn buộc phải giữ luật kiêng thịt, nhưng tất cả mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu được sáu mươi tuổi phải giữ luật ăn chay. Tuy nhiên, các vị chủ chăn các linh hồn và các bậc cha mẹ phải liệu sao để cả những người trẻ được miễn khỏi giữ luật ăn chay kiêng thịt vì lý do tuổi tác cũng được giáo dục về ý nghĩa đích thực của việc sám hối.

Điều 1253
Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ ràng hơn những thể thức ăn chay và kiêng thịt, cũng như những hình thức sám hối khác, nhất là những công việc bác ái và những việc đạo đức có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay.

366. Hỏi: Điều Răn thứ bốn Hội Thánh dạy chúng ta điều gì?  
- Thưa: Giữ chay và kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc.    

367. Hỏi: Điều Răn thứ bốn Hội Thánh dạy chúng ta giữ chay và làm gì trong những ngày Hội Thánh buộc?  
- Thưa: Kiêng thịt

368. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải giữ chay những ngày nào?  
- Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh. 

369. Hỏi: Hội Thánh buộc chúng ta phải kiêng thịt những ngày nào?    
- Thưa: Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh. 

370. Hỏi: Người tín hữu buộc phải kiêng thịt từ khi nào?
- Thưa: Từ khi trọn 14 tuổi cho đến hết đời.
 
371. Hỏi: Người tín hữu buộc phải ăn chay từ khi nào?  
- Thưa: Từ khi trọn 18 tuổi cho đến 59 tuổi trọn. 

372. Hỏi: Người tín hữu ăn chay thế nào?  
- Thưa: Trong ngày chỉ được ăn một bữa no, 2 bữa còn lại ăn ít hơn. Thời gian còn lại trong ngày không được ăn vặt và chỉ được uống nước lã hoặc trà (trừ thuốc chữa bệnh …)
 
373. Hỏi: Điều Răn thứ năm Hội Thánh dạy chúng ta đóng góp cho các nhu cầu gì của Hội Thánh theo khả năng của mình?
- Thưa: Vật chất. 

374. Hỏi: Tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ nhất của Hội Thánh.

375. Hỏi: Kiêng việc xác ngày Chúa nhật là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ nhất. 

376. Hỏi: Kiêng thịt trong những ngày Hội Thánh buộc là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ tư. 

377. Hỏi: Đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội Thánh là Điều Răn thứ mấy của Hội Thánh?  
- Thưa: Điều Răn thứ năm. 



Phần III: Em Đến Gặp Chúa Nơi Các Bí Tích

378. Hỏi: Ngày Chúa nhật là ngày kính nhớ ai sống lại?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

379. Hỏi: Ngày Chúa nhật Hội Thánh dành riêng để thờ phượng ai?
- Thưa: Thiên Chúa.     

380. Hỏi: Để thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nht, chúng ta phải làm gì?
   - Thưa: Tham dự thánh lễ và kiêng việc xác. 

381. Hỏi: Ngày Chúa nhật, ngoài việc tham dự thánh lễ, chúng ta còn phải làm gì?  
   - Thưa: Kiêng việc xác

382. Hỏi: Ngoài tham dự thánh lễ và kiêng việc xác, chúng ta còn phải làm gì trong ngày Chúa nht?  
- Thưa: Học giáo lý, làm việc bác ái và vun đắp tình gia đình

383. Hỏi: Bí tích do ai thiết lập?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

384. Hỏi: Chúa Giêsu đã lập Bí tích để ban điều gì cho chúng ta?  
- Thưa: Ơn thánh. 

385. Hỏi: Chúa Giêsu ban ơn thánh cho chúng ta để chúng ta được gì?  
- Thưa: Được nên một với Chúa Giêsu và được sống xứng đáng làm con Thiên Chúa.
386. Hỏi: Chúa Giêsu ban ơn thánh cho chúng ta để chúng ta được nên một với Ngài và sống xứng đáng làm con ai?  
- Thưa: Thiên Chúa. 

387. Hỏi: Điều gì là dấu chỉ bên ngoài mà Chúa Giêsu đã lập để ban ơn thánh cho chúng ta?  
- Thưa: Bí tích

388. Hỏi: Hội Thánh Công giáo bao nhiêu Bí tích?  
- Thưa: Có 7 Bí tích. 

389. Hỏi: Hội Thánh Công giáo có bảy Bí tích là những Bí tích nào?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thêm Sức, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Giao Hòa, Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Bí tích Truyền Chức Thánh và Bí tích Hôn Phối. 

390. Hỏi: Để lãnh nhận điều gì, chúng ta cần học giáo lý, có ý ngay lành và chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng?  
- Thưa: Lãnh nhận Bí tích. 

391. Hỏi: Để lãnh nhận Bí tích, chúng ta cần làm gì?  
- Thưa: Cần học giáo lý, có ý ngay lành và chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng.

392. Hỏi: Ai đã lập Bí tích Rửa tội?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

393. Hỏi: Chúa Giêsu lập Bí tích gì để tái sinh chúng ta thành con người mới?  
- Thưa: Bí tích Rửa Tội.    

394. Hỏi: Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được những gì?
- Thưa: Tái sinh chúng ta thành con người mới, làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa và gia nhập vào Hội Thánh.

395. Hỏi: Bí tích Rửa tội thanh tẩy chúng ta sạch các tội riêng và tội gì nữa?  
- Thưa: Tội tổ tông.

396. Hỏi: Bí tích Rửa Tội thanh tẩy chúng ta sạch những tội nào?  
- Thưa: Tội tổ tông và tội riêng ta đã phạm.

397. Hỏi: Ngoài việc tha tội tổ tông và tội riêng, Bí tích Rửa Tội còn tha điều gì nữa?  
- Thưa: Tha mọi hình phạt do các tội ấy gây ra.

398. Hỏi: Bí tích Rửa Tội tái sinh chúng ta thành con người mới, nghĩa là làm cho chúng ta trở nên thế nào?
- Thưa: Trở nên con cái Thiên Chúa, Chi thể Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần. 

399. Hỏi: Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở nên con cái của ai?  
- Thưa: Con cái Thiên Chúa

400. Hỏi: Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở nên Chi thể của ai?  
- Thưa: Chi thể Chúa Kitô. 

401. Hỏi: Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, Chi thể Chúa Kitô và Đền thờ của ai?  
- Thưa: Đền Thờ Chúa Thánh Thần. 

402. Hỏi: Để lớn lên làm con cái Chúa, chúng ta cần phải làm gì?  
- Thưa: Cần phải từ bỏ tội lỗi và các nết xấu, sống gắn bó với Chúa Giêsu và noi theo các nhân đức của Ngài. 

403. Hỏi: Để lớn lên làm con cái Chúa, chúng ta cần từ bỏ những gì?  
- Thưa: Tội lỗi và các nết xấu

404. Hỏi: Để lớn lên làm con cái Chúa, chúng ta cần sống gắn bó với ai?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

405. Hỏi: Để lớn lên làm con cái Chúa, chúng ta cần noi theo các nhân đức của ai?  
- Thưa:
Chúa Giêsu. 

406. Hỏi: Để lớn lên làm con cái Chúa, với Chúa Giêsu, chúng ta cần phải làm gì?  
- Thưa: Sống gắn bó với Chúa Giêsu và noi theo các nhân đức của Chúa Giêsu. 

407. Hỏi: Sau phép lạ gì, Chúa Giêsu hứa ban Bánh Hằng Sống, là chính Mình Máu Ngài?  
- Thưa: Phép lạ hóa bánh ra nhiều. 

408. Hỏi: Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu hứa ban Bánh Hằng Sống, là chính Mình Máu Ngài để làm gì?  
- Thưa: Làm của nuôi linh hồn chúng ta. 

409. Hỏi: Chúa Giêsu hứa ban Bánh Hằng Sống, là chính Mình Máu Ngài làm của nuôi điều gì của chúng ta?  
- Thưa: Làm của nuôi linh hồn chúng ta. 

410. Hỏi: Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, ai hứa ban Bánh Hằng Sống, là chính Mình Máu Ngài để làm của nuôi linh hồn chúng ta?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

411. Hỏi: Trong đâu, Chúa Giêsu đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài?  
- Thưa: Trong Bữa Tiệc Ly. 

412. Hỏi: Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã làm gì?  
- Thưa: Chúa Giêsu đã biến đổi bánh và rượu trở thành Mình Máu Ngài và truyền cho các môn đệ tiếp tục việc Ngài vừa làm.   

413. Hỏi: Khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là Mình Thầy…, Này là Máu Thầy…” thì nhờ quyền năng của ai, bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu?  
- Thưa: Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. 

414. Hỏi: Trong đâu, bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa Giêsu khi linh mục đọc lời truyền phép?  
- Thưa: Trong Thánh lễ. 

415. Hỏi: Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài và truyền cho ai tiếp tục việc Ngài vừa làm?  
- Thưa: Các môn đệ

416. Hỏi: Chúa Giêsu ngự thật trong hình bánh và rượu được gọi là Bí tích gì?  
- Thưa: Bí tích Thánh Thể.   

417. Hỏi: Chúng ta cùng với Chúa Giêsu và toàn thể Hội Thánh dâng lên ai lễ vật là chính Chúa Giêsu?  
- Thưa: Dâng lên Chúa Cha.

418. Hỏi: Chúng ta cùng với ai và toàn thể Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lễ vật là chính Chúa Giêsu?  
- Thưa: Chúa Giêsu. 

419. Hỏi: Chúng ta cùng với Chúa Giêsu và toàn thể Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lễ vật là ?  
- Thưa: Lễ vật là chính Chúa Giêsu. 

420. Hỏi: Chúng ta cùng với Chúa Giêsu và toàn thể Hội Thánh dâng lên Chúa Cha lễ vật là chính Chúa Giêsu để làm g?  
- Thưa: Để thờ phượng và tạ ơn Chúa Cha.

421. Hỏi: Trong thánh lễ, Chúa Giêsu ban cho chúng ta những gì?  
- Thưa: Ban cho chúng ta Lời Ngài và Mình Máu Ngài.

422. Hỏi: Chúng ta cần tham dự thánh lễ thế nào cho sốt sắng?  
- Thưa: Tham dự thánh lễ cách đầy đủ, giữ sự nghiêm trang và tích cực thưa kinh cùng với cộng đoàn.

423. Hỏi: Chúng ta cùng tham dự thánh lễ cách đầy đủ, giữ sự nghiêm trang và tích cực thưa kinh cùng với ai?  
- Thưa: Cùng với cộng đoàn.

424. Hỏi: Rước lễ là rước Mình Máu ai?  
- Thưa: Mình máu Chúa Giêsu.

425. Hỏi: Khi bẻ Mình Thánh ra, Chúa Giêsu không bị phân chia, vì trong mỗi hình bánh, dù rất nhỏ, đều có toàn vẹn Chúa Giêsu. Đúng hay sai?
- Thưa: Đúng.

426. Hỏi: Khi rước lễ, chúng ta được kết hiệp mật thiết với ai?  
- Thưa: Chúa Giêsu và Hội Thánh.

427. Hỏi: Khi rước lễ, chúng ta được gia tăng điều gì và lòng yêu mến tha nhân?  
- Thưa: Gia tăng ân sủng.

428. Hỏi: Khi rước lễ, chúng ta được tha gì?  
- Thưa: Các tội nhẹ.

429. Hỏi: Khi rước lễ, chúng ta được những gì?  
- Thưa: Được kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Hội Thánh, được tha các tội nhẹ, gia tăng ân sủng và lòng yêu mến tha nhân.

430. Hỏi: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, Ngài muốn sống trong chúng ta, để làm cho chúng ta được nên thế nào?  
- Thưa: Được nên giống Ngài và được sống đời đời.

431. Hỏi: Muốn đón rước ai cho xứng đáng, chúng ta phải chuẩn bị cả tâm hồn và thân xác?  
- Thưa: Đón rước Chúa Giêsu.

432. Hỏi: Muốn đón rước Chúa Giêsu cho xứng đáng, chúng ta phải chuẩn bị thế nào?  
- Thưa: Chuẩn bị cả tâm hồn và thân xác

433. Hỏi: Chuẩn bị thân xác rước Chúa Giêsu là làm sao?  
- Thưa: Giữ chay Thánh Thể, ăn mặc chỉnh tề và lên rước lễ cách nghiêm trang.

434. Hỏi: Giữ chay Thánh Thể là không ăn gì trong khoảng thời gian bao lâu trước khi rước lễ?  
- Thưa: Một giờ.

435. Hỏi: Chuẩn bị tâm hồn rước Chúa Giêsu là làm sao?  
- Thưa: Giữ tâm hồn sạch tội trọng và ước ao đón rước Chúa.

436. Hỏi: Chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa Giêsu là giữ tâm hồn sạch điều gì?  
- Thưa: Tội trọng

437. Hỏi: Khi mắc tội trọng, phải làm gì để có thể được rước lễ?  
- Thưa: Phải ăn năn thống hối và đi xưng tội mới được rước lễ.

438. Hỏi: Khi mắc tội trọng, phải ăn năn thống hối và đi làm gì rồi mới được rước lễ?  
- Thưa: Xưng tội.

439. Hỏi: Trước khi lên rước lễ, chúng ta cầu xin Chúa điều gì?  
- Thưa: Xin Chúa tẩy rửa chúng ta sạch mọi tội nhẹ để xứng đáng rước Chúa ngự vào lòng.

440. Hỏi: Khi lên rước lễ, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa tẩy rửa chúng ta sạch những gì để xứng đáng rước Chúa ngự vào lòng?  
- Thưa: Những tội nhẹ.

441. Hỏi: Khi linh mục nói “Mình Thánh Chúa Kitô”, chúng ta thưa lại gì?  
- Thưa: Amen.

442. Hỏi: Khi thưa lại Amen, chúng ta tin thật đây chính là Mình Thánh của ai?
- Thưa: Chúa Kitô.      

443. Hỏi: Khi rước lễ xong, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Cảm ơn Chúa đã ngự vào lòng chúng ta, xin Chúa ban ơn lành hồn xác cho chúng ta và cho mọi người.

444. Hỏi: Khi rước lễ xong chúng ta phải cảm ơn Chúa đã ngự vào lòng chúng ta và xin Chúa ban ơn lành gì cho chúng ta và mọi người?  
- Thưa: Ơn lành hồn xác.

445. Hỏi: Khi làm gì, chúng ta cầu xin Chúa tẩy rửa chúng ta sạch những tội nhẹ để xứng đáng rước Chúa ngự vào lòng?  
- Thưa: Lên rước lễ.

446. Hỏi: Chúng ta nên thường xuyên rước lễ như lời Hội Thánh dạy, nhưng trong được quá mấy lần trong một ngày?  
- Thưa: Hai lần.

447. Hỏi: Ai đã lập Bí tích Giao Hòa?  
- Thưa: Chúa Giêsu.

448 Hỏi: Chúa Giêsu lập Bí tích Giải Tội để làm gì?  
- Thưa: Tha những tội riêng ta phạm từ ngày rửa tội về sau.

449. Hỏi: Chúa Giêsu lập Bí tích Giao Hòa để tha những tội riêng ta phạm từ ngày nào về sau?  
- Thưa: Từ ngày rửa tội.

450. Hỏi: Chúa Giêsu trao quyền tha tội cho ai?  
- Thưa: Các tông đồ.

451. Hỏi: Trong đâu, giám mục và linh mục được trao quyền tha tội?
- Thưa: Trong Hội Thánh.

452. Hỏi: Những ai trong Hội Thánh được trao quyền tha tội?  
- Thưa: Các Giám mục và Linh mục.

453. Hỏi: Qua Bí tích Giao Hòa, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn gì?  
- Thưa: Ơn tha tội và ơn sức mạnh.

454. Hỏi: Qua Bí tích Giao Hòa, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn tha tội để chúng ta được giao hòa với ai?  
- Thưa: Giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh.

455. Hỏi: Qua Bí tích Giao Hòa, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn để chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh?  
- Thưa: Ơn tha tội.

456. Hỏi: Qua Bí tích Giao Hòa, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn sức mạnh để làm gì? 
- Thưa: Để giúp chúng ta tránh xa tội lỗisống xứng đáng là con Cha trên trời.

457. Hỏi: Qua Bí tích Giao Hòa, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn gì để giúp chúng ta tránh xa tội lỗi và sống xứng đáng là con Cha trên trời?  
- Thưa: Ơn sức mạnh.

458. Hỏi: Khi mắc tội trọng, chúng ta cần lãnh Bí tích gì?  
- Thưa: Bí tích Giao Hòa.
 
459. Hỏi: Khi mắc tội trọng, chúng ta cần lãnh Bí tích Giao Hòa. Tuy nhiện, chúng ta nên thường xuyên xưng tội để làm gì?  
- Thưa: Để thăng tiến trên đường nên thánh.   

460. Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Giao Hòa, một là chúng ta làm đầu tiên?  
- Thưa: Xét mình.    

461. Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Giao Hòa, một là chúng ta xét mình, hai là gì?  
- Thưa: Ăn năn tội.    

462. Hỏi: Sau khi xét mình, ăn năn tội, chúng ta làm gì trước khi đi xưng tội?  
- Thưa: Quyết chí sửa mình.

463. Hỏi: Sau khi xét mình, ăn năn tội và quyết chí sửa mình, chúng ta làm gì?  
- Thưa: Xưng tội.

464. Hỏi: Sau khi xưng tội xong, chúng ta cần làm gì?  
- Thưa: Làm việc đền tội.

465. Hỏi: Trước khi xét mình, chúng ta cần xin ai soi sáng cho chúng ta?  
- Thưa: Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta.

466. Hỏi: Trước khi xét mình, chúng ta cần xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta biết điều gì?  
- Thưa: Mọi tội chúng ta đã phạm.

467. Hỏi: Trước khi xét mình, chúng ta cần xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta, biết mọi tội đã phạm, và giúp cho chúng ta biết điều gì?  
- Thưa: Thật lòng ăn năn sám hối về với Chúa.  

468. Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Giao Hòa, chúng ta cần làm những việc gì?
- Thưa: Xét mình, Ăn năn tội, Quyết chí sửa mình, Xưng tội và Làm việc đền tội.

469. Hỏi: Chúng ta dựa vào đâu để xét mình?
- Thưa: Một là Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, hai là Năm Điều Răn Hội Thánh, ba là Bảy mối tội đầu và bốn là Các việc bổn phận của ta.

470. Hỏi: Chúng ta dựa vào điều gì của Đức Chúa Trời để xét mình?
- Thưa: Mười Điều Răn.

471. Hỏi: Chúng ta dựa vào Năm Điều Răn của ai để xét mình?
- Thưa: Hội Thánh.

472. Hỏi: Chúng ta dựa vào những việc gì của chúng ta để xét mình?  
- Thưa: Việc bổn phận.

473. Hỏi: Ngoài Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, Năm Điều Răn Hội Thánh, và Các việc bổn phận của ta, chúng ta còn dựa vào đâu nữa để xét mình?
- Thưa: Dựa vào Bảy mối tội đầu.

Cải tội bảy mối có bảy đức
Thứ nhất: Khiêm nhường, chớ kiêu ngạo.
Thứ hai: Rộng rãi, chớ hà tiện.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ, chớ mê dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn, Chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt, chớ mê ăn uống.
Thứ sáu: Yêu người, chớ ghen ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời, chớ làm biếng.


474. Hỏi: Bảy mối tội đầu là những tội nào?
- Thưa: Một là kiêu ngạo, hai là hà tiện, ba là mê dâm dục, bốn là hờn giận, năm là mê ăn uống, sáu là ghen ghét và bảy là làm biếng.

475. Hỏi: Để tránh bảy mối tội đầu, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải tập những đức tính tốt trái ngược lại.

476. Hỏi: Muốn tránh kiêu ngạo, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải biết khiêm nhường.

477. Hỏi: Muốn tránh hà tiện, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải biết giúp đỡ mọi người.

478. Hỏi: Muốn tránh mê dâm dục, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải giữ mình sạch sẽ.

479. Hỏi: Muốn tránh hờn giận, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải hay nhịn.

480. Hỏi: Muốn tránh mê ăn uống, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải tập kiêng bớt.

481. Hỏi: Muốn tránh ghen ghét, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải yêu thương mọi người.

482. Hỏi: Muốn tránh làm biếng, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Phải siêng năng việc Đức Chúa Trời.

483. Hỏi: Muốn dễ nhớ các tội đã phạm, chúng ta nên xét xem ở những đâu?  
- Thưa: Ở nhà, ở trường, ở lối xóm và ở nhà thờ.

484. Hỏi: Muốn dễ nhớ các tội đã phạm, chúng ta nên xét xem việc chúng ta sống như thế nào với ai?
- Thưa: Với Chúa và với mọi người.

485. Hỏi: Đau buồn và hối hận vì đã xúc phạm đến Chúa, đến tha nhân: đây là việc gì?  
- Thưa: Việc ăn năn tội.  

486. Hỏi: Ăn năn tội là đau buồn và hối hận vì đã xúc phạm đến ai?  
- Thưa: Đến Chúa và đến tha nhân.

487. Hỏi: Ăn năn tội là vì đã xúc phạm đến Chúa, đến tha nhân?  
- Thưa: Đau buồn và hối hận.

488. Hỏi: Quyết chí sửa mình là làm gì vào ơn Chúa giúp, quyết tâm từ bỏ tính hư nết xấu?
- Thưa: Trông cậy.

489. Hỏi: Quyết chí sửa mình là trông cậy vào ơn Chúa giúp để làm gì?  
- Thưa: Quyết tâm từ bỏ tính hư nết xấu và luôn sống theo lời Chúa dạy để không phạm tội nữa.

490. Hỏi: Xưng tội là thú nhận với cha giải tội những gì?  
- Thưa: Các tội chúng ta đã phạm.

491. Hỏi: Xưng tội là thú nhận với ai các tội chúng ta đã phạm?  
- Thưa: Cha giải tội.

492. Hỏi: Việc gì là thú nhận với cha giải tội các tội chúng ta đã phạm?
- Thưa: Xưng tội.
 
493. Hỏi: Phải xưng tội thế nào?  
- Thưa: Phải xưng thật rõ ràng các tội đã phạm, các tội trọng đã xét thấy và không được giấu tội nào.

494. Hỏi: Việc giấu tội trọng là chưa thật ăn năn nên không được điều gì?
- Thưa: Nên không được tha thứ.

495. Hỏi: Tội gì không được giấu khi xưng tội?
- Thưa: Tội trọng.

496. Hỏi: Người giấu tội trọng, lần sau phải xưng lại thế nào?  
- Thưa: Xưng tất cả những tội đã xưng lần trước, xưng tội đã giấu và tội mới phạm.

497. Hỏi: Tội nhẹ không buộc phải xưng, nhưng để làm gì, chúng ta nên thường xuyên xưng các tội mà chúng ta hay lỗi phạm?
- Thưa: Để thăng tiến trên con đường nên thánh.

498. Hỏi: Khi xưng tội xong, chúng ta lắng nghe cha giải tội làm gì và chỉ việc đền tội cho chúng ta? 
- Thưa: Khuyên bảo.

499. Hỏi: Khi xưng tội xong, chúng ta lắng nghe cha giải tội khuyên bảo và chỉ việc gì cho chúng ta?  
- Thưa: Việc đền tội.

500. Hỏi: Khi cha đọc lời tha tội, chúng ta phải làm gì?
- Thưa: Giục lòng ăn năn.

501. Hỏi: Khi nghe tới câu: “Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thì chúng ta làm gì?
- Thưa: Dấu thánh giá.

502. Hỏi: Khi nghe xong câu: “Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, thì chúng ta thưa gì?
- Thưa: Amen.

503. Hỏi: Ra khỏi tòa giải tội, chúng ta phải làm việc gì ngay?  
- Thưa: Làm việc đền tội ngay.

504. Hỏi: Khi xưng tội xong, chúng ta lắng nghe cha giải tội điều gì?  
- Thưa: Nghe lời khuyên bảo và chỉ việc đền tội.

505. Hỏi: Ra khỏi tòa giải tội, chúng ta phải làm gì?  
- Thưa: Nhớ cảm ơn Chúa đã tha tội cho chúng ta và làm việc đền tội ngay.


Những Câu Thánh Kinh

506. Hỏi: “Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Êphêxô. (Ep 2,19)

507. Hỏi: “Chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ Thư gởi tín hữu Rôma. (Rm 12,5)

508. Hỏi: “Chúa Giêsu nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 19,27)

509. Hỏi: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?   
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 1,46-47)

510. Hỏi: “Tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Thư thứ hai gởi tín hữu Côrintô. (2Cr 5,10)

511. Hỏi: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 23,43)

512. Hỏi: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 25,35)

513. Hỏi: “Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Sáng Thế. (St 3,3)

514. Hỏi: “Đức Chúa phán với Cain: “Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Sáng thế. (St 4,7b)

515. Hỏi: “Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp Chúa Trời.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?  
- Thưa: Trích từ sách Thánh Vịnh. (Tv 119,1)

516. Hỏi: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Máccô. (Mc 12,30)  

517. Hỏi: “Ngươi yêu mến người thân cận như chính mình.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 10,27b)

518. Hỏi: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ.(Cv 15,28-29)  

519. Hỏi: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ sách Công vụ Tông đồ. (Cv 2,24)
  

520. Hỏi: “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca.(Lc 24,30-31a)   

521. Hỏi: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 28,19)  

522. Hỏi: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 6,51a)

523. Hỏi: “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. (1Cr 11,24b)  

524. Hỏi: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan. (Ga 6,56)  

525. Hỏi: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. (1Cr 11,28)

526. Hỏi: “Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 19,5-6)  

527. Hỏi: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Gioan.(Ga 20,22-23)  

528. Hỏi: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 15,18)  

529. Hỏi: “Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca.(Lc 22,61-62)

530. Hỏi: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.”  Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca.(Lc 15,18b-19a)  

531. Hỏi: “Con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.” Câu này được trích từ sách Thánh Kinh nào?
- Thưa: Trích từ Tin mừng thánh Lucca. (Lc 15,24a)


Gb Nguyễn Thái Hùng
2022
 Tags: vhgl xtrl1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây