TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Học Hỏi Sứ Điệp Mùa Chay 2024

Thứ hai - 12/02/2024 20:33 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   758
Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do
Học Hỏi Sứ Điệp Mùa Chay 2024




HỌC HỎI SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ


Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do

84 Câu Hỏi Thưa

01. Hỏi : Chủ đề sứ điệp Mùa Chay năm 2024 là gì?
         - Thưa : Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do.

02. Hỏi : “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ.” Câu này được trích từ sách nào?
         - Thưa : Sách Xuất Hành (Xh 20,2).

03. Hỏi : Thập Giới được ban cho dân Ítraen qua ai trên Núi Sinai? 
         - Thưa : Ông Môsê.

04. Hỏi : Thập Giới được ban cho ông Môsê trên núi nào?  
         - Thưa : Núi Xinai.

05. Hỏi : Những người nghe các lời này (Thập Giới) vốn không xa lạ gì với cuộc xuất hành mà Thiên Chúa nhắc đến: kinh nghiệm về điều gì vẫn đè nặng trên họ?
         - Thưa : Về tình trạng nô lệ.

06. Hỏi : Trong sa mạc, dân chúng nhận được điều gì như nẻo đường đi đến tự do? 
         - Thưa : “Mười Lời”. 

07. Hỏi : Trong sa mạc, dân chúng nhận được “Mười Lời” như điều gì?
         - Thưa : Như nẻo đường đi đến tự do.

08. Hỏi : Chúng ta gọi đó là “các điều răn”, nhằm nêu bật điều gì mà Thiên Chúa dùng để uốn nắn dân Ngài? 
         - Thưa : Sức mạnh của tình yêu.

09. Hỏi : Tiếng gọi tự do là một tiếng gọi thế nào? 
         - Thưa : Đầy đòi hỏi.

10. Hỏi : Giống như dân Ítraen trong sa mạc vẫn lưu luyến Ai cập – thường hoài vọng về quá khứ và phàn nàn chống lại ai?
         - Thưa : Chống lại Đức Chúa và ông Môsê. 

11. Hỏi : Giống như dân Ítraen trong sa mạc vẫn lưu luyến Ai cập,  ngày nay cũng vậy, dân Thiên Chúa có thể bám víu vào điều gì mà họ được mời gọi vứt bỏ lại phía sau? 
         - Thưa : Một xiềng xích áp bức.

12. Hỏi : Mùa Chay là mùa ân sủng trong đó một lần nữa điều gì có thể trở thành nơi tình yêu ban đầu của chúng ta?
         - Thưa : Sa mạc.

13. Hỏi : “Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, / đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. / Từ nơi đó, Ta sẽ trả lại vườn nho của nó, / biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng. / Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, / như ngày nó đi lên từ Ai-cập.” Câu này của ngôn sứ nào?
         - Thưa : Ngôn sứ Hôsê (Hs 2,16-17)

14. Hỏi : Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài giúp chúng ta bỏ lại phía sau điều gì?
         - Thưa : Tình cảnh nô lệ của mình.

15. Hỏi : Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài giúp chúng ta bỏ lại phía sau tình cảnh nô lệ của mình, và kinh (trải) nghiệm điều gì?
         - Thưa : Một cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống.

16. Hỏi : Như ai, Chúa lôi kéo chúng ta một lần nữa đến với Ngài, và thầm thì lời yêu thương vào tâm hồn chúng ta?
         - Thưa : Tân lang.

17. Hỏi : Cuộc xuất hành từ tình cảnh nô lệ đến tự do không phải là gi?
         - Thưa : Không phải là một hành trình trừu tượng.  

18. Hỏi : Để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta được cụ thể, thì bước đầu tiên là phải mong muốn điều gì? 
         - Thưa : Mong muốn mở mắt mình ra trước thực tại. 

19. Hỏi : Khi Chúa gọi ai từ bụi gai bốc cháy, Ngài lập tức cho thấy rằng Ngài là một vị Thiên Chúa nhìn thấy và nhất là nghe thấy?
         - Thưa : Ông Môsê.

20. Hỏi : “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật.” Câu này được trích từ sách nào?
         - Thưa : Sách Xuất Hành (Xh 3,7-8).

21. Hỏi : Ngày nay cũng vậy, tiếng kêu của rất nhiều anh chị em của chúng ta bị gì đang thấu tới trời?
         - Thưa : Bị áp bức.

22. Hỏi : Chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta thế nào trước những tiếng kêu đó?
         - Thưa : Chúng ta có nghe thấy tiếng kêu đó không? Nó có quấy rầy ta không? Nó có làm ta động lòng không?

23. Hỏi : Có quá nhiều điều chia cách chúng ta, phủ nhận điều gì vốn ràng buộc chúng ta ngay từ đầu?
         - Thưa : Tình huynh đệ.

24. Hỏi : Trong chuyến thăm Lampedusa của mình, như một cách chống lại đà toàn cầu hóa sự thờ ơ, Đức Phanxicô đã hỏi hai câu hỏi nào mà được thấy ngày càng trở nên cấp bách hơn?
         - Thưa : “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) và “Anh/Em ngươi đâu?” (St 4,9). 

25. Hỏi : “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) và “Anh/Em ngươi đâu?” (St 4,9). Hai câu hỏi này được trích trong sách nào?  
         - Thưa : Sách Sáng Thế.

26. Hỏi : “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) được trích từ trình thuật nào của Sách Sáng Thế?
         - Thưa : Trình thuật Sa ngã. (St 3,1-24)

27. Hỏi : “Anh/Em ngươi đâu?” (St 4,9) được trích từ trình thuật nào của Sách Sáng Thế?
         - Thưa : Trình thuật Cain và Aben (St 4, 1-16).

28. Hỏi : Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu như - bằng cách lắng nghe hai câu hỏi đó một lần nữa - ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay mình vẫn làm gì? 
         - Thưa : Vẫn ở dưới sự cai trị của Pharaôn.

29. Hỏi : Một sự cai trị khiến chúng ta thế nào? 
         - Thưa : Khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ

30. Hỏi : Một kiểu thức phát triển như thế khiến chúng ta thế nào?
         - Thưa : Gây chia rẽ và cướp đi tương lai của chúng ta.

31. Hỏi : Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, nhưng cả điều gì của chúng ta cũng thế?
         - Thưa : Tâm hồn.

32. Hỏi : Quả thực là điều gì đã bắt đầu tiến trình giải phóng chúng ta, tuy nhiên vẫn còn trong chúng ta một nỗi khao khát thân phận nô lệ không thể giải thích được?
         - Thưa : Phép Rửa.

33. Hỏi : Trong trình thuật Xuất hành, có một chi tiết quan trọng:mặc dù Ítraen không yêu cầu điều này, nhưng chính Thiên Chúa thì thế nào?
         - Thưa : Thiên Chúa nhìn thấy, động lòng, và mang lại tự do. 

34. Hỏi : Pharaôn bóp nghẹt và ngăn chặn điều gì, khiến cho thế giới này - trong đó phẩm giá con người bị chà đạp và những mối liên kết chân thực bị phủ nhận – có vẻ như chẳng thể nào thay đổi được? 
         - Thưa : Bóp nghẹt những giấc mơ và ngăn chặn tầm nhìn hướng thượng.

35. Hỏi : Pharaôn đặt mọi sự dưới quyền kiểm soát của ông ta. Chúng ta hãy tự hỏi những gì?
         - Thưa : Chúng ta hãy tự hỏi : Tôi có muốn một thế giới mới không? Tôi có sẵn sàng từ bỏ những thoả hiệp với thế giới cũ không? 

36. Hỏi : Chứng từ của nhiều anh em giám mục và đông đảo những người hoạt động vì hòa bình và công lý càng ngày càng thuyết phục Đức Phanxicô rằng chúng ta cần đấu tranh chống lại sự gì?      
         - Thưa : Sự thiếu hy vọng.

37. Hỏi : “Tình trạng thiếu hy vọng” này không khác gì nỗi hoài vọng về cảnh nô lệ, đã làm ai tê liệt trong sa mạc và đã ngăn cản họ tiến về phía trước?
         - Thưa : Dân Ítraen.

38. Hỏi : Cuộc xuất hành có thể bị chặn đứng: chúng ta không thể giải thích cách nào khác sự thật rằng nhân loại đã đạt đến ngưỡng cửa của tình huynh đệ phổ quát, và ở các bình diện phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý, nhân loại có khả năng bảo đảm phẩm giá cho mọi người, thế nhưng vẫn đang mò mẫm trong bóng tối của điều gì?
         - Thưa : Của bất bình đẳng và xung đột.

39. Hỏi : Thiên Chúa không hề chán ngán chúng ta. Chúng ta hãy đón mùa nào như một mùa trọng đại trong đó Ngài nhắc nhở chúng ta: “Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ.”? (Xh 20,2). 
         - Thưa : Mùa Chay.

40. Hỏi : Theo Đức Phanxicô, mùa chay là mùa gì?
         - Thưa : Mùa hoán cải, mùa tự do.

41. Hỏi : Chính Chúa Giêsu, như chúng ta nhắc lại hằng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu cám dỗ trong sự gì?
         - Thưa : Trong sự tự do.  

42. Hỏi : Trình thuật Chúa Giêsu chịu cám dỗ được đọc vào Chúa Nhật nào hằng năm?
         - Thưa : Chúa Nhật 1 Mùa Chay.

43. Hỏi : Trong bao nhiêu ngày, Chúa Giêsu là Người Con nhập thể sẽ đứng trước chúng ta và ở với chúng ta?
         - Thưa : Trong bốn mươi ngày.

44. Hỏi : Không giống như ai, Thiên Chúa không muốn các thần dân, mà Ngài muốn những con trai, con gái?
         - Thưa : Như Pharaôn.

45. Hỏi : Đâu là nơi mà sự tự do của chúng ta có thể trưởng thành trong một quyết định cá vị không rơi trở lại tình trạng nô lệ nữa?
         - Thưa : Sa mạc.

46. Hỏi : Trong đâu, chúng ta khám phá ra những tiêu chuẩn mới của công lý và một cộng đoàn cùng ta bước tới trên một con đường mình chưa từng đi?
         - Thưa : Mùa Chay.

47. Hỏi : Nhưng điều này gắn với một cuộc chiến đấu, như điều gì cho thấy rõ?
         - Thưa : Như sách Xuất hành và những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc.

48. Hỏi : “Con là Con yêu dấu của Cha” (Mc 1,11), và “Ngươi sẽ không có thần nào khác trước mặt Ta” (Xh 20,3), tiếng nói ấy của Thiên Chúa bị phản đối bởi ai? 
         - Thưa : Bởi kẻ thù và những lời dối trá của hắn. 

49. Hỏi : Điều đáng sợ hơn cả Pharaôn, đó là những gì mà chúng ta tự dựng lên cho mình; chúng ta có thể coi chúng như tiếng nói của kẻ thù đang nói trong mình?
         - Thưa : Những ngẫu tượng.

50. Hỏi : Ai cũng hiểu lời dối trá này có thể quyến rũ thâm sâu ngần nào, đó là gì?
         - Thưa : Trở nên toàn năng, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác.

51. Hỏi : Chúng ta có thể trở nên bám chặt vào những điều gì?
         - Thưa : Vào tiền bạc, vào những dự án, những ý tưởng hay mục tiêu nào đó, bám chặt vào địa vị của mình, vào một truyền thống, thậm chí bám chặt vào những cá nhân nào đó.

52. Hỏi : Thay vì giúp ta tiến bước, những cái đó làm chúng ta thế nào?
         - Thưa : Làm chúng ta tê liệt.

53. Hỏi : Thay vì sự gặp gỡ, chúng tạo ra điều gì?
         - Thưa : Chúng tạo ra xung đột. 

54. Hỏi : Thế nhưng cũng có một nhân loại mới, một dân gồm những ai không chịu khuất phục trước sự dụ dỗ của dối trá?
         - Thưa : Những người bé mọn và khiêm nhường.

55. Hỏi : Trong khi những người cung phụng ngẫu tượng cũng trở nên giống như các ngẫu tượng, câm, điếc, mù, và bất động (x. Tv 114,4), thì những người có tinh thần gì lại cởi mở sẵn sàng? 
         - Thưa : Tinh thần nghèo khó.

56. Hỏi : Những người có tinh thần nghèo khó lại cởi mở sẵn sàng: họ là một năng lực tốt lành thầm lặng có sức làm gì? 
         - Thưa : Có sức chữa lành và nâng đỡ thế giới.

57. Hỏi : Đã đến lúc ta phải hành động, và trong Mùa Chay, hành động cũng có nghĩa là gì?
         - Thưa : Cũng có nghĩa là dừng lại. 

58. Hỏi : Dừng lại để cầu nguyện, để đón nhận lời Chúa, dừng lại như ai trước sự hiện diện của một người anh em, chị em bị thương tích?
         - Thưa : Như người Samari.

59. Hỏi : Điều gì chỉ là một tình yêu?
         - Thưa : Mến Chúa và yêu người.

60. Hỏi : Không có thần nào khác, đó là dừng lại trước sự hiện diện của ai nơi xác thịt của tha nhân bên cạnh mình?
         - Thưa : Của Thiên Chúa.

61. Hỏi : Do đó, ba điều gì không phải là ba hành vi tách rời nhau, mà là một động thái duy nhất của sự cởi mở và trút rỗng chính mình, trong đó chúng ta tống khứ những ngẫu tượng đè nặng trên mình, những quyến luyến giam hãm mình? 
         - Thưa : Cầu nguyện, bố thí và ăn chay.

63. Hỏi : Rồi trái tim khô héo và cô lập sẽ thế nào?
         - Thưa : Sẽ hồi sinh.

64. Hỏi : Chiều kích sống chiêm niệm mà Mùa Chay giúp chúng ta khám phá lại sẽ giải phóng những gì?
         - Thưa : Sẽ giải phóng những năng lượng mới. 

65. Hỏi : Trước tôn nhan Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm với nhau hơn: chúng ta khám phá ra những bạn đồng hành, những người cùng bước đi với mình, thay vì là những gì?    
         - Thưa : Những kẻ thù và những mối đe dọa.  

66. Hỏi : Đây là điều gì của Thiên Chúa, là miền đất hứa mà chúng ta hướng đến một khi đã bỏ thân phận nô lệ lại phía sau?
         - Thưa : Giấc mơ.

67. Hỏi : Dạng thức hiệp hành của Giáo hội, mà trong những năm này chúng ta đang tái khám phá và phát huy, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là thời gian của những điều gì?
         - Thưa : Những quyết định mang tính cộng đoàn, những quyết định lớn và nhỏ có tính lội ngược dòng.  

68. Hỏi : Những quyết định có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của các cá nhân và của toàn bộ những khu vực sinh sống, chẳng hạn về những gì?  
         - Thưa : Về những cách chúng ta thủ đắc của cải, cách chăm sóc thế giới tự nhiên, và cách ta nỗ lực để bao gồm những người bị quên lãng hoặc bị coi thường.  

69. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hữu làm điều này: hãy giúp các thành viên của mình có những điều gì? 
         - Thưa : Có những khoảnh khắc dành riêng để suy nghĩ lại về lối sống của họ, có những dịp để xem xét sự hiện diện của mình trong xã hội và sự đóng góp của mình cho một xã hội tốt đẹp hơn.

70. Hỏi : Khốn thay cho chúng ta nếu việc gì của ta giống với kiểu thống hối đã khiến Chúa Giêsu phiền lòng?
         - Thưa : Việc thống hối Kitô giáo.

71. Hỏi : “Khi ăn chay, anh em đừng làm bộ ủ rũ như bọn đạo đức giả, vì họ nhăn nhó để cho người khác thấy là họ đang ăn chay.” Câu này được trích từ Tin mừng của thánh nào?
         - Thưa : Tin mừng thánh Mátthêu (Mt 6,16).

72. Hỏi : Thay vào đó, hãy để người khác nhìn thấy, thưởng ngoạn và cảm nhận nơi chúng ta điều gì?
         - Thưa : Nhìn thấy khuôn mặt vui tươi của mình, thưởng ngoạn hương thơm của tự do và cảm nhận được thứ tình yêu làm cho mọi sự trở nên mới mẻ, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và gần gũi nhất với chúng ta. 

73. Hỏi : Mùa Chay này sẽ trở thành một thời gian hoán cải theo mức độ mà một nhân loại đầy lo âu sẽ nhận thấy một điều gì?
         - Thưa : Một sự bùng phát của tính sáng tạo, một tia hy vọng mới.

74. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại điều đã nói với các bạn trẻ ở Lisbon mùa hè năm 2023: Hãy tiếp tục tìm kiếm và hãy sẵn sàng đón nhận điều gì? 
         - Thưa : Đón nhận rủi ro.

75. Hỏi : Tại thời điểm này, chúng ta đối mặt với những rủi ro lớn; chúng ta nghe thấy lời gì?
         - Thưa : Lời van xin thống thiết của rất nhiều người. 

76. Hỏi : Chúng ta đang cảm nhận một điều gì diễn ra từng phần?
         - Thưa : Một cuộc Thế Chiến Thứ Ba.

77. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta hãy can đảm nhìn thế giới của mình, không phải như đang hấp hối mà là gì?
         - Thưa : Đang trong tiến trình sinh nở.

78. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta hãy can đảm nhìn thế giới của mình, […] không phải đang kết thúc mà là gì?
         - Thưa : Đang bắt đầu một chương mới tuyệt vời của lịch sử.

79. Hỏi : Đó là sự can đảm hoán cải, phát xuất từ việc gì?
         - Thưa : Từ việc tiến lên khỏi cảnh nô lệ.  

80. Hỏi : Vì điều gì nắm tay đức cậy ví như một đứa bé?
         - Thưa : Đức tin và đức ái.

81. Hỏi : Đức tin và đức ái dạy đức cậy bước đi, đồng thời chính điều gì dẫn đức tin và đức ái tiến về phía trước?
         - Thưa : Đức cậy.

82. Hỏi : Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến dụ ngôn nào?
         - Thưa : Dụ ngôn Người Samari tốt lành.

83. Hỏi : Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến ngôn sứ nào? 
         - Thưa : Ngôn sứ Hôsê (x. Hs 2,16-17).

84. Hỏi : Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô trích dẫn câu nói liên quan đến Chúa Giêsu trong biến cố nào?  
         - Thưa : Chúa Giêsu chịu phép rửa (Mc 1,11)



84 Câu Trắc Nghiệm


01. Chủ đề sứ điệp Mùa Chay năm 2024 là gì?
         a. Khổ chế trong Mùa Chay: một con đường hiệp hành.
         b. Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu.
         c. Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân.
         d. Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do.  

02. “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ.” Câu này được trích từ sách nào?
         a. Sách Dân số.
         b. Sách Xuất Hành.
         c. Dân Đệ Nhị Luật.
         d. Sách Sáng Thế.

03. Thập Giới được ban cho dân Ítraen qua ai trên Núi Sinai? 
         a. Ông Giôsuê.
         b. Ông Môsê.
         c. Ông Ápraham.
         d. Ông Aharon.

04. Thập Giới được ban cho ông Môsê trên núi nào?  
         a. Núi Tabor.
         b. Núi Sọ.
         c. Núi Xinai.
         d. Núi Arbel.

05. Những người nghe các lời này (Thập Giới) vốn không xa lạ gì với cuộc xuất hành mà Thiên Chúa nhắc đến: kinh nghiệm về điều gì vẫn đè nặng trên họ?
         a. Sự đau khổ của mình.
         b. Về tình trạng nô lệ.
         c. Việc Thiên Chúa bỏ rơi mình.
         d. Sự im lặng của Thiên Chúa.

06. Trong sa mạc, dân chúng nhận được điều gì như nẻo đường đi đến tự do? 
         a. “Mười Lời”. 
         b. “Tám Mối Phúc”.
         c. “Kinh Lạy Cha”.
         d. “Danh Thiên Chúa”.

07. Trong sa mạc, dân chúng nhận được “Mười Lời” như điều gì?
         a. Dân của Đức Chúa.
         b. Niềm vui được cứu thoát.
         c. Chỉ nam vào Đất Hứa.
         d. Nẻo đường đi đến tự do.

08. Chúng ta gọi đó là “các điều răn”, nhằm nêu bật điều gì mà Thiên Chúa dùng để uốn nắn dân Ngài? 
         a. Lòng thương xót.
         b. Sức mạnh của tình yêu.
         c. Lề Luật.
         d. Sự chăm sóc của Thiên Chúa.

09. Tiếng gọi tự do là một tiếng gọi thế nào? 
         a. Đầy yêu thương.
         b. Đầy thương xót.
         c. Đầy đòi hỏi.
         d. Đây niềm vui.

10. Giống như dân Ítraen trong sa mạc vẫn lưu luyến Ai cập – thường hoài vọng về quá khứ và phàn nàn chống lại ai?
         a. Ông Môsê.
         b. Đức Chúa.
         c. Vua Pharaôn.
         d. Chỉ a và b đúng. 

11. Giống như dân Ítraen trong sa mạc vẫn lưu luyến Ai cập, ngày nay cũng vậy, dân Thiên Chúa có thể bám víu vào điều gì mà họ được mời gọi vứt bỏ lại phía sau? 
         a. Tội lỗi.
         b. Tự do.
         c. Đau khổ.
         d. Một xiềng xích áp bức.

12. Mùa Chay là mùa ân sủng trong đó một lần nữa điều gì có thể trở thành nơi tình yêu ban đầu của chúng ta?
         a. Vực thẳm.
         b. Núi cao.
         c. Tình thương.
         d. Sa mạc.

13. “Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, / đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. / Từ nơi đó, Ta sẽ trả lại vườn nho của nó, / biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng. / Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, / như ngày nó đi lên từ Ai-cập.” Câu này của ngôn sứ nào?
         a. Ngôn sứ Isaia.
         b. Ngôn sứ Hôsê.
         c. Ngôn sứ Giêrêmia.
         d. Ngôn sứ Amốt.

14. Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài giúp chúng ta bỏ lại phía sau điều gì?
         a. Tình cảnh nô lệ của mình.
         b. Những tình cảm lưu luyến Ai cập.
         c. Những ước mơ trần tục.
         d. Những tội lỗi quá khứ.

15. Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài giúp chúng ta bỏ lại phía sau tình cảnh nô lệ của mình, và kinh (trải) nghiệm điều gì?
         a. Sự yêu thương của Thiên Chúa.
         b. Được Đức Chúa gìn giữ, chăm sóc.
         c. Một cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống.
         d. Chỉ a và b đúng.  

16. Như ai, Chúa lôi kéo chúng ta một lần nữa đến với Ngài, và thầm thì lời yêu thương vào tâm hồn chúng ta?
         a. Người Cha.
         b. Chiên Con.
         c. Tân lang.
         d. Tân Nương.

17. Cuộc xuất hành từ tình cảnh nô lệ đến tự do không phải là gi?
         a. Một hành trình đau khổ.  
         b. Một hành trình trừu tượng.  
         c. Một hành trình đức tin.  
         d. Một hành trình yêu thương.   

18. Để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta được cụ thể, thì bước đầu tiên là phải mong muốn điều gì? 
         a. Thoát khỏi cảnh tăm tối.
         b. Vượt qua những đau khổ.
         c. Mở mắt mình ra trước thực tại.
         d. Đổi mới tâm hồn.

19. Khi Chúa gọi ai từ bụi gai bốc cháy, Ngài lập tức cho thấy rằng Ngài là một vị Thiên Chúa nhìn thấy và nhất là nghe thấy?
         a. Ông Ápraham.
         b. Ông Ixaác.
         c. Ông Môsê.
         d. Ông Aharon.

20. “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật.” Câu này được trích từ sách nào?
         a. Sách Dân Số.
         b. Sách Xuất Hành.
         c. Sách Sáng Thế.
         d. Sách Đệ Nhị Luật.

21. Ngày nay cũng vậy, tiếng kêu của rất nhiều anh chị em của chúng ta bị gì đang thấu tới trời?
         a. Bị xua đuổi.
         b. Bị áp bức.
         c. Bị đói nghèo.
         d. Bị đau khổ.

22. Chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta thế nào trước những tiếng kêu đó?
         a. Chúng ta có nghe thấy tiếng kêu đó không?
         b. Nó có quấy rầy ta không?
         c. Nó có làm ta động lòng không?
         d. Cả a, b và c đúng.  

23. Có quá nhiều điều chia cách chúng ta, phủ nhận điều gì vốn ràng buộc chúng ta ngay từ đầu?
         a. Tình thương.
         b. Tình huynh đệ.
         c. Sự liên đới.
         d. Trách nhiệm.

24. Trong chuyến thăm Lampedusa của mình, như một cách chống lại đà toàn cầu hóa sự thờ ơ, Đức Phanxicô đã hỏi hai câu hỏi nào mà được thấy ngày càng trở nên cấp bách hơn?
         a. “Ngươi ở đâu?”
         b. “Anh/Em ngươi đâu?”
         c. “Thiên Chúa ở đâu?”
         d. Chỉ a và b đúng.

25. “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) và “Anh/Em ngươi đâu?” (St 4,9). Hai câu hỏi này được trích trong sách nào?  
         a. Sách Dân Số.
         b. Sách Xuất Hành.
         c. Sách Sáng Thế.
         d. Sách Đệ Nhị Luật.

26. “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) được trích từ trình thuật nào của Sách Sáng Thế?
         a. Trình thuật Thử thách.
         b. Trình thuật Sa ngã.
         c. Trình thuật Cain và Aben.
         d. Trình thuật Hồng thủy.

27. “Anh/Em ngươi đâu?” (St 4,9) được trích từ trình thuật nào của Sách Sáng Thế?
         a. Trình thuật Thử thách.
         b. Trình thuật Sa ngã.
         c. Trình thuật Cain và Aben.
         d. Trình thuật Hồng thủy.

28. Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu như - bằng cách lắng nghe hai câu hỏi đó một lần nữa - ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay mình vẫn làm gì? 
         a. Vẫn luyến tiếc Ai cập.
         b. Vẫn ở dưới sự cai trị của Pharaôn.
         c. Vẫn mong ước thoát cảnh nộ lệ Ai cập.
         d. Vẫn ước mơ trở lại Ai cập.

29. Một sự cai trị khiến chúng ta thế nào? 
         a. Mệt mỏi.
         b. Thờ ơ.
         c. Thương xót.
         d. Chỉ a và b đúng. 

30. Một kiểu thức phát triển như thế khiến chúng ta thế nào?
         a. Gây chia rẽ chúng ta.
         b. Cướp đi tương lai của chúng ta.
         c. Hiệp nhất chúng ta với nhau.
         d. Chỉ a và b đúng.  

31. Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, nhưng cả điều gì của chúng ta cũng thế?
         a. Thể xác.
         b. Tâm hồn.
         c. Tâm trí.
         d. Xã hội.

32. Quả thực là điều gì đã bắt đầu tiến trình giải phóng chúng ta, tuy nhiên vẫn còn trong chúng ta một nỗi khao khát thân phận nô lệ không thể giải thích được?
         a. Trở về.
         b. Sám hối.
         c. Phép Rửa.
         d. Lòng thương xót của Thiên Chúa.

33. Trong trình thuật Xuất hành, có một chi tiết quan trọng:mặc dù Ítraen không yêu cầu điều này, nhưng chính Thiên Chúa thì thế nào?
         a. Nhìn thấy. 
         b. Động lòng. 
         c. Mang lại tự do. 
         d. Cả a, b và c đúng.

34. Pharaôn bóp nghẹt và ngăn chặn điều gì, khiến cho thế giới này - trong đó phẩm giá con người bị chà đạp và những mối liên kết chân thực bị phủ nhận – có vẻ như chẳng thể nào thay đổi được? 
         a. Bóp nghẹt những giấc mơ.
         b. Ngăn chặn tầm nhìn hướng thượng.
         c. Gây khó khăn cho dân Ítraen.
         d. Chỉ a và b đúng.  

35. Pharaôn đặt mọi sự dưới quyền kiểm soát của ông ta. Chúng ta hãy tự hỏi những gì?
         a. Tôi có muốn một thế giới mới không?
         b. Tôi có sẵn sàng từ bỏ những thoả hiệp với thế giới cũ không?
         c. Tôi có sẵn sàng giúp đỡ anh chị em gặp cảnh khó khăn?
         d. Chỉ a và b đúng.

36. Chứng từ của nhiều anh em giám mục và đông đảo những người hoạt động vì hòa bình và công lý càng ngày càng thuyết phục Đức Phanxicô rằng chúng ta cần đấu tranh chống lại sự gì?        
a. Sự thờ ơ.
         b. Sự thiếu hy vọng.
         c. Sư quan tâm.
         d. Sự liên đới.

37. “Tình trạng thiếu hy vọng” này không khác gì nỗi hoài vọng về cảnh nô lệ, đã làm ai tê liệt trong sa mạc và đã ngăn cản họ tiến về phía trước?
         a. Ông Môsê.
         b. Vua Pharaôn.
         c. Dân Ítraen.
         d. Dân Ai  cập.

38. Cuộc xuất hành có thể bị chặn đứng: chúng ta không thể giải thích cách nào khác sự thật rằng nhân loại đã đạt đến ngưỡng cửa của tình huynh đệ phổ quát, và ở các bình diện phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý, nhân loại có khả năng bảo đảm phẩm giá cho mọi người, thế nhưng vẫn đang mò mẫm trong bóng tối của điều gì?
         a. Bất bình đẳng.
         b. Xung đột.
         c. Nghèo khó.
         d. Chỉ a và b đúng.  

39. Thiên Chúa không hề chán ngán chúng ta. Chúng ta hãy đón mùa nào như một mùa trọng đại trong đó Ngài nhắc nhở chúng ta: “Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ.”? (Xh 20,2). 
         a. Mùa vọng.
         b. Mùa Giáng Sinh.
         c. Mùa Chay.
         d. Mùa Phục Sinh.  

40. Theo Đức Phanxicô, mùa chay là mùa gì?
         a. Mùa hoán cải.
         b. Mùa tự do.
         c. Mùa sầu khổ.
         d. Chỉ a và b đúng.  

41. Chính Chúa Giêsu, như chúng ta nhắc lại hằng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu cám dỗ trong sự gì?
         a. Sự thử thách.
         b. Sự tự do.  
         c. Sự cô đơn.
         d. Sư dữ.

42. Trình thuật Chúa Giêsu chịu cám dỗ được đọc vào Chúa Nhật nào hằng năm?
         a. Chúa Nhật 1 Mùa Chay.
         b. Chúa Nhật 2 Mùa Chay.
         c. Chúa Nhật 3 Mùa Chay.
         d. Chúa Nhật 4 Mùa Chay.

43. Trong bao nhiêu ngày, Chúa Giêsu là Người Con nhập thể sẽ đứng trước chúng ta và ở với chúng ta?
         a. Trong ba ngày.
         b. Trong tám ngày.
         c. Trong mười hai ngày.
         d. Trong bốn mươi ngày.  

44. Không giống như ai, Thiên Chúa không muốn các thần dân, mà Ngài muốn những con trai, con gái?
         a. Như Pharaôn.
         b. Như Ápraham.
         c. Như Đavít.
         d. Như Môsê.  

45. Đâu là nơi mà sự tự do của chúng ta có thể trưởng thành trong một quyết định cá vị không rơi trở lại tình trạng nô lệ nữa?
         a. Tĩnh lăng.
         b. Tâm hồn.
         c. Đền Thờ.
         d. Sa mạc.  

46. Trong đâu, chúng ta khám phá ra những tiêu chuẩn mới của công lý và một cộng đoàn cùng ta bước tới trên một con đường mình chưa từng đi?
         a. Yêu thương.
         b. Sám hối.
         c. Phó thác.
         d. Mùa chay.

47. Nhưng điều này gắn với một cuộc chiến đấu, như điều gì cho thấy rõ?
         a. Sách Xuất hành.
         b. Những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc.
         c. Những đau khổ của ông Gióp.
         d. Chỉ a và b đúng.  

48. “Con là Con yêu dấu của Cha” (Mc 1,11), và “Ngươi sẽ không có thần nào khác trước mặt Ta” (Xh 20,3), tiếng nói ấy của Thiên Chúa bị phản đối bởi ai? 
         a. Những người pharisêu và người Hêrôđê.
         b. Các kinh sư.
         c. Kẻ thù và những lời dối trá của hắn. 
         d. Dân ngoại.

49. Điều đáng sợ hơn cả Pharaôn, đó là những gì mà chúng ta tự dựng lên cho mình; chúng ta có thể coi chúng như tiếng nói của kẻ thù đang nói trong mình?
         a. Những dối trá.
         b. Những ngẫu tượng.
         c. Những thờ ơ.
         d. Những tị hiềm.

50. Ai cũng hiểu lời dối trá này có thể quyến rũ thâm sâu ngần nào, đó là gì?
         a. Trở nên toàn năng.
         b. Được mọi người ngưỡng mộ.
         c. Thống trị người khác.
         d. Cả a, b và c đúng.  

51. Chúng ta có thể trở nên bám chặt vào những điều gì?
         a. Vào tiền bạc, vào những dự án, những ý tưởng hay mục tiêu nào đó.
         b. Vào địa vị của mình, vào một truyền thống.
         c. Vào những cá nhân nào đó
         d. Cả a, b và c đúng.  

52. Thay vì giúp ta tiến bước, những cái đó làm chúng ta thế nào?
         a. Tê liệt.
         b. Khước từ.
         c. Xấu hổ.
         d. Nghi kỵ.

53. Thay vì sự gặp gỡ, chúng tạo ra điều gì?
         a. Từ chối.
         b. Thờ ơ.
         c. Hiềm khích.
         d. Xung đột.   

54. Thế nhưng cũng có một nhân loại mới, một dân gồm những ai không chịu khuất phục trước sự dụ dỗ của dối trá?
         a. Những người bé mọn.
         b. Những người khiêm nhường.
         c. Những người Ítraen.
         d. Chỉ a và b đúng.  

55. Trong khi những người cung phụng ngẫu tượng cũng trở nên giống như các ngẫu tượng, câm, điếc, mù, và bất động (x. Tv 114,4), thì những người có tinh thần gì lại cởi mở sẵn sàng?
         a. Thương xót.
         b. Nghèo khó.
         c. Bác ái.
         d. Trách nhiệm.

56. Những người có tinh thần nghèo khó lại cởi mở sẵn sàng: họ là một năng lực tốt lành thầm lặng có sức làm gì? 
         a. Chữa lành thế giới.
         b. Nâng đỡ thế giới.
         c. Lãnh đạo thế giới.
         d. Chỉ a và b đúng.  

57. Đã đến lúc ta phải hành động, và trong Mùa Chay, hành động cũng có nghĩa là gì?
         a. Bát đầu
         b. Dừng lại. 
         c. Cố gắng.
         d. Ra đi.

58. Dừng lại để cầu nguyện, để đón nhận lời Chúa, dừng lại như ai trước sự hiện diện của một người anh em, chị em bị thương tích?
         a. Người Samari.
         b. Người thu thuế lên đền cầu nguyện.
         c. Người cha nhân hậu.
         d. Người bạn quấy rầy mượn bánh.

59. Điều gì chỉ là một tình yêu?
         a. Tha thứ.
         b. Mến Chúa.
         c. Yêu người.
         d. Chỉ b và c đúng.  

60. Không có thần nào khác, đó là dừng lại trước sự hiện diện của ai nơi xác thịt của tha nhân bên cạnh mình?
         a. Thiên Chúa.
         b. Chúa Giêsu.
         c. Chúa Thánh Thần.
         d. Thiên thần.

61. Do đó, ba điều gì không phải là ba hành vi tách rời nhau, mà là một động thái duy nhất của sự cởi mở và trút rỗng chính mình, trong đó chúng ta tống khứ những ngẫu tượng đè nặng trên mình, những quyến luyến giam hãm mình? 
         a. Cầu nguyện.
         b. Bố thí.
         c. Ăn chay.
         d. Cả a, b và c đúng.  

63. Rồi trái tim khô héo và cô lập sẽ thế nào?
         a. Ngập tràn niềm vui.
         b. Hồi sinh.
         c. Hướng thượng.
         d. Yêu thương.

64. Chiều kích sống chiêm niệm mà Mùa Chay giúp chúng ta khám phá lại sẽ giải phóng những gì?
         a. Những năng lượng mới.
         b. Những ích kỷ.
         c. Những thờ ơ.
         d. Những luyến tiếc quá khứ.

65. Trước tôn nhan Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm với nhau hơn: chúng ta khám phá ra những bạn đồng hành, những người cùng bước đi với mình, thay vì là những gì?    
         a. Những kẻ thù.
         b. Những mối đe dọa.
         c. Những cãi vả.
         d. Chỉ a và b đúng.  

66. Đây là điều gì của Thiên Chúa, là miền đất hứa mà chúng ta hướng đến một khi đã bỏ thân phận nô lệ lại phía sau?
         a. Niềm vui.
         b. Giấc mơ.
         c. Hy vọng.
         d. Trông cậy.

67. Dạng thức hiệp hành của Giáo hội, mà trong những năm này chúng ta đang tái khám phá và phát huy, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là thời gian của những điều gì?
         a. Những quyết định mang tính cộng đoàn.
         b. Những quyết định lớn và nhỏ có tính lội ngược dòng.
         c. Những gặp gỡ cộng đồng mang tính toàn cầu.
         d. Chỉ a và b đúng.

68. Những quyết định có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của các cá nhân và của toàn bộ những khu vực sinh sống, chẳng hạn về những gì? 
         a. Những cách chúng ta thủ đắc của cải.
         b. Những chăm sóc thế giới tự nhiên.
         c. Những cách chúng ta nỗ lực để bao gồm những người bị quên lãng hoặc bị coi thường.
         d. Cả a, b và c đúng.  

69. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hữu làm điều này: hãy giúp các thành viên của mình có những điều gì? 
         a. Có những khoảnh khắc dành riêng để suy nghĩ lại về lối sống của họ.
         b. Có những dịp để xem xét sự hiện diện của mình trong xã hội.
         c. Có những sự đóng góp của mình cho một xã hội tốt đẹp hơn.
         d. Cả a, b và c đúng.

70. Khốn thay cho chúng ta nếu việc gì của ta giống với kiểu thống hối đã khiến Chúa Giêsu phiền lòng?
         a. Giữ luật thanh sạch.
         b. Cầu nguyện như người Pharisêu.
         c. Việc thống hối Kitô giáo.
         d. Việc dâng cúng cho Đền thờ.

71. “Khi ăn chay, anh em đừng làm bộ ủ rũ như bọn đạo đức giả, vì họ nhăn nhó để cho người khác thấy là họ đang ăn chay.” Câu này được trích từ Tin mừng của thánh nào?
         a. Tin mừng thánh Mátthêu.
         b. Tin mừng thánh Máccô.
         c. Tin mừng thánh Luca.
         d. Tin mừng thánh Gioan.

72. Thay vào đó, hãy để người khác nhìn thấy, thưởng ngoạn và cảm nhận nơi chúng ta điều gì?
         a. Nhìn thấy khuôn mặt vui tươi của mình.
         b. Thưởng ngoạn hương thơm của tự do.
         c. Cảm nhận được thứ tình yêu làm cho mọi sự trở nên mới mẻ.
         d. Cả a, b và c đúng.  

73. Mùa Chay này sẽ trở thành một thời gian hoán cải theo mức độ mà một nhân loại đầy lo âu sẽ nhận thấy một điều gì?
         a. Một sự bùng phát của tính sáng tạo.
         b. Một tia hy vọng mới.
         c. Một sự khởi đầu mới.
         d. Chỉ a và b đúng.  

74. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại điều đã nói với các bạn trẻ ở Lisbon mùa hè năm 2023: Hãy tiếp tục tìm kiếm và hãy sẵn sàng đón nhận điều gì? 
         a. Rủi ro.
         b. Khó khăn.
         c. Vất vả.
         d. Lo âu.

75. Tại thời điểm này, chúng ta đối mặt với những rủi ro lớn; chúng ta nghe thấy lời gì?
         a. Lời kêu gọi hiệp nhất trong Giáo hội.
         b. Lời kêu gọi trở về với Chúa.
         c. Lời am ủi những người đau khổ.
         d. Lời van xin thống thiết của rất nhiều người.   

76. Chúng ta đang cảm nhận một điều gì diễn ra từng phần?
         a. Một cuộc Thế Chiến Thứ Nhất.
         b. Một cuộc Thế Chiến Thứ Hai.
         c. Một cuộc Thế Chiến Thứ Ba.
         d. Một cuộc chia rẽ sâu xa.

77. Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta hãy can đảm nhìn thế giới của mình, không phải như đang hấp hối mà là gì?
         a. Đang trong quá trình phân hủy.
         b. Đang trong tiến trình sinh nở.
         c. Đang trong qúa trình tự hủy.
         d. Đang trong qúa trình phát triển.

78. Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta hãy can đảm nhìn thế giới của mình, […] không phải đang kết thúc mà là gì?
         a. Đang bắt đầu một hành trình mới.
         b. Đang tìm cách hòa hợp với thiên nhiên.
         c. Đang bắt đầu một chương mới tuyệt vời của lịch sử.
         d. Đang tìm kiếm một hệ sinh thái mới.

79. Đó là sự can đảm hoán cải, phát xuất từ việc gì?
         a. Cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn.
         b. Tiến lên khỏi cảnh nô lệ.  
         c. Mở lòng với tha nhân.
         d. Nhìn nhận trách nhiệm của mỗi người Kitô.

80. Vì điều gì nắm tay đức cậy ví như một đứa bé?
         a. Đức tin.
         b. Đức ái.
         c. Đức can đảm
         d. Chỉ a và b đúng.  

81. Đức tin và đức ái dạy đức cậy bước đi, đồng thời chính điều gì dẫn đức tin và đức ái tiến về phía trước?
         a. Đức bác ái.
         b. Đức cậy.
         c. Đức can đảm.
         d. Đức khôn ngoan.

82. Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến dụ ngôn nào?
         a. Người Samari tốt lành.
         b. Người thu thuế lên đền cầu nguyện.
         c. Người cha nhân hậu.
         d. Người bạn quấy rầy mượn bánh.

83. Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến ngôn sứ nào? 
         a. Ngôn sứ Isaia.
         b. Ngôn sứ Hôsê.
         c. Ngôn sứ Giêrêmia.
         d. Ngôn sứ Amốt.

84. Trong Sứ điệp Mùa chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô trích dẫn câu nói liên quan đến Chúa Giêsu trong biến cố nào?  
         a. Chúa Giêsu hiển dung.
         b. Chúa Giêsu vác thập giá.
         c. Chúa Giêsu chịu phép rửa.
         d. Chúa Giêsu tẩy uế Đền thờ.



Ô Chữ
Sứ Điệp Mùa Chay 2024


Những gợi ý

01. Không có thần nào khác, đó là dừng lại trước sự hiện diện của ai nơi xác thịt của tha nhân bên cạnh mình?

02. “Tình trạng thiếu hy vọng” này không khác gì nỗi hoài vọng về cảnh nô lệ, đã làm ai tê liệt trong sa mạc và đã ngăn cản họ tiến về phía trước?

03. Quả thực là điều gì đã bắt đầu tiến trình giải phóng chúng ta, tuy nhiên vẫn còn trong chúng ta một nỗi khao khát thân phận nô lệ không thể giải thích được?

04. Trong sa mạc, dân chúng nhận được điều gì như nẻo đường đi đến tự do? 

05. Trong đâu, chúng ta khám phá ra những tiêu chuẩn mới của công lý và một cộng đoàn cùng ta bước tới trên một con đường mình chưa từng đi?

06. Đây là điều gì của Thiên Chúa, là miền đất hứa mà chúng ta hướng đến một khi đã bỏ thân phận nô lệ lại phía sau?

07. Đức tin và đức ái dạy đức cậy bước đi, đồng thời chính điều gì dẫn đức tin và đức ái tiến về phía trước?

08. Như ai, Chúa lôi kéo chúng ta một lần nữa đến với Ngài, và thầm thì lời yêu thương vào tâm hồn chúng ta?

09. Thay vì sự gặp gỡ, chúng tạo ra điều gì?

10. Rồi trái tim khô héo và cô lập sẽ thế nào?

11. Trong khi những người cung phụng ngẫu tượng cũng trở nên giống như các ngẫu tượng, câm, điếc, mù, và bất động (x. Tv 114,4), thì những người có tinh thần gì lại cởi mở sẵn sàng? 

12. Điều đáng sợ hơn cả Pharaôn, đó là những gì mà chúng ta tự dựng lên cho mình; chúng ta có thể coi chúng như tiếng nói của kẻ thù đang nói trong mình?

Chủ đề là những ký tự ở ô được tô đậm.
Chủ đề của ô chứ này là gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 
Gb. Nguyễn Thái Hùng
2.2024




Lời giải đáp
84 Câu Trắc Nghiệm

01. d. Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do. 
02. b. Sách Xuất Hành (Xh 20,2).
03. b. Ông Môsê.
04. c. Núi Xinai.
05. b. Về tình trạng nô lệ.
06. a. “Mười Lời”. 
07. d. Nẻo đường đi đến tự do.
08. b. Sức mạnh của tình yêu.
09. c. Đầy đòi hỏi.
10. d. Chỉ a và b đúng. 
11. d. Một xiềng xích áp bức.
12. d. Sa mạc.
13. b. Ngôn sứ Hôsê (Hs 2,16-17)
14. a. Tình cảnh nô lệ của mình.
15. c. Một cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống.
16. c. Tân lang.
17. b. Một hành trình trừu tượng.  
18. c. Mở mắt mình ra trước thực tại.
19. c. Ông Môsê.
20. b. Sách Xuất Hành (Xh 3,7-8).
21. b. Bị áp bức.
22. d. Cả a, b và c đúng. 
23. b. Tình huynh đệ.
24. d. Chỉ a và b đúng.
25. c. Sách Sáng Thế.
26. b. Trình thuật Sa ngã.
27. c. Trình thuật Cain và Aben (St 4, 1-16).
28. b. Vẫn ở dưới sự cai trị của Pharaôn.
29. d. Chỉ a và b đúng. 
30. d. Chỉ a và b đúng. 
31. b. Tâm hồn.
32. c. Phép Rửa.
33. d. Cả a, b và c đúng.
34. d. Chỉ a và b đúng. 
35. d. Chỉ a và b đúng.
36. b. Sự thiếu hy vọng.
37. c. Dân Ítraen.
38. d. Chỉ a và b đúng. 
39. c. Mùa Chay.
40. d. Chỉ a và b đúng. 
41. b. Sự tự do.  
42. a. Chúa Nhật 1 Mùa Chay.
43. d. Trong bốn mươi ngày. 
44. a. Như Pharaôn.
45. d. Sa mạc. 
46. d. Mùa chay.
47. d. Chỉ a và b đúng. 
48. c. Kẻ thù và những lời dối trá của hắn. 
49. b. Những ngẫu tượng.
50. d. Cả a, b và c đúng. 
51. d. Cả a, b và c đúng. 
52. a. Tê liệt.
53. d. Xung đột.  
54. d. Chỉ a và b đúng. 
55. b. Nghèo khó.
56. d. Chỉ a và b đúng. 
57. b. Dừng lại. 
58. a. Người Samari.
59. d. Chỉ b và c đúng. 
60. a. Thiên Chúa.
61. d. Cả a, b và c đúng. 
63. b. Hồi sinh.
64. a. Những năng lượng mới.
65. d. Chỉ a và b đúng. 
66. b. Giấc mơ.
67. d. Chỉ a và b đúng.
68. d. Cả a, b và c đúng. 
69. d. Cả a, b và c đúng.
70. c. Việc thống hối Kitô giáo.
71. a. Tin mừng thánh Mátthêu (Mt 6,16).
72. d. Cả a, b và c đúng. 
73. d. Chỉ a và b đúng. 
74. a. Rủi ro.
75. d. Lời van xin thống thiết của rất nhiều người.  
76. c. Một cuộc Thế Chiến Thứ Ba.
77. b. Đang trong tiến trình sinh nở.
78. c. Đang bắt đầu một chương mới tuyệt vời của lịch sử.
79. b. Tiến lên khỏi cảnh nô lệ.  
80. d. Chỉ a và b đúng. 
81. b. Đức cậy.
82. a. Người Samari tốt lành.
83. b. Ngôn sứ Hôsê (Hs 2,16-17)
84. c. Chúa Giêsu chịu phép rửa (Mc 1,11)
          
Lời giải đáp
Ô Chữ Sứ Điệp Mùa Chay 2024

01. Thiên Chúa.
02. Dân Ítraen.
03. Phép Rửa.
04. Mười Lời. 
05. Mùa Chay.
06. Giấc mơ.
07. Đức cậy.
08. Tân lang.
09. Xung đột. 
10. Hồi sinh.
11. Nghèo khó.
12. Ngẫu tượng.

Chủ đề : Mùa Chay Thánh


Gb. Nguyễn Thái Hùng



https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/su-diep-mua-chay-2024-cua-duc-thanh-cha-phanxico-xuyen-qua-sa-mac-thien-chua-dan-ta-toi-tu-do14630.jpg
https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AJ0KDdUVM8VXRF7U_H_C-b_yW8BMEK53703m_X9J2DYvbQg40bA7xfjXcUlCXc3Xi9taauAlQ5Rh2ErDHOTUd4Ya0iw3P4CWn4rEL-SJu5zbwjPIqxP9mhr_zfCd89lrQLPkc3D52NnBzQ=s0-d
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ


Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do

Anh chị em thân mến,

Khi Thiên Chúa chúng ta mặc khải chính Ngài, sứ điệp của Ngài luôn luôn là một sứ điệp về sự tự do: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ” (Xh 20,2). Đó là những lời đầu tiên của Thập Giới được ban cho Môsê trên Núi Sinai. Những người nghe các lời này vốn không xa lạ gì với cuộc xuất hành mà Thiên Chúa nhắc đến: kinh nghiệm về tình trạng nô lệ vẫn đè nặng trên họ. Trong sa mạc, họ nhận được “Mười Lời” như nẻo đường đi đến tự do. Ta gọi đó là “các điều răn”, nhằm nêu bật sức mạnh của tình yêu mà Thiên Chúa dùng để uốn nắn dân Ngài. Tiếng gọi tự do là một tiếng gọi đầy đòi hỏi. Nó không được trả lời ngay lập tức; nó phải trở nên dần chín muồi như một phần của cuộc hành trình. Giống như dân Israel trong sa mạc vẫn lưu luyến Ai cập – thường hoài vọng về quá khứ và phàn nàn chống lại Đức Chúa và Môsê – ngày nay cũng vậy, dân Thiên Chúa có thể bám víu vào một xiềng xích áp bức mà họ được mời gọi vứt bỏ lại phía sau. Chúng ta nhận thấy quả đúng như vậy biết bao vào những lúc mình cảm thấy tuyệt vọng, đi vất vưởng trong cuộc đời như một sa mạc và thiếu một miền đất hứa làm đích đến cho mình. Mùa Chay là mùa ân sủng trong đó một lần nữa sa mạc có thể trở thành nơi tình yêu ban đầu của chúng ta, theo cách nói của ngôn sứ Hôsê (x. Hs 2,16-17). Thiên Chúa uốn nắn dân Ngài, Ngài giúp chúng ta bỏ lại phía sau tình cảnh nô lệ của mình, và kinh nghiệm một cuộc Vượt Qua từ sự chết đến sự sống. Như một tân lang, Chúa lôi kéo chúng ta một lần nữa đến với Ngài, và thầm thì lời yêu thương vào tâm hồn chúng ta.

Cuộc xuất hành từ tình cảnh nô lệ đến tự do không phải là một hành trình trừu tượng. Để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta được cụ thể, thì bước đầu tiên là phải mong muốn mở mắt mình ra trước thực tại. Khi Chúa gọi ông Môsê từ bụi gai bốc cháy, Ngài lập tức cho thấy rằng Ngài là một vị Thiên Chúa nhìn thấy và nhất là nghe thấy: “Ta đã thấy nỗi khốn cùng của dân Ta ở Ai cập; Ta đã nghe tiếng họ kêu than về những người quản đốc của họ. Quả thật, Ta biết những thống khổ của họ nên Ta xuống để giải thoát họ khỏi tay người Ai cập và đưa họ lên khỏi xứ đó để đến một xứ tốt đẹp rộng rãi, xứ chảy sữa và mật” (Xh 3,7-8). Ngày nay cũng vậy, tiếng kêu của rất nhiều anh chị em bị áp bức của chúng ta đang thấu tới trời. Ta hãy tự hỏi: Chúng ta có nghe thấy tiếng kêu đó không? Nó có quấy rầy ta không? Nó có làm ta động lòng không? Có quá nhiều điều chia cách chúng ta, phủ nhận tình huynh đệ vốn ràng buộc chúng ta ngay từ đầu.

Trong chuyến thăm Lampedusa của mình, như một cách chống lại đà toàn cầu hóa sự thờ ơ, tôi đã hỏi hai câu hỏi mà được thấy ngày càng trở nên cấp bách hơn: “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) và “Em ngươi đâu?” (St 4,9). Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu như - bằng cách lắng nghe hai câu hỏi đó một lần nữa - ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay mình vẫn ở dưới sự cai trị của Pha-ra-ôn. Một sự cai trị khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ. Một kiểu thức phát triển gây chia rẽ và cướp đi tương lai của chúng ta. Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, nhưng cả tâm hồn của chúng ta cũng thế. Quả thực là Phép Rửa đã bắt đầu tiến trình giải phóng chúng ta, tuy nhiên vẫn còn trong chúng ta một nỗi khao khát thân phận nô lệ không thể giải thích được. Đó là thứ sức hút tìm sự an toàn của những cái quen thuộc, dù gây tổn hại đến sự tự do của chúng ta.

Trong trình thuật Xuất hành, có một chi tiết quan trọng: chính Thiên Chúa nhìn thấy, động lòng, và mang lại tự do; Israel không yêu cầu điều này. Pha-ra-ôn bóp nghẹt những giấc mơ, ngăn chặn tầm nhìn hướng thượng, khiến cho thế giới này - trong đó phẩm giá con người bị chà đạp và những mối liên kết chân thực bị phủ nhận – có vẻ như chẳng thể nào thay đổi được. Pha-ra-ôn đặt mọi sự dưới quyền kiểm soát của ông ta. Chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có muốn một thế giới mới không? Tôi có sẵn sàng từ bỏ những thoả hiệp với thế giới cũ không? Chứng tá của nhiều anh em giám mục của tôi và rất nhiều người hoạt động cho hòa bình và công lý ngày càng thuyết phục tôi rằng chúng ta cần phải chống lại tình trạng thiếu hy vọng vốn bóp nghẹt những giấc mơ cũng như tiếng kêu thổn thức thấu tới trời và lay động trái tim của Thiên Chúa. “Tình trạng thiếu hy vọng” này không khác gì nỗi hoài vọng về cảnh nô lệ, đã làm dân Israel tê liệt trong sa mạc và đã ngăn cản họ tiến về phía trước. Một cuộc xuất hành có thể bị chặn đứng: chúng ta không thể giải thích cách nào khác sự thật rằng nhân loại đã đạt đến ngưỡng cửa của tình huynh đệ phổ quát, và ở các bình diện phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý, nhân loại có khả năng bảo đảm phẩm giá cho mọi người, thế nhưng vẫn đang mò mẫm trong bóng tối của bất bình đẳng và xung đột.

Chúa không hề chán ngán chúng ta. Ta hãy đón Mùa Chay như một mùa trọng đại trong đó Ngài nhắc nhở chúng ta: “Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, ra khỏi nhà nô lệ” (Xh 20,2). Mùa Chay là mùa hoán cải, mùa tự do. Chính Chúa Giêsu, như chúng ta nhắc lại hằng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu cám dỗ trong sự tự do. Trong bốn mươi ngày, Người là Người Con nhập thể sẽ đứng trước chúng ta và ở với chúng ta. Không giống như Pha-ra-ôn, Thiên Chúa không muốn các thần dân, mà Ngài muốn những con trai, con gái. Sa mạc là nơi mà sự tự do của chúng ta có thể trưởng thành trong một quyết định cá vị không rơi trở lại tình trạng nô lệ nữa. Trong Mùa Chay, chúng ta khám phá ra những tiêu chuẩn mới của công lý và một cộng đoàn cùng ta bước tới trên một con đường mình chưa từng đi.

Nhưng điều này gắn với một cuộc chiến đấu, như sách Xuất hành và những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc cho thấy rõ. “Con là Con yêu dấu của Cha” (Mc 1,11), và “Ngươi sẽ không có thần nào khác trước mặt Ta” (Xh 20,3), tiếng nói ấy của Thiên Chúa bị phản đối bởi kẻ thù và những lời dối trá của hắn. Điều đáng sợ hơn cả Pha-ra-ôn, đó là những ngẫu tượng mà chúng ta tự dựng lên cho mình; chúng ta có thể coi chúng như tiếng nói của kẻ thù đang nói trong mình. Trở nên toàn năng, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác: ai cũng hiểu lời dối trá này có thể quyến rũ thâm sâu ngần nào. Đó là một con đường rất dễ đi. Chúng ta có thể trở nên bám chặt vào tiền bạc, vào những dự án, những ý tưởng hay mục tiêu nào đó, bám chặt vào địa vị của mình, vào một truyền thống, thậm chí bám chặt vào những cá nhân nào đó. Thay vì giúp ta tiến bước, những cái đó làm ta tê liệt. Thay vì sự gặp gỡ, chúng tạo ra xung đột. Thế nhưng cũng có một nhân loại mới, một dân gồm những người bé mọn và khiêm nhường không chịu khuất phục trước sự dụ dỗ của dối trá. Trong khi những người cung phụng ngẫu tượng cũng trở nên giống như các ngẫu tượng, câm, điếc, mù, và bất động (x. Tv 114,4), thì những người có tinh thần nghèo khó lại cởi mở sẵn sàng: họ là một năng lực tốt lành thầm lặng có sức chữa lành và nâng đỡ thế giới.

Đã đến lúc ta phải hành động, và trong Mùa Chay, hành động cũng có nghĩa là dừng lại. Dừng lại để cầu nguyện, để đón nhận lời Chúa, dừng lại như người Samari trước sự hiện diện của một người anh em, chị em bị thương tích. Mến Chúa và yêu người chỉ là một tình yêu. Không có thần nào khác, đó là dừng lại trước sự hiện diện của Thiên Chúa nơi xác thịt của tha nhân bên cạnh mình. Do đó, cầu nguyện, bố thí và ăn chay không phải là ba hành vi tách rời nhau, mà là một động thái duy nhất của sự cởi mở và trút rỗng chính mình, trong đó chúng ta tống khứ những ngẫu tượng đè nặng trên mình, những quyến luyến giam hãm mình. Rồi trái tim khô héo và cô lập sẽ hồi sinh. Vì thế, ta hãy chậm lại và tạm dừng! Chiều kích sống chiêm niệm mà Mùa Chay giúp chúng ta khám phá lại sẽ giải phóng những năng lượng mới. Trước tôn nhan Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm với nhau hơn: chúng ta khám phá ra những bạn đồng hành, những người cùng bước đi với mình, thay vì là những kẻ thù và những mối đe dọa. Đây là giấc mơ của Thiên Chúa, là miền đất hứa mà chúng ta hướng đến một khi đã bỏ thân phận nô lệ lại phía sau.

Dạng thức hiệp hành của Giáo hội, mà trong những năm này chúng ta đang tái khám phá và phát huy, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là thời gian của những quyết định mang tính cộng đoàn, những quyết định lớn và nhỏ có tính lội ngược dòng. Những quyết định có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của các cá nhân và của toàn bộ những khu vực sinh sống, chẳng hạn về những cách chúng ta thủ đắc của cải, cách chăm sóc thế giới tự nhiên, và cách ta nỗ lực để bao gồm những người bị quên lãng hoặc bị coi thường. Tôi mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hữu làm điều này: hãy giúp các thành viên của mình có những khoảnh khắc dành riêng để suy nghĩ lại về lối sống của họ, có những dịp để xem xét sự hiện diện của mình trong xã hội và sự đóng góp của mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. Khốn thay cho chúng ta nếu việc thống hối Kitô giáo của ta giống với kiểu thống hối đã khiến Chúa Giêsu phiền lòng. Cả với chúng ta nữa, Người nói: “Khi ăn chay, anh em đừng làm bộ ủ rũ như bọn đạo đức giả, vì họ nhăn nhó để cho người khác thấy là họ đang ăn chay” (Mt 6,16). Thay vào đó, hãy để người khác nhìn thấy khuôn mặt vui tươi của mình, thưởng ngoạn hương thơm của tự do và cảm nhận được thứ tình yêu làm cho mọi sự trở nên mới mẻ, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và gần gũi nhất với chúng ta. Điều này có thể xảy ra nơi mọi cộng đoàn Kitô hữu chúng ta.

Mùa Chay này sẽ trở thành một thời gian hoán cải theo mức độ mà một nhân loại đầy lo âu sẽ nhận thấy một sự bùng phát của tính sáng tạo, một tia hy vọng mới. Cho phép tôi nhắc lại điều đã nói với các bạn trẻ mà tôi gặp gỡ ở Lisbon mùa hè năm ngoái: “Hãy tiếp tục tìm kiếm và hãy sẵn sàng đón nhận rủi ro. Tại thời điểm này, chúng ta đối mặt với những rủi ro lớn; chúng ta nghe thấy lời van xin thống thiết của rất nhiều người. Thật vậy, chúng ta đang cảm nhận một cuộc Thế Chiến Thứ Ba diễn ra từng phần. Nhưng ta hãy can đảm nhìn thế giới của mình, không phải như đang hấp hối mà là đang trong tiến trình sinh nở, không phải đang kết thúc mà là đang bắt đầu một chương mới tuyệt vời của lịch sử. Chúng ta cần sự can đảm để suy nghĩ như thế” (Diễn từ nói với Các Sinh viên Đại học, ngày 3 tháng 8 năm 2023). Đó là sự can đảm hoán cải, phát xuất từ việc tiến lên khỏi cảnh nô lệ. Vì đức tin và đức ái nắm tay đức cậy ví như một đứa bé. Đức tin và đức ái dạy đức cậy bước đi, đồng thời chính đức cậy dẫn đức tin và đức ái tiến về phía trước. (xem CH. PÉGUY, Dẫn vào Mầu nhiệm Nhân đức Thứ Hai).
Tôi chúc lành tất cả anh chị em và hành trình Mùa Chay của anh chị em.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô, ngày 3 tháng 12 năm 2023, Chúa Nhật I Mùa Vọng.

 
Bản dịch của Lm. Giuse Lê Công Đức, PSS
WHĐ (01.02.2024)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây