TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chúa Ở Khắp Mọi Nơi

Thứ tư - 22/05/2024 23:26 | Tác giả bài viết: Lm. Jos Tạ Duy Tuyền |   433
Hôm nay lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta ca tụng tình thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúa Ở Khắp Mọi Nơi
Chúa Ở Khắp Mọi Nơi


Gần đây trên mạng chia sẻ clip của một Thầy Đạo Phật đăng đàn nói những lời mỉa mai Đạo Công Giáo và đề cao Đạo Phật như là : tu bên Phật thì thành Phật chứ tu bên Đạo Công Giáo chỉ thành “chiên” thôi, “thích thì nó chiên”. Thầy còn mỉa mai rằng : “Chúa ở khắp mọi nơi, vậy Chúa có ở chỗ “đó” không?” . . ..

Thực ra, khi nói Chúa ở khắp mọi nơi ta không thể hiểu là Ngài đang ở trong cái này hay cái kia. Nếu Chúa bị giới hạn trong một nơi chốn thì Ngài không còn ở khắp mọi nơi nữa. Chúaở khắp mọi nơi nghĩa là ở nơi nào ta cũng thấy sự hiện diện của Chúa. Giống như một rừng xanh mới trồng, một công viên mới làm thì ta nói công ty A hay B làm ra nó, vậy nên, khi ta nhìn xem vũ trụ vạn vật này ta cũng thấy có Đấng tạo thành là Thiên Chúa. Ngài tạo thành nên Ngài ở bên ngoài vạn vật Ngài tạo thành. Ngài như một hoạ sỹ thiết kế bức tranh vũ trụ vạn vật hùng vĩ rạng ngời, và Ngài đứng ngoài bức tranh để xem xét sản phẩm do mình tạo nên. Thánh Kinh nói rằng: Ngài nhìn xem công trình của mình và hài lòng về nó. Đồng thời, là thụ tạo, chúng ta đứng ở đâu trong vũ trụ cũng thấy sự hiện diện của Ngài qua kỳ công tạo dựng và nhờ đó, ta tin vào sự hiện diện của Đấng tạo thành.

Con người ai cũng tin vào thần thánh, và ai cũng tin vào vạn vật đều có nguồn gốc để hình thành. Và tận cùng của cội nguồn tạo dựng là Đấng tạo thành để nhờ đó mà vạn vật vận hành trong trật tự của Đấng tạo thành xếp đặt. Nếu chúng ta tin vào phương pháp biện luận thì mọi vật đều phải có người làm ra nó. Từ đồ ăn, thức uống đến các phương tiện đi lại từ thô sơ đến hiện đại đều có bàn tay sáng tạo. Đó là lý do chúng ta tin vào Đấng Tạo thành là Thiên Chúa. Chắc chắn sẽ có người hỏi rằng: Vậy ai làm ra Chúa? Đây là câu hỏi sẽ không có câu trả lời. Nó giống như câu hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước?

Đối với ky-tô giáo thì niềm tin không do chúng ta tự nghĩ ra mà do Thiên Chúa mạc khải cho con người. Ngài mạc khải qua Thánh Kinh suốt dọc dài lịch sử ơn cứu độ. Và lời mạc khải trọn vẹn nhất là qua Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Ngài là Thiên Chúa nhập thể. Ngài đã làm nhiều phép lạ để chứng minh Ngài là Thiên Chúa. Phép lạ vĩ đại nhất là tự mình trỗi dậy từ cõi chết. Ngài là Thiên Chúa nên lời Ngài nói đáng cho chúng ta tin.

Hôm nay lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta ca tụng tình thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tỏ tình yêu qua Ngôi Cha tạo dựng, Ngôi Con cứu đời, Ngôi Ba thánh hoá. Đây là niềm tin do mạc khải nên chúng ta không thể chứng minh dựa theo kiến thức con người. Niềm tin cho chúng ta lẽ sống, cách sống sao cho phù hợp với tình thương quan phòng chở che của Thiên Chúa, Đấng tạo thành.

Hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là kiểu mẫu của tình yêu cha - mẹ - con cái. Tình yêu Thiên Chúa là một tình yêu trao ban, tình yêu mở ra, thông ban giữa Cha, Con, Thánh Thần. Tình yêu của mọi thành viên trong gia đình cũng phải yêu nhau bằng tình yêu trao ban, tình yêu hiến thân, tình yêu mở ra cho người mình yêu. Tình yêu gia đình đòi hỏi có nhau, cho nhau và vì nhau. Nếu một thành viên nào trong gia đình chỉ biết có bản thân mình, chiềuchuộng mình, tình yêu đó đang phản lại kiểu mẫu của tình yêu Ba Ngôi. Không thể chấp nhận được một người chồng, một người cha quên trách nhiệm của mình, chỉ biết có say sỉn, còn vợ con có khổ, có đói không đoái hoài tới! Cũng không ai có thể chấp nhận được một người vợ, một người mẹ thiếu hy sinh cho gia đình mà chỉ biết vui chơi, nhảy nhót thâu đêm suốt sáng để thỏa đam mê của mình. Chúng ta cũng không thể chấp nhận hình ảnh một đứa con trả treo với cha mẹ. Có khi bất chấp cha mẹ có khả năng hay không, nó đòi cho bằng được điều mà nó muốn có!

Tất cả những hình ảnh trên đều đi ngược lại tình yêu Ba Ngôi. Vì đó chỉ là một thứ ích kỷ, vụ lợi cho bản thân. Trên hết mọi sự, hãy bắt chước tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa: Yêu là cho đi, là rộng ban, là mở ra. Hãy sống làm sao để gia đình trở thành cộng đồng tình yêu, phản chiếu tình yêu Ba Ngôi. Xin Chúa giúp chúng ta luôn sống như tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa để hy sinh và mang lại hạnh phúc cho gia đình và cộng đoàn mình đang sống. Amen

Lm Jos Tạ Duy Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây