TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Con lừa Chúa dùng

Thứ tư - 29/03/2023 09:04 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   941
"Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.” (Mt 21, 5)
Palm Sunday Icon jpg
Palm Sunday Icon jpg

Con lừa Chúa dùng


 
 
"Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.” (Mt 21, 5) Chẳng hiểu sao Chúa Giêsu vào thành như vị vua mà lại cưỡi trên lưng con lừa con?
Người làm lớn, ở thứ bậc cao, trọng vọng ít ra cũng vài chục chiếc xe đời mới và có khi cả những siêu xe đón rước, mô tô mở đường vào thành phố hoa lệ để cung nghinh. Nhiều người ở chức cao đến một nơi để thi hành sự việc thôi cũng xe này, xe kia, đám đông dân chúng quần áo trang trọng, tràn ngập hoa đón, xếp hàng đón chào. Vị vua cả nhân loại sao lại cưỡi trên lưng con lừa mà vào thành Giêrusalem? Và đám đông dân chúng nghèo nàn ra đón rước bằng cành nguyệt tuế, áo trải xuống đường thay cho thảm đỏ?
Con lừa chẳng có vinh dự gì, nó bị coi là “ngu như lừa”. Có nhiều hình ảnh chê con lừa như câu truyện của vua Midas trong thần thoại Hy lạp, bị thần Appollo phạt cho Midas có đôi tai lừa, ý nói ông có đôi tai nghe nhạc rất tệ. Và trong truyện Don Quijote xứ Mancha của Michel de Cervantes, con lừa gầy nhom, ốm yếu chở hiệp sĩ Don Quijote còn anh hầu thì cưỡi con lừa mập phị, ý nói chế giễu vai trò của hiệp sĩ chỉ là trò hề.
Con lừa so với con ngựa thì con ngựa oai hùng hơn con lừa. Con ngựa còn được dùng trong kỵ binh thời xưa, con lừa chỉ dùng chở đồ đạc, vũ khí chất nặng. Ngu như lừa là phải, vì “ăn no vác nặng”. Nó còn ngu “ai bảo gì làm nấy” không phản kháng, không khó chịu.
Con lừa còn là bài học trong câu truyện “Bài học con lừa”. Tưởng người ta sùng bái mình nhưng không phải, người ta sùng bái Đức Phật trên lưng con lừa, chứ không phải nó.
Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành. Con lừa ấy mang một biểu tượng “của vua thái bình” ngự đến.  Thay vì cưỡi ngựa vào thành là biểu tượng của chiến tranh, xung khắc. Khi vị vua cưỡi ngựa đi là giao chiến, khi cưỡi lừa về là dấu chỉ hoà bình được thiết lập.
Con lừa chăn chiên ở Texas Hoa Kỳ thời trước. Người ta không hiểu trong con lừa có khí phách gì khi bầy sói gặp con lừa, sói cũng trở nên hiền từ, ngoan ngoãn. Theo các chủ trang trại người ta đã dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn sói tấn công cừu. Người ta dùng chó chăn cừu, súng, hàng rào điện nhưng nhiều khi cũng không hiệu quả, sau cùng họ dùng lừa để chăn cừu. Rất ngạc nhiên, cừu lại chiến thắng được sói. Họ khám phá ra con lừa không đội trời chung với sói, gặp sói, lừa nổi máu anh hùng, dùng móng guốc của mình đá chí mạng vào sói.  
Có một khám phá khác, con lừa là một con vật rất thân thiện với những con vật khác khi có thời gian dài chung sống với nhau. Con lừa trở nên bạn thân thiết với những con vật sống chung. Nó sẵn sàng bảo vệ cho các bạn của mình bằng móng guốc và sức mạnh đánh đuổi kẻ thù. Con lừa bảo vệ đồng đội tới cùng, nó dám hy sinh mạng sống của nó cho đồng đội, chứ không bỏ mặc đồng đội phải chết. Con lừa có đôi mắt tinh tường vào ban đêm, khi có kẻ săn mồi rình rập nó sẽ kêu rống lên, tiếng kêu của nó thật to, khiến chủ trại hay những con vật khác tỉnh thức canh chừng.
Chúa dùng con lừa để cưỡi vào thành. Đó là hình ảnh của “Vua Thái Bình” ngự đến. Đó cũng là hình ảnh của chiến thắng cuối cùng, Đấng chiến thắng sự chết, mang lại sự sống mới cho nhân loại.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây