TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Làm chủ ngày Sabat

Thứ sáu - 06/09/2024 22:27 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   175
Làm chủ ngày Sabat, là làm chủ ngày ngày nghỉ, không phải là ngày nô dịch cho công việc. Ngày Sabat dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa, bồi bổ tâm linh, lấy lại sức lực tinh thần và thể xác, nối kết tình thân gia đình và thân hữu.
unnamed (4)
unnamed (4)

Làm chủ ngày Sabat

 

Nghĩa của làm chủ nghĩa là hoàn toàn có quyết định mọi việc và có ý thức trách nhiệm về việc chủ quản của mình. 

Làm chủ ngày Sabat, là làm chủ ngày ngày nghỉ, không phải là ngày nô dịch cho công việc. Ngày Sabat dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa, bồi bổ tâm linh, lấy lại sức lực tinh thần và thể xác, nối kết tình thân gia đình và thân hữu.

Như thế, làm chủ ngày Sabat, con người có trách nhiệm thi hành việc phụng thờ, học hỏi giáo lý, bồi dưỡng tinh thần và thư giãn, nối kết tình thân.

Con người sống không chỉ lao động, tìm kiếm của ăn thân xác hay thả sức vui chơi thể xác. Con người có linh hồn, có đời sống tinh thần, gia đình và xã hội. 

Một ngày Sabat thôi cũng chưa đủ để sống các giá trị ấy. Nhiều quốc gia còn giới hạn giờ làm trong tuần, dành ngày thứ bảy và Chúa Nhật để sống các giá trị tôn giáo, tinh thần, gia đình và xã hội. Con người ưu tiên cho các giá trị cao cả, họ chấp nhận sống vừa đủ, không cần dư thừa nhiều, điều cốt lõi sống hạnh phúc. 

Theo tìm hiểu, Hà lan mỗi tuần làm việc 29 giờ trong 4 ngày/tuần, Na Uy, Đan Mạch 33g/tuần, Thuỵ Sỹ, Bỉ 35g/tuần. Số giờ làm ít cho một người lao động còn giúp san sẻ cho những người khác có việc làm, không có người thất nghiệp.

Những quốc gia nghèo làm việc nhiều mới đủ ăn, đó cũng là một áp lực với cuộc sống. Họ cũng được mời gọi biết làm chủ ngày nghỉ để sống giá trị thiêng liêng, tinh thần và thể chất. 

Con người làm chủ ngày Sabat, để sống hài hoà linh hồn và thể xác. Thiếu sự hài hoà tâm hồn, con người mệt nhọc thể xác dễ sống trong thù hận, tham lam và tranh giành, chia rẽ.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

 Tags: con người, Sabat

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây