TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Mang lấy ách của Ta

Thứ năm - 06/05/2021 09:48 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   789
6A94D00Z[1]
6A94D00Z[1]

Mang lấy ách của Ta

Mang lấy ách của Ta (Mt 11, 29), lời mời gọi này ngay sau câu mời gọi “Tất cả những ai mang gánh nặng nề”. Như vậy giữa ách êm ái và gánh nặng nề có sự liên hệ gì?

Sự ràng buộc.

Theo từ ngữ, từ Joug với nghĩa của tiếng Phạn Yoga, có nghĩa là hợp nhất và ràng buộc vào nhau. Theo từ nghĩa Yoga là thiết lập sự hài hòa, hiệp nhất giữa tự nhiên, thiên nhiên và con người, tiến lên mức độ cao hơn là sự hiệp nhất con người với Thượng Đế.

Cái ách của tội lỗi là sự chết và đau khổ làm nên những gánh nặng cho người mang vác, đó là tính ràng buộc, cột chặt con người. Chính vì vậy, khi được diễn tả cái ách của tội lỗi nghĩa là mang lấy thân nô dịch cho tội lỗi, con người mất hết tự do đích thực. Con người mang lấy gánh đau thương từ cái ách đầu tiên của lòng kiêu ngạo của Adam và Eva.

Như vậy, sẽ hiểu về lời cầu nguyện cùng Chúa Cha của Chúa Giêsu: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11, 25).

Ách của Chúa Giêsu thì êm ái, gánh thì nhẹ nhàng. Cái ách nặng nề nhất của con người là tội lỗi đã được Chúa Giêsu mang lấy và đóng đinh vào Thập Giá. Cái gánh của sự chết đã bị đánh bại bởi sự Sống lại của Chúa Giêsu. Đó là cuộc trao đổi kỳ diệu cho con người được cứu thoát; nhưng để đón nhận ơn giải thoát đó, con người cần cộng tác bằng cách: Tháo cái ách ra, là cởi bỏ con người tội lỗi, ích kỷ, nhận ra mình là tội nhân cần được thương xót.

Cái ách: tính hiệp nhất.

Nhìn theo một cách ràng buộc khác tích cực hơn. Khi mang lấy cái ách của Thiên Chúa nghĩa là chấp thuận trong thánh Ý: “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: “Này con xin đến!” (Tv 40, 7-8). Đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa, tuân phục theo thánh ý của Người, là con đường để nên một trong Chúa Giêsu và nên một trong gia đình Thiên Chúa. 

Không phải con người tự ràng buộc mình với Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là đấng con người không thể với tới. Nhưng Thiên Chúa đã tự ràng buộc mình với nhân loại để biểu lộ tình yêu vô biên của Người như Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Có lẽ nhà thơ R. Tagore sau này cũng cảm nghiệm sâu xa về điều ấy nên viết: “Thượng Đế đã tươi vui khoác vào mình những sợi dây sáng tạo; Người tự buộc mình vào chúng ta mãi mãi” (Gitanjali, 11).

Cam kết ràng buộc với Thiên Chúa trong những khía cạnh của đời sống để kiến tạo hiệp nhất: Trung tín trong lời cam kết hôn nhân, giữ vững kết ước trong đời sống thánh hiến và linh mục, trung thành trong ơn gọi người Kitô hữu.

Vứt bỏ gánh nặng tội lỗi để mang lấy ách êm ái của Chúa. chúng ta được mời gọi nên Một trong Con Thiên Chúa, tiến tới từng ngày trong việc đón nhận Chúa Giêsu Thánh thể khi tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận các bí tích. Chính Chúa Thánh Thần từng ngày biến đổi chúng ta trong Chúa.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây