TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Một bức ảnh về tình bạn

Thứ tư - 06/10/2021 19:35 |   1009
Một bức ảnh về tình bạn: Người Kitô hữu bại liệt và người Hồi giáo mù loà.
Một bức ảnh về tình bạn

MỘT BỨC ẢNH VỀ TÌNH BẠN:
NGƯỜI KITÔ HỮU BẠI LIỆT VÀ NGƯỜI HỒI GIÁO MÙ LOÀ

WGPVL (06.10.2021) - Người này phụ thuộc vào người kia để tồn tại. Tình bạn phi thường của họ đã làm trọn vẹn cả hai theo đúng nghĩa đen.

Câu chuyện đầy cảm hứng về một Kitô hữu tên Samir và một người Hồi giáo tên Muhammad, người được cho là đã sống ở Damascus thuộc Ottoman Syria trong những năm cuối của thế kỷ 19, đang lan truyền trên mạng xã hội.

Theo các tài khoản được chia sẻ bởi hàng chục trang web và bài đăng trên mạng xã hội, và thậm chí một số trang tin tức như Egypt Independent, Samir là một Kitô hữu mắc chứng bại liệt, còn Muhammad là một người Hồi giáo bị mù.

Tancrède Dumas | Public domain, via Wikimedia Commons

Nếu không có ánh sáng từ đôi mắt của Samir, Muhammad không có cách nào để tự mình đi quanh những con phố mê cung của Damascus cổ kính, trong khi Samir bị liệt không thể đi đến đâu nếu không có đôi chân của Muhammad. Người này phụ thuộc vào người kia: Tình bạn phi thường của họ đã làm trọn vẹn cả hai theo đúng nghĩa đen.

Những tường thuật về người Kitô hữu bại liệt và người Hồi giáo mù loà còn cho biết thêm rằng cả hai đều là trẻ mồ côi, đã cùng nhau chia sẻ một chỗ ở nghèo nàn và luôn luôn sống cùng nhau.

Khi Samir qua đời, Muhammad được cho là đã khóc suốt 7 ngày vì mất đi nửa kia của mình. Sau cùng, anh ta cũng đã qua đời vì đau buồn trước sự ra đi của người bạn - cũng là sự ra đi của đôi mắt anh ta.

Không có nguồn nào ghi lại xác thực của tên tuổi và sử liệu cá nhân của hai người đàn ông này. Tuy nhiên, bức ảnh mô tả họ là chân thực.

Người Kitô hữu bại liệt và người Hồi giáo mù loà: một bức ảnh có thật

Bức ảnh được chụp vào năm 1889 bởi nhiếp ảnh gia Tancrède Dumas (1830-1905), người sinh ra ở Ý với cha mẹ là người Pháp.

Dumas học nghề chụp ảnh ở Florence và mở xưởng chụp ảnh của mình ở Beirut vào năm 1860. Ông được Hiệp hội Thám hiểm Palestine Hoa Kỳ, tiền thân của Trường Nghiên cứu Phương Đông Hoa Kỳ, thuê để cung cấp tư liệu về các khu vực phía đông sông Jordan. Dumas cũng đã du hành cùng với Đại Công tước Mecklenburg-Schwerin, người đã mang lại cho ông tước hiệu “Nhiếp ảnh gia cho Triều đình Hoàng đế và Hoàng gia Phổ”.

Bức ảnh của ông về một Kitô hữu bại liệt đang được người Hồi giáo mù loà cõng trên lưng hiện có thể được tìm thấy tại Bộ phận In ấn và Hình ảnh của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ với số hiệu nhận dạng cph.3b41806. Bức ảnh cũng có thể tìm thấy trên Wikimedia Commons.

Dù câu chuyện có thật của họ là gì đi chăng nữa, thì bức ảnh Người Kitô hữu bại liệt và người Hồi giáo mù loà vẫn có thể là nguồn cảm hứng thực sự cho ngày hôm nay, khi chúng ta cần vượt qua những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo và mọi rào cản khác để xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.

Tác giả: Francisco Veneto
Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên chuyển ngữ từ aleteia.org (05.10.2021)

Nguồn:giaophanvinhlong.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây