TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nên Một

Thứ năm - 25/05/2023 06:00 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   762
Nên một” có một ý nghĩa rất tràn đầy. Nên Một vừa là động từ trong văn hoá gia đình, qua dấu chỉ của hôn nhân.
Nên Một
Nên Một




Trong động từ “Nên một” có một ý nghĩa rất tràn đầy. Nên Một vừa là động từ trong văn hoá gia đình, qua dấu chỉ của hôn nhân. Trong đời sống xã hội có một ý nghĩa đồng bào. Trong đời sống người Kitô hữu diễn tả được thông phần: “Nên Một như Chúng Ta là Một” (Ga 17, 22). Tất cả động từ “Nên Một” ấy bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.

“Nên Một” ngay từ khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người: “Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.” (St 1, 26 -27).
Con người đã được mời gọi “Nên Một” ngay từ tạo thiên lập địa ấy. Tuy nhiên “Nên Một” không như một động từ cứng ngắc, bó buộc mà là một động từ mở rộng sự tự do của con người. Con người đầu tiên đã hiểu sai lầ về động từ “Nên Một” nghĩa là muốn bằng Thiên Chúa do ma quỷ bày ra, đã là một sa ngã của Adam – Eva xưa. “Nên Một” là một động từ mời gọi được tham dự vào chứ không là có như “Đấng Hằng Có”. Giống như cha mẹ sinh các con, các con được tham dự vào sự sống của cha mẹ, gia đình. Con không thể có quyền như cha mẹ, bổn phận làm con, cần phục quyền cha mẹ, hiếu kính cha mẹ. Nên Một, hiểu là một ơn gọi để sống là con của Thiên Chúa, được ở trong nhà của Thiên Chúa, thừa hưởng sự sống của Thiên Chúa.
Từ đó, có thể hiểu “nên một” một cách phong phú hơn qua các bậc sống trong xã hội và gia đình. Nơi gia đình “Nên một” được cha ông xưa kia dạy trong đạo nghĩa vợ chồng: “Ta với mình tuy hai mà một. Mình với ta tuy một mà hai”. Nên một trong sự khác biệt, sự đa dạng trong hợp nhất. Là xương là thịt của nhau, vợ chồng trợ giúp nhau, gánh vác đời nhau, khi vui như khi buồn. Khi mạnh khoẻ cũng như khi yếu đau.
Nên Một trong tình nghĩa anh chị em với nhau, người xưa dạy: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” hay như “Anh em như thể tay chân”. Nhiều lời khuyên dạy “nên một” như thế trong tình nghĩa anh chị em với nhau.
Nên một trong đời sống nhân văn xã hội cũng như vậy, người xưa dạy: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khắc họ nhưng chung một giàn”. Sống chung có nhiều điểm chung với nhau; tuy rằng làng này, làng kia, dòng họ này, dòng họ kia nhưng mà vẫn chung: “Tuy rằng xứ bắc, xứ đôngKhắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.” Một quê hương, một làng quê sinh trưởng, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Nên một” đã khởi phác từ Thiên Chúa; nhưng thế gian đã chia rẽ sự “nên một” bằng tranh chấp, chiến tranh, hận thù. Trước khi Chúa Giêsu về trời, Người cũng cầu nguyện cho chúng ta: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian” ( Ga 17, 15 – 16)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây