TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Suối nguồn tươi trẻ

Thứ hai - 14/08/2023 03:51 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1313
Chúa nói: “Ai không giống như trẻ thơ thì không được vào Nước Trời” (Mt 18, 3)
Suối nguồn tươi trẻ
Suối nguồn tươi trẻ




Không ở đâu xa, ai cũng có tuổi thơ hồn nhiên và hạnh phúc. Ta chỉ đau thương cho những trẻ em đường phố ngoài kia, vẫn chạy nhảy vẫn vui tươi nhưng phải kiếm sống mưu sinh đau khổ. Trẻ thơ, đôi mắt sáng, một bầu trời trong, Chúa nói: “Ai không giống như trẻ thơ thì không được vào Nước Trời” (Mt 18, 3)

Tâm hồn trẻ thơ thuần khiết, dù chúng bị ngược đãi thế nào chúng vẫn là một trẻ thơ thuần khiết với những đau khổ phải mang do người lớn gây ra. Ta có thể thấy những trẻ em đang bị lạm dụng đi ăn xin ngoài kia, nếu xa tầm mắt của kẻ chăn dắt, chúng cũng tranh thủ tụ tập vui chơi với những trò chơi trẻ con. Chúng chạy nhảy, tung tăng với ánh mắt nhìn trẻ thơ đượm nét đau khổ, không oán trách, nhẫn nại và chịu đựng.
Tâm trẻ thơ hồn nhiên và trong sáng. Chúng không có gì tăm tối, đôi mắt trong veo, lóng lánh như những ánh sao ngời sáng. Ta vui chơi với chúng, ta cũng như trẻ lại, cùng vui đùa những trò chơi ngớ ngẩn. Cũng bôi mặt, bôi mày, làm những trò hề mà chẳng ngại ai cười hay lên án. Trẻ em dạy cho người lớn biết buông bỏ những gì tính toán, lợi lộc cá nhân.
Trẻ em cũng có những bạn bè cùng trang lứa. Thân thiết với nhau, gây nhau và làm hoà với nhau rất nhanh. Chúng mau quên những buồn phiền, với chúng cuộc đời là vui, là hạnh phúc. Các trẻ em nghèo có lẽ vui hơn những trẻ em sinh ra trong nhung lụa, giàu có. Chúng khong có Smarphone, chúng chỉ có trò chơi với vỏ xe lăn, đất, đá, những vật bỏ đi chung quanh, sáng chế thành trò chơi. Đơn giản chỉ cần no cái bụng, chơi khoẻ, tung tăng nhảy dây, đá banh, ngủ ngon dưới tấm màn cũ. Chúng không cần gì nhiều, chúng thông minh, không thua kém những con nhà giàu. Chúng nhanh nhẹn, mạnh khoẻ sống chung với nhiều bạn bè không kén chọn. Chúng sẵn sàng giúp đỡ người khác, bởi chúng lớn lên từ đường phố, chúng có nhiều cái nhìn thương cảm hơn những đứa trẻ được coi sóc kỹ trong nhà.
Nếu như xã hội an sinh, an toàn cho trẻ thơ lớn lên như ngày xưa. Chúng tự đi bộ đến trường khồng cần người lớn đưa đón. Chúng sẽ có nhiều niềm vui từ bạn bè khi cùng nhau cắp sách đến trường với vài ba quyển tập. Chúng có thể dừng lại ở chỗ rộng rãi thoáng mát, chơi cho hết buổi mới cắp sách về nhà, với thân mình rã mồ hôi. Trẻ thơ ngày ấy còn thả diều, bắt bướm, ép hoa vào vở, hái trái cây nhà người ta, thôi thì đủ kiểu giải trí. Học hành chẳng có gì nặng nhọc, bài vở cũng chẳng có gì nhiều, chỉ năm mười phút, thế là chơi. Chẳng mấy trẻ quan tâm nhất nhì lớp do người lớn ép buộc, cứ không ở lại lớp là ngon rồi, tà tà lớn lên trong khung cảnh hồn nhiên.
Trẻ thơ, mọi sự đều phó thác cho người lớn. Trẻ thơ cất giữ những cái chẳng có giá trị gì, đôi khi vài ba cái nắp phéng, vài con vật bằng nhựa, vài tấm hình, vài viên bi. chúng tự quy định với nhau bằng tiền. Không có vật gì quan trọng, thiên nhiên, mọi vật chung quanh đều có giá trị tinh thần, niềm vui, hạnh phúc. Ta những người lớn, sao lại phải mua lấy những cây cổ thụ từ đại ngàn về làm của riêng, sao phải lấy những gì quý hiếm về cất giữ. Trẻ thơ nhà quê không có như vậy, chúng muôn sự là của chung, không cất giữ riêng cho mình.
Tại sao ta phân biệt trẻ em con nhà giàu với con nhà nghèo, bởi vì hai cách giáo dục khác nhau. Trẻ em nghèo chúng ít bị ràng buộc hơn với những của cải vật chất, chúng ít bị lệ thuộc vào công nghệ, nên chúng sáng tạo và có trí tưởng tượng cao hơn.
Khi ta giàu có ta dễ bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn. Ta ít trí tưởng tượng sáng tạo hơn. Ta cứ thử quan sát các bạn trẻ thích đi phượt xem, các bạn ấy ít sử dụng những phòng khách sạn tốn kém, không thích những nhà hàng sang trọng, các bạn thích món ăn dân dã, đường phố, nghỉ trong nhà hộp đỡ tốn kém mà không thiếu những tiện nghi tối thiểu. Không cần giàu có mới đi du lịch, các bạn ấy đi đến nơi xóm, bản, thôn nghèo, ăn ở chung với gia đình họ, cùng làm vườn, trồng rau, làm nông trải nghiệm. Cuộc sống hồn nhiên tìm lại tuổi thơ bị đánh mất, thế mà vui, xả đi những căng thẳng của đời sống. 
Suối nguồn tươi trẻ, ta có thể tìm được nếu ta biiết buông bỏ tiện nghi, những sành điệu, những của cải vật chất xa hoa. Ta hãy tập sống hồn nhiên như cây cỏ, như chim trời, cá biển, theo như Chúa dạy: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6, 26)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây