TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXIV Thường Niên -Năm B

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô”. (Mc 8,29-30)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tĩnh Tâm Linh Mục GP.BMT –ngày 13.11.2023

Thứ hai - 13/11/2023 21:07 | Tác giả bài viết: Ban VHTT – GP.BMT |   2798
Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai -Giám mục Chính tòa Giáo phận Vĩnh Long, giảng huấn về Chủ đề: KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC.

Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo phận Ban Mê Thuột –ngày 13.11.2023
KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC – ĐỀ I

 

Khởi đầu tuần tĩnh tâm, các Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột được Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai -Giám mục Chính tòa Giáo phận Vĩnh Long, giảng huấn về Chủ đề: KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC.

Ngài mời dừng lại trong hành trình ơn gọi, để thấy được một chút khó khăn trong ơn gọi Linh mục.

- Xã hội đang có nhiều biến động về mọi mặt, vì thế, đời sống dâng hiến của người tín hữu Kitô cũng bị tác động rất nhiều.
- Trong đời sống tôn giáo, vì ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và nhân quyền, ơn gọi Linh mục đang gặp khủng hoảng lớn cả về nhân sự lẫn chất lượng.
- Vấn nạn Linh mục thật – giả xuất hiện đâu đó, làm cho tinh thần người tín hữu bị dao động, tác động nhiều đến nhận thức của giới trẻ.

Nguyên nhân lớn nhất và hệ trọng tác động nhiều đến sự khủng hoảng đó là thiếu đời sống thiêng liêng. Cuộc chiến tâm linh đang làm cho tâm hồn và niềm tin người tín hữu như đối diện với muôn vàn thách đố. Bên cạnh đó là lời cám dỗ đường mật về vật chất, phương tiện và địa vị, tất cả đang làm cho ơn gọi Linh mục bị khủng hoảng và thiếu trầm trọng.

Lời nhắn gởi của Đức Cha hướng dẫn như đang dẫn anh em Linh mục tìm về với cội nguồn của ơn gọi mình đang sống, tìm lại những giá trị thiêng liêng của thánh chức và tìm đến Đấng đã cho con người thông chia ơn gọi cao quý và thánh thiêng.


 

Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai
 

các Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột
 

KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC
TÓM LƯỢC BÀI GIẢNG TĨNH TÂM

ĐỀ I
- KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY. LINH MỤC ĐI TÌM CHÍNH MÌNH (CON SỐ LINH MỤC...).
AMAZONIE: TRUYỀN GIÁO THẾ NÀO?
- N.Đ. CUỘC CHIẾN TÂM LINH.


DẪN NHẬP
Có khủng hoảng về nhiều phương diện Xã hội và Giáo hội trong đó có khủng hoảng về Linh mục. Khủng hoảng có nghĩa là gì? Một sự phát triển nào đó không theo một con đường hài hòa (harmonie). Giống như tất cả mọi thứ của con người, sự khủng hoảng phát triển qua sự hỗn độn của các sự kiện, sự không chắc chắn của các tình huống, các phản ứng cuồng nhiệt, sự quá khích của phe phái, sự đụng độ của nhiều thế hệ trẻ già. Một số người chiến thắng, những người khác không biết phải nghĩ gì. Về vấn đề ơn gọi, trong phạm vi của khủng hoảng, một số nhìn thấy ơn gọi của họ đang suy sụp và thậm chí cả đức tin của họ cũng bị suy sụp. Ở mọi phía, người ta thấy Linh mục đang gặp khủng hoảng. Giải quyết như thế nào? (Biện phân: Đi theo Chúa # Đi theo thế gian).

NỘI DUNG

A. Khủng hoảng ơn gọi: - Con số “đi tu”; con số được thụ phong Linh mục; Con số giáo dân dành cho một Linh mục; Có sự tranh luận với nhau về các thế hệ Linh mục: già, trẻ phục vụ mục vụ.

B. Giải quyết như thế nào? Thí dụ về việc Truyền giáo ở vùng AMAZONIE. Năm mươi chủng sinh ở ĐCV Cát Minh.

* NHÂN ĐỨC. Cuộc chiến tâm linh

Một trong những chuyển động thiết yếu của đời sống tâm linh Kitô giáo là cuộc chiến tâm linh chống lại điều ác. Kinh thánh đã đòi hỏi tín đồ một thái độ như vậy: “Tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi, nhưng ngươi phải chế ngự nó” (Stk 4, 7). Thánh Phaolô, bằng việc sử dụng những hình ảnh chiến tranh và thể thao (chạy, cuộc đấu quyền), nói về đời sống Kitô hữu như một nỗ lực, một sự căng thẳng bên trong để trung thành với Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói: đó là “cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin” (I Tim 6,12), cuộc chiến duy nhất có thể được định nghĩa là “tốt”. Do đó cuộc chiến này được sinh ra từ đức tin, từ sự liên kết với Chúa Kitô được biểu lộ qua Bí tích Rửa tội; điều đó xảy ra trong đức tin, nghĩa là, trong sự tin tưởng vào chiến thắng đã được chính Chúa Kitô mang lại; và cuộc chiến này dẫn đến đức tin, để bảo tồn và củng cố đức tin.

Theo truyền thống Kitô giáo, cuộc chiến tâm linh nhằm mục đích canh giữ “sức khỏe tâm linh” của người tín hữu. Cả Kitô hữu phương Đông và phương Tây đã hệ thống hóa các lãnh vực, không gian, nơi phải diễn ra một cuộc đấu tranh như vậy để duy trì tín hữu trong một thái độ lành mạnh, nghĩa là nói về sự hiệp thông và sự hoàn thành. Truyền thống tu viện luôn khẳng định cách mạnh mẽ rằng đời sống đức tin có hình thức của một cuộc chiến không ngừng chống lại những cám dỗ. Nhưng “cám dỗ” nghĩa là gì? Một hành động từ bên ngoài lẫn nội tâm thúc đẩy một hành động xấu, trái với Tin Mừng. Từ giáo lý đã học trong thời thơ ấu, nhiều người nhớ đến danh sách “bảy mối tội đầu”. Gregoriô Đại đế người đã nói về vinh quang vô ích, đố kị, giận dữ, buồn bã, tham lam, háu ăn, gian dâm. Danh sách bảy tội đầu này đã lần lượt làm lại một bảng liệt kê tám ý nghĩ xấu xa do Evagre the Pontic xây dựng, vào thế kỷ thứ tư, và được phổ biến ở phương Tây bởi Jean Cassien.

Évagre đã nói và bắt đầu với mê ăn uống điều này không chỉ liên quan đến mối quan hệ với thực phẩm (và đó cũng không phải là vấn đề tầm thường hóa trong “tội mê ăn uống”), mà là bất kỳ hình thức bệnh lý thuộc về cửa miệng (mà người ta nghĩ về những sự kéo theo phức tạp của chứng ăn vô độ và chứng chán ăn).

Dâm dục chỉ định sự mất cân bằng trong mối quan hệ với tình dục, đặc biệt là xu hướng vật chất hóa cơ thể của chính mình và của người khác, xu hướng tuyệt đối hóa các xung lực và giản lược về một đối tượng của ham muốn, người được gọi là chủ thể của tình yêu.

Hà tiện chắc chắn chỉ định tâm lòng hà tiện, nhưng thành ngữ đề cập sâu sắc hơn đến mối quan hệ với các sự vật (tiền bạc của cải) và tố cáo những xu hướng của con người để cho những gì họ có (tiền bạc của cải) định nghĩa họ (phải là như vậy mới là con người!).

Hờn giận chỉ ra mối quan hệ với những người khác, có thể bị bóp méo bởi sự tức giận đưa đến bạo lực, và nơi mà tín hữu được kêu gọi luyện tập (hoặc, về mặt từ nguyên, sự khổ hạnh) kiên nhẫn và mệt.mỏi chấp nhận sự khác biệt. Nỗi buồn, nhưng cũng là sự thất vọng của những người không sống một cách cân bằng và hợp nhất với thời gian của cuộc sống của chính họ. Con người bị giày vò bởi nỗi buồn tâm linh bị trói buộc bởi nỗi nhớ về quá khứ và những cuộc trốn thoát không có thực trong tương lai, không thể tán thành ngày với hiện tại.

Sự lười biếng, một mối buồn phiền, mệt mỏi, một sự nản lòng triệt để trở thành động lực chết chóc, thậm chí có khuynh hướng tự tử. Trạng thái trầm uất biểu hiện như sự bất ổn tận căn, ghê tởm những gì mà người ta trải nghiệm, mong muốn giản lược về hư không sự hiện hữu của chính mình và trạng thái nầy cho thấy con người không thể sống hòa hợp trong mối tương quan với không gian.

Yêu người chớ ghen ghét. Sự phù vân, là sự cơn cám dỗ để tự xác định chính mình trên cơ sở những gì mà người ta làm, về công việc, về công trình của một người: do đó sự phù vân bao trùm phạm vi của mối quan hệ với cái “làm”.

Cuối cùng, Siêng năng việc đức Chúa Trời chớ làm biếng chỉ định niềm tự hào liên quan đến Thiên Chúa. Đó là sự kiêu ngạo, sự khẳng định bản ngã, thay thế “Thiên Chúa” bằng cái “tôi” của mình.

Không khó để thấy rằng cuộc chiến tâm linh, định nghĩa những lãnh vực này, đại diện cho tất cả các mối tương quan cấu thành cuộc sống, như là “chiến trường” của con người, cuộc chiến tâm linh nầy muốn hướng dẫn tín hữu đến sự trưứng thành cá nhân và đến việc mở rộng sự tự do hoàn toàn. Sự cảnh giác và chú ý là “sự mệt mỏi của trái tim”: thật vậy, chính từ trái tim mà những ý định xấu xuất phát và chính trái tim phải trở thành nhà của Chúa Kitô, nhờ đức tin.

Theo nghĩa này, “sự canh giữ trái tim” là công việc tuyệt vời của con người tâm linh, là điều thiết yếu duy nhất dành cho tất cả mọi người và đặc biệt là dành cho anh em Linh mục chúng ta.

Canh giữ trái tim. Trên hết, việc mở cửa trái tim trong bối cảnh mối quan hệ với một người cha linh hướng; sau đó cầu nguyện và cầu khẩn của Chúa; lắng nghe và nội tâm hóa Lời Chúa “những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt Lời” trong lòng con người và “khiến lời không sinh hoa kết quả gì” (Mc 4, 1 9); một cuộc sống của mối tương quan, bác ái mãnh liệt và xác thực. Kế đến, cuộc chiến đấu này đòi hỏi một khả năng cảnh giác cao đối với bản thân và trên nhiều mối quan hệ mà chứng phải lưu ý: - Mối quan hệ với thức ăn, với cơ thể và tình dục, với những thứ (đặc biệt là của cải, tiền bạc), với người khác, với thời gian, không gian, với những gì chúng ta làm và cuối cùng, với Thiên Chúa.

Trong những lãnh vực này, sự cám dỗ luôn thể hiện mình như một sự quyến rũ để sống cá nhân hơn là trong sự hiệp thông. Và vì lý do này, cuộc chiến chống lại cám dỗ nhận được một lời giáo huấn cao siêu của Bí tích Thánh thể, BTTT biểu dương cuộc sống chính xác như một sự hiệp thông với Thiên Chúa và với con người.

Khi chúng ta có kinh nghiệm trong cuộc chiến tâm linh, chúng ta biết rằng cuộc chiến này khó, gian khổ hơn tất cả các cuộc chiến bên ngoài. Nhưng chính nhờ cuộc chiến đấu này mà đức tin trở thành một đức tin vững bền, mà đức tin trở thành sự kiên trì. Chính nhờ cuộc chiến đấu nầy mà tình yêu được thanh lọc và được định hướng. Vị thượng phụ đại kết Athenagoras đã làm chứng: “Để chiến đấu chống lại cái ác một cách hiệu quả, người ta phải biết cách nội tâm hóa chiến tranh để chiến thắng sự dữ trong chính nó. Chúng ta phải tiến hành cuộc chiến khó khăn nhất, đó là cuộc chiến chống lại chính mình. Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến này.

Trong nhiều năm và nhiều năm. Cuộc chiến nầy thật kinh khủng. Nhưng bây giờ tôi bị giải trừ vũ khí. Tôi không còn sợ bất cứ điều gì vì “tình yêu xua tan nỗi sợ hãi”. Không, tôi không sợ nữa. Khi chúng ta không còn gì, chúng ta không còn sợ hãi nữa. “Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô?”. Vâng, sự cám dỗ, như Origen đã viết, “làm cho các tín hữu trở thành một vị tử đạo hoặc một thần tượng”.

KẾT

Cầu nguyện. Xin Chúa sai thợ gặt đến gặt lúa của mình Lc 10, 1-9: Chúa Giêsu căn dặn kỹ lưỡng các môn đệ khi sai các ông ra rao giảng. Nhưng yêu cầu thiết yếu là trung thành và khó nghèo theo tinh thần của Chúa. Bởi vì thời đại đã thay đổi thời chúng ta đang sống khác với thời của Chúa Giêsu. Ngày xưa đi bộ, đi thuyền, ngày nay đi xe máy, ngày xưa thư từ đi bằng ngựa, ngày nay bằng email... Nghĩa là phương tiện giao thông, giao tiếp liên lạc rất khác nhau. Ngày xưa đi theo Chúa (đi tu) nhiều, ngày nay đi tu ít.

Lạy Chúa, này chúng con đây đã sẵn sàng, Chúa muốn chúng con làm gì thì xin hãy phán và chúng con xin lắng nghe và thực hành. Xin Chúa ban thêm nhiều thợ gặt, nhiều ơn gọi để có nhân sự cộng tác với Chúa, rao giảng và mở mang Nước Chúa.

ĐGM Phêrô Huỳnh Văn Hai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây