Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 22/04/2022 09:55 |
1260
Lễ Phục sinh là một thời gian của niềm vui. Thánh lễ Canh thức được mở đầu bằng bài ca Exultet, mời gọi toàn vũ trụ hãy mừng vui lên, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết.
Để sống mối tương quan với Thiên Chúa trong lễ Phục sinh
ĐỂ SỐNG MỐI TƯƠNG QUANVỚI THIÊN CHÚATRONG LỄ PHỤC SINH Karl Gustel Wärnberg
WHĐ (20.4.2022) - Lễ Phục sinh là một thời gian của niềm vui. Thánh lễ Canh thức đượcmở đầu bằng bài caExultet, mời gọi toàn vũ trụ hãy mừng vui lên, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Nhưng đã có một thời gian lời tuyên bố mừng chiến thắng phổ biến này không được coi là điều hiển nhiên, khi Đức Kitô dường như đã chết và bị đánh bại. Ngay cả bây giờ, để đến được Chúa nhật Phục sinh, trước hết chúng ta phải trải qua Thứ Sáu Tuần Thánh.
Khi các tông đồ chứng kiến Đức Giêsu bị đóng đinh, thì niềm hy vọng nơi các ông bị tan biến và thay vào đó, là sự tuyệt vọng. VịThày mà các ông chọn để cả đời đi theo và gắn bó, giờ đây, bị treo lênnhư một tội phạm, cùng với hai tên cướp. Con một Thiên Chúa đã bị kết án làkẻ xúc phạm truyền thống. Trên đường đến nơi thi hành bản án, Người đã bị khạcnhổ vào mặt, bịđánh đập, và bị bắt vác thập giá mà chính mình sẽ bị treo trên đó.
Cảnh tượngkinh hoàng đó hoàn toàn không hấp dẫn chút nào cả. Tuy nhiên, cảnh tượng này lạidạy cho chúng ta bài học về một sự thật không chỉ về Thiên Chúa- rằng Ngài có thể chiến thắng sự chết - mà còn về chínhchúng ta và thân phận của chúng ta như là phàm nhân. Nói cách khác, cảnh tượng này dạy chúng ta cảvề ý nghĩa của đau khổ -rằngkhông phải lúc nào chúng ta cũng đạt được mục tiêu đã dựđịnh nếu không trải qua khó khăn, đau đớn -lẫnvề mối tương quancủa chúng ta với Thiên Chúa- rằng tương quan này không phải lúc nào cũng đơn giản.
"Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”Con một Thiên Chúa đã kêu lên như thế khi bị treo trên thập giá. Câu trả lời thông thường về lý do tại sao Đức Giêsu lại thốt ra những lời này, đó là vìNgườiđang cầu nguyện bằng Thánh vịnh. Điều này tất nhiên là đúng. Nhưng, chắc chắn, ý nghĩa của lời kêu thảm thiết này sâu xa hơn rất nhiều: Chúa Kitô đã chạm vào một cảm giác, mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm, đó là cảm giác Thiên Chúa xa cách và không thể tiếp cận! Sự thật mà Chúa Kitô truyền đạt cho chúng ta là Sự thật mà chúng ta chỉ có thể lãnh hội nếu chúng ta nhận ra rằng Chúa Kitô đồng cảm với chúng ta.
Chúng ta thườngnhận biết Thiên Chúa bằng tâm trí, chúng ta cảm nghiệm được uy quyền của Ngài khi chúng ta nhìn thấy nhữngvẻ đẹp, những điều tốt lành hoặc chứng kiến một hành động tử tế. Dù thế, trong những khoảnh khắc đớn đau nhất, chúng ta vẫncó thể cảm nhận Thiên Chúa là Đấng xa cách. Cảm thức này cũng được nhiều vị thánh, chẳng hạn như Thánh Têrêsa Lisieux, Thánh Têrêxa Calcuttachứng thực là đúng.
Nhưng, cảm thức về sự xa cách của Thiên Chúa là sự thật về chúng ta, chứ không phải sự thật về Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn hiện diện và luôn là nguồn cội của sự hiện hữu. Có một nền thần học cổ xưa được gọi là thần học huyền bí. Đây là một trường phái thần học cho rằng chúng ta biết về Thiên Chúanhiều hơn bởi những gì Ngài không là hơn là bởi những gì Ngài là. Nói cách khác, Ngàigiống như đátảng, nhưng thực ra, Ngài không phải là đá. Ngài là Đấng khôn ngoan, nhưng không phải theo nghĩa Ngàilà một con người khôn ngoan. Chúng ta cần những thuật ngữ thực chứng, chẳng hạn như yêu thương, tốt đẹp và khôn ngoan, để có thể xây dựng hìnhảnh Thiên Chúa trên đó, nhưng ngaynhững khái niệm này chẳng bao giờ đủ để giải thích Thiên Chúa là Đấng nào. Do đó, theo trường phái tư tưởng này, Thiên Chúakhông phải là một “vật thể” trong số vô vànvật thể khác, nhưngNgài tuyệt đốivượt lên trên mọi vật thể, mọi hữuthể, và như vậy, Ngàilà nguồn gốc của mọi hữu thể. Với nhãn quan này, chẳng có gì ngạc nhiên khi Thiên Chúacó vẻ xa cách!
Người Hy Lạp cổ đại cũng có những suy nghĩ tương tự về khả năng nhận thức về thần linh, nhưng họ chưa bao giờ có thể vượt lên trên cách lý luận của họ, bởivì họ thiếu mối tương quan liên vị với một vịThiên Chúa nhập thể.
Thật thế, do sự nhập thể của Con Thiên Chúa, chúng ta đã có thể nhậnbiết Thiên Chúa một cách cá vị. Vẫn biết rằng, Thiên Chúacó vẻnhư vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Ngài có vẻgiống như một người cha xa cách quay lưng lại với con người. Cảm thức về Thiên Chúa như vậy, nhiều khi rất đúng, ít nhất là ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng ta. Dùvậy, cảm thức này không được phépdẫn chúng tađến sựtuyệt vọng. Đúng hơn, nó phải là một lời mời gọi đểtìm kiếm Thiên Chúa cách tha thiết hơn. Chúng ta phải học để nhận biết Thiên Chúanhư một cá vị, Đấng đã sống và chết vì tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể nhậnbiết Thiên Chúanhư Ngài muốn được nhậnbiết: NgôiLời đã trởthành xác phàm, Đấng ở giữa chúng ta, đã chết, và đãsống lại trong vinh quang để cứu độ chúng ta. Vậy thì phải chăng, lễ Phục sinh dạy chúng ta rằng: mối tương quancủa chúng ta với Thiên Chúakhông phải lúc nào cũng đơn giản?!
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP Dòng Đa Minh Thánh Tâm Chuyển ngữ từ: catholicherald.co.uk (17. 04. 2022) https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/de-song-moi-tuong-quan-voi-thien-chua-trong-le-phuc-sinh-44877