TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Làm phép nhà có dị đoan không?

Thứ hai - 02/05/2022 00:57 |   1422
Khi dọn về nhà mới, chúng ta thường do dự: có nên làm phép nhà để Chúa ban phúc lành không? Truyền thống phụng vụ đẹp đẽ này có thực sự phù hợp với công giáo về mọi mặt không? Linh mục Alain Bandelier giải thích.
Làm phép nhà có dị đoan không?

 

 

 
 
Làm phép nhà có dị đoan không?
Khi dọn về nhà mới, chúng ta thường do dự: có nên làm phép nhà để Chúa ban phúc lành không? Truyền thống phụng vụ đẹp đẽ này có thực sự phù hợp với công giáo về mọi mặt không? Linh mục Alain Bandelier giải thích.
 
famillechretienne.fr, Alain Bandelier 2022-04-23
 
Dĩ nhiên là không! Nhưng tôi được biết, đó là câu trả lời không mấy hứng khởi của cha xứ cho cặp vợ chồng trẻ. Cha mẹ con cái mới dọn vào căn nhà cũ nhưng họ vừa sửa lại căn nhà hoàn toàn. Chúng tôi hiểu họ luôn muốn có sự hiện diện của Chúa trong giai đoạn quan trọng này của đời sống gia đình họ.
 
“Xin Chúa phù hộ cho căn nhà của chúng con và những người ở trong căn nhà này”
 
Cuốn sách phụng vụ chính thức có nhiều mẫu cầu nguyện thích ứng cho mỗi hoàn cảnh: làm phép viên đá đầu tiên, làm phép nhà mới, làm phép nhà trong mùa Phục sinh. Chúng ta đọc một đoạn Kinh thánh: lòng hiếu khách của ông Áp-ra-ham, hoặc đoạn Chúa Giêsu đến nhà ông Simon, bà Marta và Maria, với ông Giakêu, hoặc lời của các nhà truyền giáo: “Hãy nói ‘Bình an cho nhà này!’” Sau đó chúng ta tiếp tục cầu nguyện và linh mục ban phép lành.
 
Phụng vụ gia đình này có thể do một giáo dân đã rửa tội chủ sự, nhưng sự hiện diện của linh mục hay phó tế biểu lộ mối quan tâm  mục vụ và đời sống con người của Giáo hội. Có thể lưu ý, một thừa tác viên đã được phong chức có thể làm phép nhà bằng lời của người có thẩm quyền chứ không chỉ bằng lời cầu nguyện; điều này được biểu thị qua cử chỉ bàn tay dang rộng. Hơn nữa, họ có thể thêm vào việc làm phép nhà, lời chúc phúc cho gia đình thể hiện qua chính sứ vụ của họ.
 
Lời Chúa mang lại ý nghĩa và ân sủng
 
Tóm lại, tất cả những chuyện này có tính cách công giáo! Rõ ràng, bất kỳ nghi thức nào, dấu hiệu nào cũng có thể bị hiểu sai. Bản chất của mê tín dị đoan là gắn một đức tính (tích cực hoặc có hại) vào một cử chỉ hay vào một vật. Trong khi, các bí tích và các á bí tích kitô giáo là dấu hiệu hoặc trung gian, nói lên một điều gì đó vượt lên chính họ, nhờ đến ơn Chúa hay mở ra với mầu nhiệm. Đó là lý do vì sao bí tích luôn được Lời Chúa bao bọc, mang lại cho bí tích nghĩa và ơn sủng.
 
Nỗi sợ hãi có phần ám ảnh về những biến dạng đức tin có thể làm cho các mục tử và các nhà thần học thế kỷ trước phải phê phán triệt để và phiến diện với lòng sùng kính riêng tư và các thực hành nghi lễ. Để làm tinh tuyền chúng hơn, họ đã loại bỏ chúng. Trong khi Công đồng mà chúng ta tự nguyện đứng đàng sau, chỉ đơn giản xin rao giảng phúc âm cho giáo dân. Chắc chắn, Công đồng Vatican II dạy rằng phụng vụ thì “cao hơn với các thực hành sốt sắng”; nhưng Công đồng không cấm mà khuyến khích làm.
 
Ngày nay, chúng ta thấy việc loại bỏ hình thức phổ biến này của kitô giáo là một tính toán sai lầm về mục vụ và về thiêng liêng. Thánh Tôma Aquinô nói, một bà cụ nhỏ bé với lòng mộ đạo của mình có thể gần Chúa hơn là một nhà thần học vĩ đại với tất cả kiến thức của họ.
 
Các việc làm phép là những dấu hiệu thiêng liêng
 
Trở lại với câu hỏi. Các việc làm phép là một phần của các á bí tích, nghĩa là “các dấu hiệu thiêng liêng giúp con người nhận được hiệu quả chính của các bí tích, và thánh hóa các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống”.
 
Chúc phúc: đó là chữ và cử chỉ chúng ta tìm thấy trong suốt Kinh thánh. Với Chúa Kitô, chúc phúc là đưa đến hoàn thiện. Chúc phúc là Chúa con dâng lên Chúa Cha, hết lòng tạ ơn Chúa Cha – và trong trường hợp làm phép căn nhà mới, là thành quả xây dựng của cả một gia đình, thì thực sự điều này có lý do để chúc tụng Chúa. Phép lành từ Thánh Tâm Chúa ban cho thế gian qua Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần – ở đây thêm một lần nữa, chúng ta hiểu đây là mong muốn của một gia đình muốn được Chúa chúc lành cho người trong gia đình, cho của cải giúp họ tồn tại, cả di sản của quá khứ và điều kiện của tương lai!
 
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

http://phanxico.vn/2022/05/01/lam-phep-nha-co-di-doan-khong/ 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây