Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ ba - 11/05/2021 09:33 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
987
“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” (2Cr 5,20)
Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” (2Cr 5,20)
Anh chị em thân mến,
Trong năm nay, một lần nữa xin Thiên Chúa ban cho chúng ta khoảng thời gian thuận lợi để chuẩn bị mừng lễ, với trái tim đổi mới nơi mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; đó là nền tảng của đời sống Kitô hữu, cá nhân và cộng đồng. Chúng ta phải liên lỷ trở về với mầu nhiệm này trong tâm trí, vì nó sẽ tiếp tục triển nở trong chúng ta nhằm đo mức độ chúng ta cởi mở với sức mạnh thần khí và đáp lại với sự tự do và quảng đại.
Mầu nhiệm Vượt Qua như là nền tảng của hoán cải
Niềm vui của Kitô hữu đến từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Lời rao giảng đầu tiên (kerygma) này tóm tắt mầu nhiệm tình yêu của Ngài “rất thật, rất chân chính, rất cụ thể đến nỗi nó mang đến cho chúng ta một mối liên hệ đầy đối thoại chân thành và hiệu quả.” (Tông Huấn Christus Vivit, 117). Bất cứ ai tin thông điệp này, đều từ chối lời dối trá rằng cuộc sống của chúng ta được làm những gì mình muốn. Hơn nữa, cuộc sống được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa Cha, từ khao khát của Người, nhằm ban cho chúng ta sự sống dồi dào (x.Ga 10,10). Ngược lại, nếu lắng nghe lời cám dỗ của “cha kẻ dối trá”(Ga 8,44), chúng ta có nguy cơ rơi vào vực thẳm của ngu xuẩn và trải nghiệm hỏa ngục ngay trên trần gian này, như ta chứng kiến nhiều biến cố đau thương nơi kinh nghiệm cá nhân và tập thể.
Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những gì tôi đã viết cho người trẻ trong Tông huấn Christus Vivit: “Hãy chăm chú nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy để mình được Chúa cứu đi cứu lại. Và khi các con đi xưng tội của mình, các con hãy tin chắc vào lòng thương xót của Người, là điều giải thoát các con khỏi mặc cảm tội lỗi. Hãy chiêm ngắm Máu Người đổ ra với tình yêu cao cả như thế, và hãy để mình được Máu ấy thanh tẩy. Bằng cách này, các con luôn có thể được tái sinh một lần nữa.” (số 123). Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là sự kiện quá khứ; đúng hơn, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, biến cố ấy là hiện tại, cho phép chúng ta chiêm ngắm và đụng chạm, với đức tin, vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.
2. Khẩn cấp hoán cải
Thật tốt để chiêm ngắm sâu hơn mầu nhiệm vượt qua, nơi đó, Lòng thương xót Chúa hằng bao phủ chúng ta. Thật vậy, kinh nghiệm về lòng thương xót chỉ có thể xảy ra khi “mặt đối mặt”, trong tương quan với Thiên Chúa khổ nạn và phục sinh, “Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2,20), trong cuộc đối thoại chân thành giữa những người bạn. Đó là lý do tại sao cầu nguyện rất quan trọng trong Mùa Chay này. Thậm chí hơn cả một bổn phận, cầu nguyện là diễn tả những nhu cầu của chúng ta, để đáp lại tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu ấy luôn đi bước trước và đón nhận chúng ta. Kitô hữu ý thức cầu nguyện rằng, dù không xứng đáng, nhưng chúng ta vẫn được yêu thương. Cầu nguyện có thể diễn tả trong nhiều hình thức khác nhau. Nhưng điều thực sự quan trọng trong ánh mắt của Thiên Chúa là để Thiên Chúa nhìn thấu nơi chúng ta, và làm cho trái tim khô cứng của chúng ta được tan chảy, để hoán cải chúng ta nên hoàn thiện hơn trước Thiên Chúa và ý muốn của Ngài.
Trong Mùa Chay thuận lợi này, chúng ta hãy cho phép mình được dẫn đưa vào sa mạc như dân Israel (x. Hs 2,14), để cuối cùng chúng ta có thể nghe được tiếng của Người Tình của ta, và cho phép tiếng ấy vang dội sâu hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Chúa, chúng ta càng trải nghiệm lòng thương xót của Ngài dành tặng cho chúng ta một cách nhưng không. Xin đừng để thời gian ân sủng này trôi qua trong vô ích, trong ảo mộng hão huyền rằng chúng ta có thể điều khiển được thời gian và phương thế hoán cải để về với Ngài.
3. Ước muốn mãnh liệt của Thiên Chúa để đối thoại với con cái Ngài
Sự thật rằng, Thiên Chúa một lần nữa, cho chúng ta thời gian thuận lợi để hoán cải. Chúng ta không nên xem đây là thời gian đương nhiên. Cơ hội mới mẻ này phải đánh thức trong chúng ta lòng biết ơn và khuấy động chúng ta khỏi thói lười biếng. Dù có khi tội ác bi thương hiện diện trong cuộc sống chúng ta, trong Giáo hội và thế giới; nhưng cơ hội này nhằm thay đổi lối mòn của chúng ta để diễn tả rằng, lòng nhân hậu của Thiên Chúa sẽ không làm gián đoạn cuộc đối thoại cứu rỗi giữa Ngài với chúng ta. Trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta (2 Cr 5,21). Sự cứu độ này sẽ khiến Chúa Cha trao gánh nặng cho Chúa Con, với sức nặng tội lỗi của chúng ta; vì thế, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI diễn tả: “Thiên Chúa quay lại chống đối chính mình”. (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 12). Bởi, Thiên Chúa cũng yêu kẻ thù của Ngài. (x. Mt 5,43-48).
Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn kiến tạo với mỗi người nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chí Ái, không phải là cuộc trò chuyện luyên thuyên, giống như người dân Athen cổ xưa, người “chỉ dành thời giờ bàn tán, hay nghe những chuyện mới nhất.” (Cv 17,21). Cuộc trò chuyện như thế được gọi là tò mò trống rỗng và hời hợt, đặc trưng của thế giới trong mọi thời; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể là việc sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.
4. Giàu có để chia sẻ, không giữ cho riêng mình
Đặt mầu nhiệm vượt qua vào trung tâm đời sống của ta, nghĩa là cảm nhận lòng trắc ẩn với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh, nơi nhiều nạn nhân vô tội của chiến tranh, của các cuộc tấn công, từ người chưa sinh đến người già, và các hình thức khác của bạo lực. Chúng cũng có mặt trong các thảm họa môi trường, của cải phân phối không đồng đều, buôn bán người dưới mọi hình thức, và lòng tham vô độ vốn là hình thức thờ ngẫu tượng.
Ngày nay cũng cần mời gọi những người nam và người nữ thiện chí chia sẻ, bằng cách bố thí, hàng hóa của họ cho những người cần nhất, như là những phương tiện cá nhân để dựng xây thế giới tốt đẹp hơn. Bác ái trao ban giúp chúng ta thành người hơn; trong khi đó, tích trữ lại có nguy cơ khiến chúng ta trở nên kém người hơn, vì bị lòng ích kỷ giam cầm. Chúng ta cần và phải đi xa hơn nữa, và hãy xem xét các khía cạnh cấu trúc của đời sống kinh tế. Vì lý do này, vào giữa Mùa Chay năm nay, từ ngày 26 đến 28 tháng 3, tôi đã triệu tập một buổi họp tại thành phố Assisi với các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và người làm thay đổi, với mục đích định hình một nền kinh tế công bằng và toàn diện hơn. Như Huấn Quyền thường lặp đi lặp lại rằng, đời sống chính trị đại diện cho một hình thức bác ái trổi vượt. (x. diễn từ của Đức Giáo Hoàng Piô XI với Liên đoàn sinh viên Đại học Công giáo Ý, 18 tháng 12 năm 1927). Điều này cũng đúng với đời sống kinh tế, vốn có thể được tiếp cận với tinh thần truyền giáo, tinh thần của các Mối Phúc.
Tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ rất thánh để cầu nguyện cho Mùa Chay của chúng ta. Việc cử hành này ước gì sẽ mở rộng tâm hồn mỗi người để nghe tiếng Chúa gọi, để được hòa giải với Ngài, để chiêm ngắm mầu nhiệm vượt qua, và để được hoán cải, nhằm đối thoại cởi mở và chân thành với Thiên Chúa. Theo cách này, chúng ta sẽ trở thành điều mà Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ trở thành: Hãy nên muối đất và ánh sáng cho trần gian. (x. Mt 5,13-14).
Phanxicô, Rôma, tại đền thánh Gioan Latêranô, Ngày 7 tháng 10 năm 2019, lễ Đức Mẹ Mân Côi
Học Hỏi Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 34 Câu Hỏi Thưa
Gb. Nguyễn Thái Hùng
01. Hỏi:Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì ? - Thưa:“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.”
02. Hỏi:Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2020:“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” là của thánh nào? - Thưa:Thánh Phaolô.
03. Hỏi:“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” là lời trích thư nào của thánh Phaolô ? - Thưa:Thư 2 Côrinthô (5,20)
04. Hỏi: Một lần nữa xin Thiên Chúa ban cho chúng ta khoảng thời gian thuận lợi để chuẩn bị mừng lễ, với điều gì đổi mới nơi mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu? - Thưa:Trái tim.
05. Hỏi:Mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; đó là nền tảng của điều gì? - Thưa:Nền tảng của đời sống Kitô hữu, cá nhân và cộng đồng.
06. Hỏi:Niềm vui của Kitô hữu đến từ việc gì? - Thưa:Từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
07. Hỏi:Lời rao giảng đầu tiên (kerygma) này tóm tắt mầu nhiệm tình yêu của Chúa Giêsu thế nào đến nỗi nó mang đến cho chúng ta một mối liên hệ đầy đối thoại chân thành và hiệu quả? - Thưa:Rất thật, rất chân chính, rất cụ thể.
08. Hỏi:Bất cứ ai tin thông điệp này, đều từ chối điều gì rằng cuộc sống của chúng ta được làm những gì mình muốn? - Thưa:Lời dối trá.
09. Hỏi:Cuộc sống được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa Cha, từ khao khát của Người, nhằm ban cho chúng ta điều gì? - Thưa:Ban cho chúng ta sự sống dồi dào.
10. Hỏi:Nếu lắng nghe lời cám dỗ của “cha kẻ dối trá”(Ga 8,44), chúng ta có nguy cơ rơi vào vực thẳm của ngu xuẩn và trải nghiệm điều gì ngay trên trần gian này? - Thưa:Hỏa ngục.
11. Hỏi: Tông huấn Christus Vivit, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Hãy chăm chú nhìn vào điều gì, và hãy để mình được Chúa cứu đi cứu lại? - Thưa:Nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh.
12. Hỏi: Tông huấn Christus Vivit, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Khi đi xưng tội của mình, các con hãy tin chắc vào điều gì của Đức Kitô, là điều giải thoát các con khỏi mặc cảm tội lỗi? - Thưa:Lòng thương xót.
13. Hỏi:Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là sự kiện quá khứ; đúng hơn, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, biến cố ấy là hiện tại, cho phép chúng ta chiêm ngắm và đụng chạm, với đức tin, vào xác thịt của Chúa Kitô nơi đâu? - Thưa:Những người đau khổ.
14. Hỏi:Thật tốt để chiêm ngắm sâu hơn mầu nhiệm vượt qua, nơi đó, điều gì hằng bao phủ chúng ta? - Thưa:Lòng thương xót Chúa.
15. Hỏi:“Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi”. Câu này trích thư nào của thánh Phaolô?(2,20) - Thưa:Thư Galát.
16. Hỏi:Cầu nguyện là diễn tả điều gì, để đáp lại tình yêu Thiên Chúa? - Thưa:Những nhu cầu của chúng ta.
17. Hỏi:Kitô hữu ý thức cầu nguyện rằng, dù không xứng đáng, nhưng chúng ta vẫn được gì? - Thưa:Yêu thương.
18. Hỏi:Cầu nguyện có thể diễn tả trong nhiều hình thức khác nhau. Nhưng điều thực sự quan trọng trong ánh mắt của Thiên Chúa là gì? - Thưa:Để Thiên Chúa nhìn thấu nơi chúng ta, và làm cho trái tim khô cứng của chúng ta được tan chảy, để hoán cải chúng ta nên hoàn thiện hơn trước Thiên Chúa và ý muốn của Ngài.
19. Hỏi:Trong Mùa Chay thuận lợi này, chúng ta hãy cho phép mình được dẫn đưa vào sa mạc như dân Israel (x. Hs 2,14), để cuối cùng chúng ta có thể làm gì? - Thưa:Nghe được tiếng của Người Tình của ta, và cho phép tiếng ấy vang dội sâu hơn trong chúng ta.
20. Hỏi:Càng gắn bó với điều gì, chúng ta càng trải nghiệm lòng thương xót của Ngài dành tặng cho chúng ta một cách nhưng không? - Thưa:Lời Chúa.
21. Hỏi:Xin đừng để thời gian ân sủng này trôi qua thế nào, rằng chúng ta có thể điều khiển được thời gian và phương thế hoán cải để về với Ngài? - Thưa:Trong vô ích, trong ảo mộng hão huyền.
22. Hỏi:Thiên Chúa một lần nữa, cho chúng ta thời gian thuận lợi để làm gì? - Thưa:Để hoán cải.
23. Hỏi: Cơ hội mới mẻ này phải đánh thức trong chúng ta điều gì và khuấy động chúng ta khỏi thói lười biếng? - Thưa:Lòng biết ơn.
24. Hỏi:Trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì ai? - Thưa:Vì chúng ta.
25. Hỏi:Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn kiến tạo với mỗi người nơi điều gì, không phải là cuộc trò chuyện luyên thuyên? - Thưa:Mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chí Ái.
26. Hỏi:Cuộc trò chuyện như thế được gọi là gì, đặc trưng của thế giới trong mọi thời? - Thưa:Tò mò trống rỗng và hời hợt.
27. Hỏi:Cuộc trò chuyện như thế được gọi là tò mò trống rỗng và hời hợt, đặc trưng của thế giới trong mọi thời; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể là việc gì? - Thưa:Sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.
28. Hỏi:Đặt mầu nhiệm gì vào trung tâm đời sống của ta, nghĩa là cảm nhận lòng trắc ẩn với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh? - Thưa:Mầu nhiệm Vượt Qua.
29. Hỏi:Các vết thương này cũng có mặt trong các thảm họa môi trường, của cải phân phối không đồng đều, buôn bán người dưới mọi hình thức, và lòng tham vô độ vốn là hình thức gì? - Thưa:Thờ ngẫu tượng.
30. Hỏi:Ngày nay cũng cần mời gọi những người nam và người nữ thiện chí chia sẻ, bằng cách bố thí, hàng hóa của họ cho những người cần nhất, như là những phương tiện cá nhân để làm gì? - Thưa:Để dựng xây thế giới tốt đẹp hơn.
31. Hỏi:Điều gìgiúp chúng ta thành người hơn? - Thưa:Bác ái trao ban.
32. Hỏi:Bác ái trao ban giúp chúng ta thành người hơn; trong khi đó, điều gì lại có nguy cơ khiến chúng ta trở nên kém người hơn, vì bị lòng ích kỷ giam cầm? - Thưa:Tích trữ.
33. Hỏi:Tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ rất thánh để cầu nguyện cho Mùa Chay của chúng ta. Việc cử hành này ước gì sẽ mở rộng tâm hồn mỗi người để làm gì? - Thưa:Để nghe tiếng Chúa gọi, để được hòa giải với Ngài, để chiêm ngắm mầu nhiệm vượt qua, và để được hoán cải, nhằm đối thoại cởi mở và chân thành với Thiên Chúa.
34. Hỏi:Theo cách này, chúng ta sẽ trở thành điều mà Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ trở thành: là gì? - Thưa:Hãy nên muối đất và ánh sáng cho trần gian.
Gb. Nguyễn Thái Hùng
++++++++++++++++++++++
Học Hỏi Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 34 Câu Trắc Nghiệm
01.Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì ?
a. “Vì sự ác lan tràn, tình yêu của nhiều người trở nên nguội lạnh”
b. “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.”
c. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế - Những việc bác ái trên hành trình Năm Thánh” .
d. “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.”
02.Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2020:“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” là của thánh nào?
a. Thánh Phêrô.
b. Thánh Gioan.
c. Thánh Giacôbê
d. Thánh Phaolô.
03.“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” là lời trích thư nào của thánh Phaolô ?(5,20)
a. Thư 1 Côrinthô.
b. Thư 2 Côrinthô.
c. Thư Côlôxê.
d. Thư Êphêxô.
04.Một lần nữa xin Thiên Chúa ban cho chúng ta khoảng thời gian thuận lợi để chuẩn bị mừng lễ, với điều gì đổi mới nơi mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu?
a. Sự hiểu biết.
b. Trái tim.
c. Sự lắng nghe.
d. Việc học hỏi.
05.Mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; đó là nền tảng của điều gì?
a. Sự hiểu biết Thánh Kinh.
b. Sự thực hành Lời Chúa.
c. Đời sống tu sĩ.
d. Đời sống Kitô hữu, cá nhân và cộng đồng.
06.Niềm vui của Kitô hữu đến từ việc gì?
a. Từ việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
b. Từ việc sống bác ái và yêu thương.
c. Từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
d. Từ việc từ bỏ mọi sự đi theo Chúa Giêsu.
07.Lời rao giảng đầu tiên (kerygma) này tóm tắt mầu nhiệm tình yêu của Chúa Giêsu thế nào đến nỗi nó mang đến cho chúng ta một mối liên hệ đầy đối thoại chân thành và hiệu quả?
a. Rất thật.
b. Rất chân chính.
c. Rất cụ thể.
d. Cả a, b và c đúng.
08.Bất cứ ai tin thông điệp này, đều từ chối điều gì rằng cuộc sống của chúng ta được làm những gì mình muốn?
a. Lời xác tín.
b. Lời dối trá.
c. Lời mãnh liệt.
d. Sự hưởng thụ.
09.Cuộc sống được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa Cha, từ khao khát của Người, nhằm ban cho chúng ta điều gì?
a. Sự sống vinquang.
b. Sự sống vĩnh cửu.
c. Sự sống dồi dào.
d. Sự sống hào nhoáng.
10.Nếu lắng nghe lời cám dỗ của “cha kẻ dối trá”(Ga 8,44), chúng ta có nguy cơ rơi vào vực thẳm của ngu xuẩn và trải nghiệm điều gì ngay trên trần gian này?
a. Thiên đàng.
b. Hỏa ngục.
c. Hân hoan.
d. Vui vẻ.
11. Tông huấn Christus Vivit, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Hãy chăm chú nhìn vào điều gì, và hãy để mình được Chúa cứu đi cứu lại?
a. Nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh.
b. Nhìn vào đời sống các tín hữu sơ khai.
c. Nhìn vào đời sống của Hội Thánh.
d. Nhìn vào sứ mạng của các tông đồ.
12. Tông huấn Christus Vivit, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Khi đi xưng tội của mình, các con hãy tin chắc vào điều gì của Đức Kitô, là điều giải thoát các con khỏi mặc cảm tội lỗi?
a. Lời hứa.
b. Lòng thương xót.
c. Lòng tin.
d. Sự phó thác.
13.Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là sự kiện quá khứ; đúng hơn, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, biến cố ấy là hiện tại, cho phép chúng ta chiêm ngắm và đụng chạm, với đức tin, vào xác thịt của Chúa Kitô nơi đâu?
a. Những biến cố trong cuộc đời.
b. Các thánh.
c. Những người đau khổ.
d. Các kitô hữu.
14.Thật tốt để chiêm ngắm sâu hơn mầu nhiệm vượt qua, nơi đó, điều gì hằng bao phủ chúng ta?
a. Ân sủng của Thiên Chúa.
b. Vinh quang của Thiên Chúa.
c. Lòng thương xót Chúa.
d. Niềm tin vào Thiên Chúa.
15.“Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi”. Câu này trích thư nào của thánh Phaolô?(2,20)
a. Thư Rôma.
b. Thư Galát.
c. Thư Êphêsô.
d. Thư Côlôxê.
16.Cầu nguyện là diễn tả điều gì, để đáp lại tình yêu Thiên Chúa?
a. Sự trung thành của chúng ta.
b. Sự yêu mến của chúng ta.
c. Sự quỵ lụy của chúng ta.
d. Những nhu cầu của chúng ta.
17.Kitô hữu ý thức cầu nguyện rằng, dù không xứng đáng, nhưng chúng ta vẫn được gì?
a. Yêu thương.
b. Nâng đỡ.
c. Che chở.
d. Nhậm lời.
18.Cầu nguyện có thể diễn tả trong nhiều hình thức khác nhau. Nhưng điều thực sự quan trọng trong ánh mắt của Thiên Chúa là gì?
a. Để Thiên Chúa nhìn thấu nơi chúng ta.
b. Làm cho trái tim khô cứng của chúng ta được tan chảy.
c. để Hoán cải chúng ta nên hoàn thiện hơn trước Thiên Chúa và ý muốn của Ngài.
d. Cả a, b và c đúng.
19.Trong Mùa Chay thuận lợi này, chúng ta hãy cho phép mình được dẫn đưa vào sa mạc như dân Israel (x. Hs 2,14), để cuối cùng chúng ta có thể làm gì?
a. Nghe được tiếng của Người Tình của ta.
b. Cho phép tiếng ấy vang dội sâu hơn trong chúng ta.
c. Được nuôi dững bởi Manna từ trời.
d. Chỉ có a và b đúng.
20.Càng gắn bó với điều gì, chúng ta càng trải nghiệm lòng thương xót của Ngài dành tặng cho chúng ta một cách nhưng không?
a. Hội Thánh.
b. Đức tin.
c. Lời Chúa.
d. Các tông đồ.
21.Xin đừng để thời gian ân sủng này trôi qua thế nào, rằng chúng ta có thể điều khiển được thời gian và phương thế hoán cải để về với Ngài?
a. Trong vô ích.
b. Trong ảo mộng hão huyền.
c. Trong sự kính sợ Thiên Chúa.
d. Chỉ có a và b đúng.
22.Thiên Chúa một lần nữa, cho chúng ta thời gian thuận lợi để làm gì?
a. Để cầu nguyện.
b. Để hoán cải.
c. Để yêu thương.
d. Để bố thí.
23.Cơ hội mới mẻ này phải đánh thức trong chúng ta điều gì và khuấy động chúng ta khỏi thói lười biếng?
a. Niềm tín thác.
b. Lòng ăn năn.
c. Sự tha thứ.
d. Lòng biết ơn.
24.Trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì ai?
a. Vì chúng ta.
b. Vì mọi loại thụ tạo.
c. Vì người sống và người chết.
d. Cả a, b và c đúng.
25.Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn kiến tạo với mỗi người nơi điều gì, không phải là cuộc trò chuyện luyên thuyên?
a. Cuộc truyền giáo của các tông đồ.
b. Mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chí Ái.
c. Giáo huấn của Hội Thánh.
d. Sự phát triển của Hội Thánh.
26.Cuộc trò chuyện như thế được gọi là gì, đặc trưng của thế giới trong mọi thời?
a. Hời hợt.
b. Tò mò trống rỗng.
c. Tích cực.
d. Chỉ có a và b đúng.
27.Cuộc trò chuyện như thế được gọi là tò mò trống rỗng và hời hợt, đặc trưng của thế giới trong mọi thời; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể là việc gì?
a. Toàn cầu hóa.
b. Sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.
c. Thế giới phẳng của đời sống xã hội.
d. Mạng lưới internet toàn cầu.
28.Đặt mầu nhiệm gì vào trung tâm đời sống của ta, nghĩa là cảm nhận lòng trắc ẩn với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh?
a. Mầu nhiệm Nhập Thể.
b. Mầu nhiệm Vượt Qua.
c. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
d. Cả a, b và c đúng.
29.Các vết thương này cũng có mặt trong các thảm họa môi trường, của cải phân phối không đồng đều, buôn bán người dưới mọi hình thức, và lòng tham vô độ vốn là hình thức gì?
a. Toàn cầu hóa.
b. Thờ ngẫu tượng.
c. Cạnh tranh của con người.
d. Sức mạnh của con người.
30.Ngày nay cũng cần mời gọi những người nam và người nữ thiện chí chia sẻ, bằng cách bố thí, hàng hóa của họ cho những người cần nhất, như là những phương tiện cá nhân để làm gì?
a. Để cho mọi người được hưởng dùng.
b. Để vinh danh mình.
c. Để dựng xây thế giới tốt đẹp hơn.
d. Để đẹp lòng Chúa.
31.Điều gìgiúp chúng ta thành người hơn?
a. Yêu Chúa.
b. Bác ái trao ban.
c. Thăng tiến đời sống hôn nhân.
d. Xây dựng xã hội tốt đẹp.
32.Bác ái trao ban giúp chúng ta thành người hơn; trong khi đó, điều gì lại có nguy cơ khiến chúng ta trở nên kém người hơn, vì bị lòng ích kỷ giam cầm?
a. Lo lắng.
b. Giàu có.
c. Tích trữ.
d. Ham muốn.
33.Tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ rất thánh để cầu nguyện cho Mùa Chay của chúng ta. Việc cử hành này ước gì sẽ mở rộng tâm hồn mỗi người để làm gì?
a. Để nghe tiếng Chúa gọi, để được hòa giải với Ngài.
b. Để chiêm ngắm mầu nhiệm vượt qua.
c. Để được hoán cải, nhằm đối thoại cởi mở và chân thành với Thiên Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
34.Theo cách này, chúng ta sẽ trở thành điều mà Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ trở thành: là gì?
a. Hãy là chứng nhân của Thầy ở trần gian.
b. Hãy nên muối đất và ánh sáng cho trần gian.
c. Hãy là người công chính.
d. Hãy là con cái Thiên Chúa.
Lời giải đáp Trắc Nghiệm
01. d. “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.”
02. d. Thánh Phaolô.
03. b. Thư 2 Côrinthô.
04. b. Trái tim.
05. d. Đời sống Kitô hữu, cá nhân và cộng đồng.
06. c. Từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
07. d. Cả a, b và c đúng.
08. b. Lời dối trá.
09. c. Sự sống dồi dào.
10. b. Hỏa ngục.
11. a. Nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh.
12. b. Lòng thương xót.
13. c. Những người đau khổ.
14. c. Lòng thương xót Chúa.
15. b. Thư Galát.
16. d. Những nhu cầu của chúng ta.
17. a. Yêu thương.
18. d. Cả a, b và c đúng.
19. d. Chỉ có a và b đúng.
20. c. Lời Chúa.
21. d. Chỉ có a và b đúng.
22. b. Để hoán cải.
23. d. Lòng biết ơn.
24. a. Vì chúng ta.
25. b. Mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chí Ái.
26. d. Chỉ có a và b đúng.
27. b. Sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.
28. b. Mầu nhiệm Vượt Qua.
29. b. Thờ ngẫu tượng.
30. c. Để dựng xây thế giới tốt đẹp hơn.
31. b. Bác ái trao ban.
32. c. Tích trữ.
33. d. Cả a, b và c đúng.
34. b. Hãy nên muối đất và ánh sáng cho trần gian.