TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sứ điệp Mùa Chay 2019 - Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm

Thứ ba - 11/05/2021 09:29 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1048
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.”
Sứ điệp Mùa Chay 2019 - Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm

 

Học hỏi 
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô. 
45 Câu Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm

 



01. Hỏi : Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì ?
          - Thưa : “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.”
 
 
02. Hỏi : Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2019 :  “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” là lời của thánh nào ?
          - Thưa : Thánh Phaolô.
 
03. Hỏi : “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” là lời trích thư nào của thánh Phaolô ? (8,19)
          - Thưa : Thư Rôma.
 
04. Hỏi : Mỗi năm, thông qua ai, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô ?
          - Thưa : Giáo Hội Mẹ.
 
05. Hỏi : Chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự gì ?
          - Thưa : Sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24).
 
06. Hỏi : Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm điều gì ?
          - Thưa : Lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo.
 
07. Hỏi : “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ điều gì của con cái Người” như lời thánh Phaolô nói ? (Rm 8,19).
          - Thưa : Ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang.
 
08. Hỏi : Trong viễn cảnh này, Đức Phanxicô muốn đưa ra một vài suy tư nào để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới ?
          - Thưa : Một là Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo ; 
Hai là Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi ;
Ba là Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ.
 
09. Hỏi : Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là một món quà vô giá của điều gì ?
          - Thưa : Của lòng thương xót Chúa.
 
 
10. Hỏi : Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi ai ?  
          - Thưa : Bởi Chúa Thánh Thần.
 
11. Hỏi : Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách nào ? 
          - Thưa : Hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật.
 
12. Hỏi : Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói ai háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người ?
          - Thưa : Muôn loài thọ tạo.
 
13. Hỏi : Tất cả những ai được hưởng ân sủng của điều gì có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người ?
          - Thưa : Của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu.
 
14. Hỏi : Khi tình yêu của ai biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa ?
          - Thưa : Của Chúa Kitô.
 
15. Hỏi : Thông qua điều gì, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87) ?
          - Thưa : Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật.
 
16. Hỏi : Tuy nhiên, trong thế giới này, điều gì được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết ?
          - Thưa : Sự hài hòa.
 
17. Hỏi : Khi chúng ta không sống như gì, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn ?
          - Thưa : Không sống như con cái Chúa.
 
18. Hỏi : Khi đó, điều gì chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta.
          - Thưa : Sự quá độ.
 
19. Hỏi : Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách gì coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (x. 2, 1-11)?
          - Thưa : Sách Khôn ngoan.
 
20. Hỏi : Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới điều gì, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong ?
          - Thưa : Hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh.
 
21. Hỏi : Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là gì ?
          - Thưa : Tội lỗi.
 
22. Hỏi : Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với ai mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta ?
          - Thưa : Với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên.
 
23. Hỏi : Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với ai cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18)?
          - Thưa : Với Thiên Chúa.
 
24. Hỏi : Điều gì dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác ?
          - Thưa : Tội lỗi.
 
25. Hỏi : Một khi luật gì bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế ?
          - Thưa : Luật Thiên Chúa, luật tình yêu.
 
26. Hỏi : Điều gì ẩn giấu trong lòng con người (x.Mc 7,20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình ?
          - Thưa : Tội lỗi.
 
27. Hỏi : Điều gì đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”.
          - Thưa : Muôn loài thọ tạo.
 
28. Hỏi : Vì “ai ở trong ai thì đều là thọ tạo mới”?
          - Thưa : Trong Đức Kitô.
 
29. Hỏi : Khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừngđiều gì, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x.Kh 21,1)?
          - Thưa : Một cuộc Vượt Qua.
 
30. Hỏi : Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự gì, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh ?
          - Thưa : Sự ăn năn, hoán cải và tha thứ.
 
31. Hỏi : Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự gì ?
          - Thưa : Sự hoán cải.
 
32. Hỏi : Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với ai chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21)?
          - Thưa : Cùng với con cái Thiên Chúa.
 
33. Hỏi : Mùa gì là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này ?
          - Thưa : Mùa Chay.
 
34. Hỏi : Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc gì ?
          - Thưa : Ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
 
35. Hỏi : Điều gì, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta ?
          - Thưa : Chay tịnh.
 
36. Hỏi : Điều gì dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài ?
          - Thưa : Lời cầu nguyện.
 
37. Hỏi : Việc gì, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta ?
          - Thưa : Việc bố thí.
 
38. Hỏi : Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá điều gì trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta ?
          - Thưa : Niềm vui.
 
39. Hỏi : Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành điều gì như trước khi xảy ra tội nguyên tổ ?
          - Thưa : Khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa.
 
40. Hỏi : Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại điều gì cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21) ?
          - Thưa : Niềm hy vọng của Chúa Kitô.
 
41. Hỏi : Chúng ta đừng để điều gì trôi qua vô ích ? 
          - Thưa : Mùa hồng ân này.
 
42. Hỏi : Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta lám gì trên con đường hoán cải thực sự ?
          - Thưa : Cất bước.
 
43. Hỏi : Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự gì ?
          - Thưa : Sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
 
44. Hỏi : Chúng ta hãy làm gì với những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ ?
          - Thưa : Đứng bên cạnh.
 
45. Hỏi : Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể điều gì, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật ?
          - Thưa : Chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết.

+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi

J.B. Đặng Minh An dịch 
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-02-26
 
 
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
 
 
 
Học hỏi 
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô. 
45 Câu Trắc nghiệm
 

 
01. Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì ?
          a. “Vì sự ác lan tràn, tình yêu của nhiều người trở nên nguội lạnh”
          b. “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.”
          c. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế - Những việc bác ái trên hành trình Năm Thánh”
          d. “Ngài đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài.”
 
02. Chủ đề sứ điệp Mùa Chay 2019 :  “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” là lời của thánh nào ?
          a. Thánh Phêrô.
          b. Thánh Gioan.
          c. Thánh Giacôbê.
          d. Thánh Phaolô.
 
03. “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” là lời trích thư nào của thánh Phaolô ? (8,19)
          a. Thư Rôma.
          b. Thư 1 Côrinthô.
          c. Thư Côlôxê.
          d. Thư Êphêxô.
 
04. Mỗi năm, thông qua ai, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô ?
          a. Chúa Thánh Thần.
          b. Giáo Hội Mẹ.
          c. Các Giám mục.
          d. Dân Thiên Chúa.
 
05. Chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự gì ?
          a. Sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu”.
          b. Niềm hạnh phúc Nước Trời vĩnh cửu.
          c. Sự cứu độ của muôn loài.
          d. Cả a, b và c đúng.  
 
06. Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm điều gì ?
          a. Lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo.
          b. Cả xã hội loài người.
          c. Cả nhân loại.
          d. Mọi vấn đề trong đời sống con người.
 
07. “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ điều gì của con cái Người” như lời thánh Phaolô nói ? (Rm 8,19).
          a. Ngày quang lâm của Thiên Chúa.
          b. Ngày Đức Giêsu đến để hoàn tất vũ trụ.
          c. Ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang.
          d. Ngày vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện.
 
08. Trong viễn cảnh này, Đức Phanxicô muốn đưa ra một vài suy tư nào để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới ?
          a. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo.
          b. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi.
          c. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
09. Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là một món quà vô giá của điều gì ?
          a. Của sự thánh thiện.
          b. Của sự dấn thân và hy sinh.
          c. Của lòng thương xót Chúa.
          d. Của sự bác ái.
 
10. Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi ai ?  
          a. Bởi Chúa Giêsu.
          b. Bởi Chúa Thánh Thần.
          c. Bởi Giáo Hội.
          d. Bởi cộng đoàn dân Chúa.
 
11. Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách nào ?
          a. Sống theo thánh ý của Thiên Chúa.
          b. Sống yêu thương mọi người.
          c. Sống đúng theo Lề Luật của Thiên Chúa.
          d. Hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật.
 
12. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói ai háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người ?
          a. Những người tin Chúa.
          b. Muôn loài thọ tạo.
          c. Các thánh.
          d. Các thiên thần.
 
13. Tất cả những ai được hưởng ân sủng của điều gì có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người ?
          a. Của lòng thương xót Chúa.
          b. Của mầu nhiệm Nhập Thể.
          c. Của ơn cứu chuộc.
          d. Của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu.
 
14. Khi tình yêu của ai biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa ?
          a. Của Chúa Kitô.
          b. Của Hội Thánh.
          c. Của Mẹ Maria.
          d. Của cộng đoàn.
 
15. Thông qua điều gì, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87) ?
          a. Cầu nguyện.
          b. Chiêm niệm.
          c. Nghệ thuật.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
16. Tuy nhiên, trong thế giới này, điều gì được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết ?
          a. Sự hài hòa.
          b. Hạnh phúc.
          c. Lòng yêu thương.
          d. Sự bình an.
 
17. Khi chúng ta không sống như gì, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn ?
          a. Không sống như thụ tạo của Thiên Chúa.
          b. Không sống như con cái ma quỷ.
          c. Không sống như con cái Chúa.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
18. Khi đó, điều gì chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta.
          a. Sự tiết độ.
          b. Sự quá độ.
          c. Lòng dũng cảm.
          d. Lòng yêu thương.
 
19. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách gì coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (x. 2, 1-11)?
          a. Sách Thánh Vịnh.
          b. Sách Khôn ngoan.
          c. Sách Giảng viên.
          d. Sách Châm ngôn.
 
20. Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới điều gì, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong ?        
a. Hướng về ngày Quang lâm.
          b. Hướng tới lễ Phục sinh.
          c. Hướng về phía chân trời Phục sinh.
          d. Chỉ có a và b đúng. 
 
21. Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là gì ?
          a. Tội lỗi.
          b. Sự bất tuân.
          c. Lòng thụ hận.
          d. Sự ghen ghét.
 
22. Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với ai mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta ?
          a. Với Thiên Chúa.
          b. Với những người khác.
          c. Với chính thiên nhiên.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
23. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với ai cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18)?
          a. Với Thiên Chúa.
          b. Với Hội Thánh.
          c. Với anh em.
          d. Với thụ tạo.
 
24. Điều gì dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác ?
          a. Lòng kiêu ngạo.
          b. Tội lỗi.
          c. Xa tan.
          d. Sự ích kỷ.
 
25. Một khi luật gì bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế ?
          a. Luật công bằng.
          b. Luật Thiên Chúa.
          c. Luật tình yêu.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
26. Điều gì ẩn giấu trong lòng con người (x.Mc 7,20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình ?
          a. Tội lỗi.
          b. Sự kiêu ngạo.
          c. Sự vô tâm.
          d. Sự ích kỷ.
 
27. Ai đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”.
          a. Muôn loài thọ tạo.
          b. Con cái Nước Trời.
          c. Hội Thánh.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
28. Vì “ai ở trong ai thì đều là thọ tạo mới”?
          a. Trong Thiên Chúa.
          b. Trong Đức Kitô.
          c. Trong Hội Thánh.
          d. Trong muon loài thọ tạo.
 
29. Khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng điều gì, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x.Kh 21,1)?
          a. Ơn cứ chuộc.
          b. Sự công chính.
          c. Một cuộc Vượt Qua.
          d. Lời hứa cứu độ được thực hiện.
 
30. Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự gì, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh ?
          a. Sự ăn năn.
          b. Hoán cải.
          c. Tha thứ.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
31. Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự gì ?
          a. Sự tha thứ.
          b. Sự hoán cải.
          c. Sự thương xót.
          d. Sự yêu thương.
 
32. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với ai chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8:21)?
          a. Con cái Thiên Chúa.
          b. Muôn loài thọ tạo.
          c. Hội Thánh.
          d. Toàn thể vũ trụ.
 
33. Mùa gì là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này ?
          a. Mùa Vọng.
          b. Mùa Giáng sinh.
          c. Mùa Chay.
          d. Mùa Phục sinh.
 
34. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc gì ?
          a. Ăn chay.
          b. Cầu nguyện.
          c. Bố thí.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
35. Điều gì, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta ?
          a. Chay tịnh.
          b. Hoán cải.
          c. Thương xót.
          d. Liên đới.
 
36. Điều gì dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài ?
          a. Sự hoán cải.
          b. Lời cầu nguyện.
          c. Sự phó thác.
          d. Sự cậy trông.
 
37. Việc gì, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta ?
          a. Việc cầu nguyện.
          b. Việc bố thí.
          c. Việc thăm viếng.
          d. Việc chay tịnh.
 
38. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá điều gì trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta ?
          a. Lòng biết ơn.
          b. Niềm vui.
          c. Lời hứa cứu độ.
          d. Sự thương yêu.
 
39. Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành điều gì như trước khi xảy ra tội nguyên tổ ?
          a. Nơi hiệp nhất với Ba Ngôi.
          b. Khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa.
          c. Kiểu mẫu của tình thương.
          d. Cả a, b và c đúng. 
 
40. Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại điều gì cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21) ?
          a. Sự cảm thông.
          b. Lòng thương xót của Thiên Chúa.
          c. Niềm hy vọng của Chúa Kitô.
          d. Sự nâng đỡ.
 
41. Chúng ta đừng để điều gì trôi qua vô ích ?
          a. Mùa Chay thánh này.
          b. Mùa hồng ân này.
          c. Niềm vui cứu chuộc này.
          d. Lòng thương xót của Thiên Chúa.
 
42. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta lám gì trên con đường hoán cải thực sự ?
          a. Trở về.
          b. Sám hối.
          c. Cất bước.
          d. Cam đảm ra đi.
 
43. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự gì ?
          a. Vinh quang của con cái Thiên Chúa.
          b. Việc muôn loài được cứu độ.
          c. Sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
          d. Ngày phục sinh của muôn loài thọ tạo.
 
44. Chúng ta hãy làm gì với những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ ?
          a. Đứng bên cạnh.
          b. Yêu thương.
          c. Nâng đỡ.
          d. Đồng hành.
 
45. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể điều gì, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật ?
          a. Những anh chị em của mình.
          b. Muôn loài thọ tạo.
          c. Chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết.
          d. Các ân sủng của Thiên Chúa.
 
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi



J.B. Đặng Minh An dịch 
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-02-26
 
 
+++++++++++++++++++++++++

 
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô. 
Lời giải đáp

 
01. b. “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.”
02. d. Thánh Phaolô.
03. a. Thư Rôma.
04. b. Giáo Hội Mẹ.
05. a. Sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu”.
06. a. Lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo.
07. c. Ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang.
08. d. Cả a, b và c đúng. 
09. c. Của lòng thương xót Chúa.
10. b. Bởi Chúa Thánh Thần.
11. d. Hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật.
12. b. Muôn loài thọ tạo.
13. d. Của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu.
14.a. Của Chúa Kitô.
15. d. Cả a, b và c đúng. 
16. a. Sự hài hòa.
17. c. Không sống như con cái Chúa.
18. b. Sự quá độ.
19. b. Sách Khôn ngoan.
20. d. Chỉ có a và b đúng. 
21.a. Tội lỗi.
22. d. Cả a, b và c đúng. 
23.a. Với Thiên Chúa.
24. b. Tội lỗi.
25. d. Cả a, b và c đúng. 
26.a. Tội lỗi.
27.a. Muôn loài thọ tạo.
28. b. Trong Đức Kitô.
29. c. Một cuộc Vượt Qua.
30. d. Cả a, b và c đúng. 
31. b. Sự hoán cải.
32. a. Con cái Thiên Chúa.
33. c. Mùa Chay.
34. d. Cả a, b và c đúng. 
35. a. Chay tịnh.
36. b. Lời cầu nguyện.
37. b. Việc bố thí.
38. b. Niềm vui.
39. b. Khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa.
40. c. Niềm hy vọng của Chúa Kitô.
41. b. Mùa hồng ân này.
42. c. Cất bước.
43. c. Sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
44. a. Đứng bên cạnh.
45. c. Chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết.
 
Gb. Nguyễn Thái Hùng 
         
 
 
 
+++++++++++++++++++++++++
 
 
 
 
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô
 

Như thông lệ trước Mùa Chay hàng năm, sáng thứ Ba 26 tháng Hai, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, và các phụ tá của ngài đã tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh để công bố sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô. 

Chủ đề của sứ điệp năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19).


Dưới đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn sứ điệp này.



“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)


Anh chị em thân mến,

Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.


1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo


Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.


Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.


2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi


Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.


Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.


Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.


3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ


Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.


Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.


Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.


Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.


+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi

J.B. Đặng Minh An dịch
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-02-26
 
 
 
J.B. Đặng Minh An dịch
 Tags: gh mc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây