TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

“Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Lc 3, 1-6)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

GIÁO XỨ VINH HƯƠNG

Thứ sáu - 02/04/2021 04:03 |   1741
GIÁO XỨ VINH HƯƠNG

GIÁO XỨ VINH HƯƠNG

Thành lập ngày: 1957
Bổn mạng: Thánh Gioan Baotixita
Địa chỉ: Xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Số Giáo dân: 5242
Số Gia đình: 1158


Giờ lễ:
Ngày thường: (thứ 2,4,6,7) 5g00 - (thứ 3,5) 17g30
Chiều thứ Bảy: 17g30 (lễ Chúa Nhật mừng trước)
Chúa Nhật: 5g00, 8g30

Giáo họ Phaolô
Giờ lễ:

Ngày thường: (thứ 3-6) 18g00
Chiều thứ Bảy: 18g30 (lễ Chúa Nhật mừng trước)
Chúa Nhật: 17g30


(cập nhật ngày 31.12.2019)
 
GIÁO XỨ VINH HƯƠNG
Năm thành lập: 1957
Bổn mạng Giáo xứ: Thánh Gioan Baotixita
Số Giáo dân: 4256
1. Quá trình thành lập:
Được sự chấp thuận của Đức Giám Mục Giáo Phận, Giáo xứ Vinh Hương được chia cắt từ Giáo xứ Vinh An vào cuối năm 1957. Là một Giáo xứ toàn tòng di cư từ Nghệ An và Quảng Bình vào miền Nam sau hiệp định Geneve 1954. Sau 1 năm tạm cư tại Tầm Hưng và Vinh Thủy (Phan Thiết), bà con cùng với Lm. Nguyễn Viết Khai (đại diện UB định cư GP Vinh tại miền Nam) và Lm JB. Nguyễn Quang Diệu (Nguyên Quản xứ Tầm Hưng lúc đó) dời cư lên vùng Đức Minh để lập nghiệp, vì nơi đây khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, thích hợp với nghề nông.
Dưới sự hướng dẫn của Lm. Hồ Sỹ Cai (nguyên phó xứ Vinh An), bà con từ Đức Minh ra phía Đông-Bắc QL.14 khai phá từ cây số 296-302 để lập nghiệp và lập xứ.
Những ngày đầu thành lập có khoảng 350 giáo dân (đa số gốc Bùi Ngoã, Bồ Sơn và Kẻ Gai thuộc GP Vinh ngoài Bắc) và 2 giáo họ. Đến năm 1971, có tất cả 5 Giáo họ (Thanh Tân, Vinh Sơn, Bác Ái, Đức Lễ và Daklao)      
Năm 1990, Giáo họ Bác Ái chính thức trở thành Giáo xứ và Giáo họ Đức Lễ trở thành Giáo họ biệt lập.
Hiện nay, Giáo xứ Vinh Hương gồm 3 giáo họ: Thanh Tân, Vinh Sơn và Daklao với số giáo dân là 4415 người (không kể Giáo họ Đức Lễ).
2. Các Linh mục Quản xứ và Phó xứ
- Lm. JB. Hồ Sỹ Cai: Quản xứ đầu tiên, từ năm 1957 - 1970.
- Lm. Phaolô Lê Thanh Thiên: Quản xứ từ năm 1970 – 1994
- Lm. P.X. Nguyễn Kim Long: Quản xứ từ năm 1994 - 1999.
- Lm. Đaminh Vũ Đức Hậu: Quản xứ Vinh Hương và Bác Ái từ 1999 đến nay.
- Lm. Phaolô Nguyễn Công Minh: phó xứ từ 1995 và Quản xứ từ 16.01.2007 đến 2013.
- Lm. Phêrô Cao Tiến Hà: phó xứ từ ngày 16.03.2009 đến 2013
- Lm. Phaolô Trần Vĩnh Niệm; Quản xứ từ 2013 đến nay
http://gpbanmethuot.vn/sites/default/files/hinh%201_1.jpg
http://gpbanmethuot.vn/sites/default/files/hinh%204.jpg
3. Công tác xây dựng.
- 1957: làm nhà thờ tạm (nhà sàn lợp tôn)
- 1958: làm nhà thờ mới (lợp tôn thưng ván)
- 1959: nới rộng nhà thờ, xây tường chung quanh và lấy tước hiệu Thánh Gioan Tẩy Giả.
- 1970: Xây dựng trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ.
- 1971: Xây nhà xứ
- 1992: Trùng tu nhà thờ.
- 1993: Xây dựng tháp chuông.
- 1996: Xây dựng nhà thờ mới rộng 1100m2.
- 1997: Xây dựng tượng đài thánh quan thầy Gioan Baotixita.
- 1999: Xây dựng nhà xứ mới rộng 500m2...
- 2010: Xây dựng Nhà giáo lý và Đài Đức Mẹ

LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO CỦA Giáo xứ
Do bối cảnh lịch sử đất nước cũng như lịch sử thành lập của Giáo Phận và Giáo xứ, chúng ta tạm chia lịch sử truyền giáo của Giáo xứ thành những giai đoạn:
- Giai đoạn mới thành lập (1957 -1967)
Trong 10 năm đầu: khai hoang, lập làng, đi làm nhân công đồn điền... Đây là giai đoạn tương đối thanh bình, số giáo dân không ngừng tăng lên do số người tới định cư, cũng như do số sinh tăng nhiều vì đã ổn định cuộc sống trên vùng đất mới. Giai đoạn nầy việc truyền giáo tập trung vào việc duy trì nếp sống và sinh hoạt đạo đức sẵn có của giáo dân: Kinh nguyện sớm tối ở nhà thờ cũng như các liên gia, duy trì các bí tích, các ông biện dạy Giáo lý cho các em xưng tội và thêm sức, tổ chức thi khảo Giáo lý, thi ngắm Thương Khó, kiệu hoa Đức Mẹ, mở trường tư thục.
- Giai đoạn 1968 - 1975 
Giai đoạn chiến tranh ác liệt, nổi bật là cuộc chiến tết Mậu Thân (1968) và biến cố 1975. Tuy luôn bị xáo trộn của cuộc chiến, hầu hết đàn ông đều đi lính, số người còn lại vẫn duy trì đời sống đạo và cũng phát triển một số mặt về truyền giáo (Lúc nầy Giáo xứ đã có 5 giáo họ).
Giúp đỡ nhau: Giáo xứ cộng tác với cơ quan Caritas để giúp đỡ những người nghèo, những nạn nhân của chiến tranh. Các Cha luôn hoà đồng, gần gũi với giáo dân. Các ngài luôn cổ vũ sự đoàn kết, đùm bọc giữa các gia đình như là một dấu chỉ để truyền giáo.
a. Trí thức và ơn gọi: Cha xứ cũng như các bậc phụ huynh phát triển đời sống trí thức và ơn gọi.   
Trong thời gian này, số các em đi học xa cũng như đi tu thật là đông đảo, trở thành phong trào.
b. Hội đoàn:       
- Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể phát triển rất mạnh, các ngành đều học theo tài liệu của phong trào, cùng hoà nhập với các Giáo xứ trong hạt để học giáo lý.       
- Hội Con Đức Mẹ, thời gian hoạt động khoảng 10 năm, khá sôi nổi cùng các Giáo xứ bạn.
- Công giáo tiến hành: Quy tụ một số phụ huynh, phụ nữ. Đẩy mạnh những việc bác ái, truyền giáo. Phong trào này có tổ chức những cuộc tĩnh tâm, tập huấn.     
- Phong trào hướng đạo: Tuy chưa mạnh và đông đảo, nhưng cũng hỗ trợ cho phong trào TNTT.
- Giai đoạn 1975 – 1985
Mọi hoạt động tông đồ, dạy giáo lý, các phong trào đều ngừng lại. Giáo xứ chỉ duy trì được sinh hoạt Phụng Vụ. Các sinh hoạt khác như ca đoàn, giáo lý chỉ mang tính tự phát và nhỏ lẻ. Hội Legio Mariae được thành lập, giúp củng cố đời sống đạo cho các thành viên cũng như tạo sức sống cho Giáo xứ.
- Giai đoạn 1985- 1995.
Tình hình sáng sủa hơn với chính sách cởi mở dần. Việc dạy Giáo lý cho các em xưng tội, thêm sức được tổ chức đều đặn. Khoảng năm 1990, chọn bộ sách Giáo lý Phổ Thông (của giáo phận Nha Trang), áp dụng cho các em từ 8 - 18 tuổi.
Hội Legio hoạt động mạnh, thành lập được nhiều nhóm, liên kết nhiều Giáo xứ.
Giáo xứ đều đặn mở các lớp dự tòng, đặc biệt quan tâm đến Giáo họ Daklao, là một địa chỉ truyền giáo của Giáo xứ.
- Giai đoạn 1995 - 2006.
Đây là giai đoạn ổn định và phát triển nhất của đời sống đạo của Giáo xứ. Giáo xứ xây dựng tháp chuông, nhà thờ, tượng đài, nhà xứ. Có nhiều đổi thay các vị chủ chăn, cũng như nhiều lễ đón tiếp khách.
Thành lập các hội đoàn: phụ huynh, phụ nữ, thanh niên, câu lạc bộ gia đình trẻ, hội người cao tuổi… để quan tâm, nâng đỡ đời sống đạo của các giới.
Đọc kinh tối ở gia đình: Để nâng đỡ đời sống gia đình, các giờ kinh tối của Giáo xứ sẽ đọc trong các gia đình. Ngoài ra, trong mùa Chay và tháng Mân côi, tổ chức đọc kinh xóm để củng cố tình liên đới.
Bồi dưỡng Giáo lý viên hàng tuần, hệ thống hoá việc dạy Giáo lý các em. Các lớp giáo lý dự tòng hằng năm, thành lập Ban giảng huấn.
Hội Legio hoạt động mở rộng, tích cực tìm kiếm các tân tòng. Giáo xứ giải quyết các ngăn trở cũng như củng cố các Ban hành giáo họ, ban tổ đội, các đoàn thể của Daklao, nâng cao đời sống đạo như một phương thế để truyền giáo.
Nói tóm lại, công cuộc truyền giáo của Giáo xứ không có gì là nổi bật, cũng như kết quả truyền giáo là một điều khó nói bằng con số thống kê. Nhưng có thể nói Giáo xứ luôn đề cao sứ mệnh truyền giáo, cụ thể một vài điểm:
Sống đạo giữa đời, đời sống gia đình thuận hoà, tình làng xóm.
b. Tham gia các đoàn thể trong Giáo xứ để có thêm hiệu quả tông đồ.
c. Tiếp xúc thân thiện và tôn trọng người ngoài đạo.
d. Phát triển đời sống trí thức, ơn gọi. Giáo xứ hiện có 8 Linh mục, 2 đại chủng sinh và khoảng 30 tu sĩ nam nữ các dòng.
- Giai đoạn 2006 đến nay:
Tháng 1 năm 2007, Cha Đa Minh Vũ Đức Hậu nhận nhiệm sở mới tại Giáo xứ Bác Ái.
Ngày 16–01–2007, Cha Phaolô Nguyễn Công Minh chính thức Quản xứ Vinh Hương cho đến nay.
Ngày 16–03–2009, Thầy Phó tế Phêrô Cao Tiến Hà nhận bài sai về phục vụ Giáo xứ. Đúng như tâm nguyện của ngài: “Anh em là những người đươc Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và được yêu thương (Cl 3,12)”.
Chính Thiên Chúa đã tuyển lựa ngài để ngài ra đi và truyền lửa yêu thương đến cho mọi người và đặc biệt cho giới trẻ. Vào ngày 15–07–2009 ngài nhận lãnh tác vụ Linh mục.
Giáo xứ Vinh Hương từng bước được ổn định, tương lai Giáo hội địa phương này sẽ mãi gắn kết với lớp trẻ kế thừa, bởi lâu nay mơ ước có một nơi thật thuận tiện cho các cháu vui, học giáo lý, sinh hoạt là cả một vấn đề nan giải. Nhưng giờ đây không phải là bài toán khó.
Ngày 01–03–2010, nhà giáo lý được tiến hành xây dựng, chỉ sau hơn 4 tháng thi công, mọi công đoạn hoàn thiện đã hoàn tất, vào ngày 18–07–2010, ĐGM Giáo phận Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản trong một chuyến kinh lý về Giáo xứ để ban phép Thêm sức và tham dự Đại hội Giới trẻ lần thứ 1 của thanh niên Giáo hạt Quảng Đức được tổ chức tại Giáo xứ nhà, Ngài đã làm phép nhà Giáo lý và sau đó vào ngày 16–01–2011, đã được đưa vào sử dụng cho niên khóa mới.
Để thêm lòng tôn sùng Mẫu Tâm, Đài Đức Mẹ được khởi công vào ngày 01–05–2010 và đúng vào lễ Mân Côi 03–10–2010 hoàn thành.
CÁC GIÁO HỌ
* Năm 1990, Giáo họ Bác Ái tách khỏi Giáo xứ Vinh Hương và được nâng lên hàng Giáo xứ          
* Năm 1991, Giáo họ Đức Lệ chính thức sinh hoạt độc lập và ngày 01-11-2010 cũng đã được nâng lên Giáo xứ.
Các Giáo họ hiện nay gồm:
1- Giáo họ Thanh Tân: 337 gia đình – 1685 nhân danh
2- Giáo họ Vinh Sơn: 304 gia đình - 1520 nhân danh
3- Giáo họ Phaolô thành lập năm 1971: 242 gia đình - 1210 nhân danh
CÁC HỘI ĐOÀN
Như những cánh tay nối dài, gắn kết và cùng vận hành trên đà phát triển của Giáo xứ:
1- Hội Phụ huynh
2- Hội Phụ nữ
3- Câu lạc bộ người cao tuổi
4- Câu lạc bộ gia đình trẻ
5- Hội Legio Mariae
6- Cộng đoàn Thanh niên
7- Thiếu nhi
8- Ban Kèn Gabriel
19- Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
10- Ca đoàn Cecilia
11- Ca đoàn Emmanuel
12- Ca đoàn Magnificat (Giáo họ Phaolô)
Chúng con xin tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, cầu xin Thánh Bổn mạng luôn luôn giữ gìn và dìu dắt từng người, từng gia đình trong Giáo xứ biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng hiệp nhất mở rộng nước Chúa và ra đi loan báo Tin mừng.
VUI MỪNG       
Không vui mừng sao được, khi Giáo xứ hiện tại đang gặt hái những mùa vàng từ những hạt giống đã được các bậc tiền bối gieo trồng xuống miếng đất này…
Không vui mừng sao được, khi thấy mối tình khắng khít – giữa những người đã xa lìa quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, từ bốn phương trời đã đến và ở lại đây, nơi mảnh đất này.
Những bàn chân đi khai phá đất hoang, những bàn tay cày xới vun trồng, cho đất lạ trổ sinh hoa trái tốt tươi. Chặng đường những năm qua đã nói lên một tình yêu thiết tha, nhân hậu trong trái tim mỗi người giáo dân Vinh Hương hôm nay…
(Trích LỜI NGỎ - Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo xứ: Lm.Quản xứ Phaolô Nguyễn Công Minh)
(cập nhật ngày 26.01.2011 theo nguồn Giáo xứ Vinh Hương)

Từ năm: 2013
LM Chính xứ: Phaolô Trần Vĩnh Niệm
Địa chỉ: Xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Trang web: Giáo xứ Vinh Hương
http://gxvinhhuong.net/

Giới thiệu Giáo xứ Vinh Hương
 - Xã Đức Mạnh – Huyện Đăk Mil – Tỉnh Đăk Nông 
- Năm thành lập: 1957 
- Bổn mạng Giáo xứ: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân khi mới lập xứ: 60 gia đình – 350 nhân danh 
- Số giáo dân hiện nay: 883 gia đình – 4415 nhân danh
- Linh mục Quản xứ tiên khởi: Cha Gioan Baotixita Hồ sĩ Cai 
- Linh mục Quản xứ đương nhiệm: Cha Phaolô Nguyễn Công Minh 
- Linh mục phó xứ: Cha Phêrô Cao Tiến Hà
* Các Giáo họ trực thuộc Giáo xứ hiện nay:
1- Giáo họ Thanh Tân: 337 gia đình – 1685 nhân danh 
2- Giáo họ Vinh Sơn: 304 gia đình - 1520 nhân danh 
3- Giáo họ Phaolô thành lập năm 1971: 242 gia đình - 1210 nhân danh
Trải dài theo Quốc lộ 14, cách Thành phố Ban Mê Thuột về hướng tây nam 60 Km, phía đông bắc Thành phố Sài gòn 300 Km, tây nam giáp Giáo xứ Vinh An và Giáo xứ Xã Đoài, hướng bắc, bạt ngàn với rừng cà phê, giống cây chủ lực của vùng đất đỏ bazan màu mỡ.

VỀ CỘI
Sau hiệp định Genève, ngày 20 tháng 7 năm 1954, một làn sóng di cư từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp. Trong số hơn 20.000 di dân trú ở Phan Thiết, có bà con giáo dân Giáo xứ Vinh Hương hôm nay, họ từ Nghệ An, Hà Tĩnh và một số ít Quảng Bình tạm cư tại Giáo xứ. Tầm Hưng và Vinh Thủy. Mùa chay năm 1955, đất chưa quen người, người chưa tìm thấy nơi đất sự ổn định lâu dài. Đại diện Ủy ban định cư tại miền Nam là Cha Phêrô Nguyễn Viết Khai và Cha JB. Nguyễn Quang Diệu (nguyên Quản xứ Giáo xứ. Tầm Hưng) lại lần nữa xuyên rừng thâm u với cổ thụ ken dày dọc Quốc lộ 14 để đến với Giáo xứ Vinh An, miền đất trù phú, trải dài những cánh đồng lúa nước, nhưng nhận thấy nơi đây đất sẽ chật, người sẽ đông, vào khoảng cuối năm 1957 cha Gioan Baotixita Hồ Sĩ Cai, Phó xứ Vinh An cùng với bà con gồng gánh chuyển đến nơi ở mới là Giáo xứ Vinh Hương bây giờ.
Đức Cha Paul Seitz Giáo phận Kontum chính thức ký sắc lệnh thành lập Giáo xứ Vinh Hương và bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Hồ Sỹ Cai làm Quản xứ tiên khởi.
Bước đầu cho công cuộc xây dựng và phát triển Giáo xứ, ngôi nhà sàn 3 gian được hoàn thành khẩn trương để đáp ứng cho nhu cầu Phụng tự và là nơi ở tạm cho cha sở lúc bấy giờ.
Một năm sau 1958, khi các gia đình gia đình đã tương đối ổn định nơi ăn chốn ở, việc xây dựng nhà thờ mới đã được khởi công và hoàn thành vào năm 1959.
Sau 13 năm chăm lo cho giáo dân mọi sinh hoạt về tâm linh cũng xây dựng kinh tế. Vào ngày 25 – 06 – 1970 Cha JB. Hồ Sĩ Cai thuyên chuyển về Giáo xứ Nam Thiên- Giáo phận Ban Mê Thuột.
Cha Phaolô Lê Thanh Thiên từ Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, ngài được bổ nhiệm về nhận nhiệm sở mới, cha Phaolô đã thao thức lo lắng việc học hành cho con em (vì lúc bấy giờ cha giảng dạy tại Trường THCS Vinh Đoài – Giáo xứ Vinh An) việc đâu tiên của ngài là xây dựng ngôi trường cấp 2 mang tên Trường Trung Tiểu Học Vinh Hương. Chưa dừng ở đó, vì nhà xứ là nhà sàn làm bằng gỗ đã tàn tạ theo năm tháng, nên đã được thay thế bằng căn nhà xây cấp 4 khang trang, bền vững hơn, điện thắp sáng được kéo đến từng gia đình gia đình trong Giáo xứ.
May mắn hơn nữa là thời gian này còn có cha Isiđôrô Lê Hướng (bào huynh của cha Phaolô) giúp mục vụ ở Giáo họ Đức Lệ và mọi sinh hoạt của Giáo xứ.
Tháp chuông bằng gỗ đã hết niên hạn, bởi vậy phải tìm đủ mọi cách để thay thế cho dù vào thời điểm này kinh tế còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên mọi việc đã được Thiên Chúa an bài và sắp đặt, ngày 11 – 02 – 1993 khởi công xây dựng và hoàn thành sau đó 2 tháng.
Vào năm 1994, sau 24 năm miệt mài với Giáo xứ, 24 năm chăm lo cho từng linh hồn, ¼ thế kỷ vì đức tin của từng con chiên, cha Phaolô Lê Thanh Thiên đã được chuyển đến Giáo xứ Phú Long, Giáo phận Ban Mê Thuột.
Cha Phanxicô Nguyễn Kim Long về tiếp nhận nhiệm sở, Quản xứ Vinh Hương, cũng như các cha tiền nhiệm, ngài tất bật lo toan, như ngọn nến tỏa ánh yêu thương, thêm vào đó ngày 24 – 07 – 1995, Cha Phaolô Nguyễn Công Minh được ĐGM Giáo phận cử về giúp Giáo xứ, (lúc ấy ngài đang là Phó tế) đến ngày 24 – 08 – 1995 ngài nhận tác vụ Linh mục và với quyền Phó xứ, có thêm cánh tay đắc lực, quý cha cùng với hội đồng Mục vụ và giáo dân đồng lòng lập kế hoạch dựng xây nhà thờ mới, vì nhà thờ cũ đã trải qua hơn 35 năm (cho dù đã được trùng tu nhiều lần)
Vào ngày 08 – 02 – 1996 lễ khởi công động thổ, ngày 28 – 03 – 1996 đã được ĐGM Giuse Trịnh Chính Trực làm phép và đặt viên đá đầu tiên. Sau hơn 10 tháng thi công, ngày 27 – 12 – 1996, Ngôi Thánh Đường được khánh thành và cung hiến. Tượng Thánh Bổn mạng Gioan Baotixita trước đây được đặt ngay trên mặt tiền nhà thờ cũ, bởi vậy phải tìm cho Ngài một nơi mới thật trang nghiêm và thuận tiện để giáo dân dễ dàng chiêm ngắm và cầu nguyện, năm 1997 tượng đài Thánh bổn mạng xây dựng hoàn tất. 3 năm sau ngôi nhà xứ mới cũng đã hoàn thành và chính thức sử dụng vào ngày 27– 12 – 1999.
HỘI ĐOÀN
Như những cánh tay nối dài, gắn kết và cùng vận hành trên đà phát triển của Giáo xứ:
1- hội Phụ huynh 
2- hội Phụ nữ 
3- Câu lạc bộ người cao tuổi 
4- Câu lạc bộ gia đình trẻ 
5- hội Legio Mariae 
6- Cộng đoàn Thanh niên 
7- Thiếu nhi 
8- Ban Kèn Gabriel 
9- Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 
10- Ca đoàn Cecilia 
11- Ca đoàn Emmanuel 
12- Ca đoàn Magnificat (Giáo họ Phaolô)
Nguồn: http://www.thanhcavietnam.org/forum/...ad.php?t=27533
 GIÁO XỨ VINH HƯƠNG
MỪNG LỄ NGÂN KHÁNH HÔN PHỐI

01/30/2011
Hằng năm vào những ngày giáp tết Âm lịch, Giáo xứ Vinh Hương có truyền thống tổ chức và cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng Ngân Khánh cho các đôi hôn phối, đây là những dịp hiếm có giúp cho đôi bạn, gia đình, con cái làm ấm lại mối tình ngày xưa son sắt, đồng thời cũng là dịp để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những tâm tình tạ ơn, vì đã được nâng đỡ dìu dắt suốt thời gian qua.
Vào lúc 5 giờ sáng ngày 29 – 01 – 2011 (26 Tết ) tại Thánh đường Giáo xứ, đã long trọng tổ chức Thánh Lễ mừng Ngân Khánh Hôn Phối lần thứ 11, đợt này có 6 gia đình tham gia. Thánh lễ đồng tế được cử hành sốt sắng và trang nghiêm, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng hiệp thông và chia sẻ niềm vui kỷ niệm ngày giao ước này.
Quảng thời gian 25 năm chưa phải là dài so với một đời người, nhưng không phải là quá ngắn đối với thời gian sống chung với nhau, đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc, đắng cay, yêu thương, hờn dỗi để kế tục chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, vì lời giao ước thủy chung đã được chứng nghiệm. Hơn nữa đây còn là dịp để mọi người, mọi nhà có cơ hội nghĩ suy về đời sống gia đình của mình.
Qua bài chia sẻ, Cha Antôn Nguyễn Xuân Huệ - SVD đã đưa ra 2 hình ảnh trái ngược trong đời sống hôn nhân: “tình là giây oan hay tình là cõi tiên?”. Sau 25 năm ta đã làm gì cho nhau? có hối tiếc khi cùng nhau trên một con thuyền? lẽ đương nhiên là biển đời luôn luôn dâng sóng và thánh giá cuộc đời quá nặng nề đối với sức con người chịu đựng. Thánh giá mà không nặng thì tại sao Chúa đã phải ngã đến 3 lần.
Em ơi, ta nguyện cùng nhau. 
Răng long, tóc bạc ta đừng quên nhau (Ca dao)
Vả lại, Đức Kitô đã xác định.: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly.” (Mt 19,6)
Chắc chắn trong cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm suôn sẻ, nhưng khi đã thực sự yêu nhau thì không hề nao núng hoặc thay lòng đổi dạ, cho dù gặp hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
Bảo vệ gia đình và lập lại lời cam kết khi thành hôn là tín lý khi mỗi gia đình mới bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Quan trọng hơn nữa là tình yêu phải được bảo vệ bằng tình yêu chung thủy, biết cầu nguyện với Chúa trong mỗi lúc nguy nan, đau khổ hay vui buồn…
Biết cảm thông và sống theo lời Chúa dạy trong Thánh kinh 
Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn 
Biết nhịn nhục và hòa giải, khi tính tình và cách cư xử khác nhau 
Biết chung thủy từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội
Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái……(Kinh gia đình)
Cao Hướng

* Nguồn:  Website GP Ban Mê Thuột


Thông tin tháng 12.2019

Bổ nhiệm linh mục Quản xứ, Phó xứ

Đức Cha Giáo Phận đã bổ nhiệm:

- Cha Đa-Minh Lê Văn Thế, Quản xứ Giáo xứ Đăk Ân, làm Quản xứ Hòa Tiến.

- Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Liêm, Quản xứ An Bình, làm Quản xứ Bù Đăng.

- Cha Giuse Trần Hữu Từ, Quản xứ Bù Đăng, làm Quản xứ Thống Nhất.

- Cha Phaolô Trần Vĩnh Niệm, Quản xứ Vinh Hương, làm Quản xứ Đăk Ân.

- Cha Phanxicô Xavie Trần Văn Đoàn, Phó xứ Long Điền, làm Quản xứ An Bình

- Cha Phaolô Lưu Văn Phan, Phó xứ Đăk Nhau, làm Quản xứ Vinh Hương.

- Cha An-tôn Trần Nhân Tâm, Phó xứ Đăk Ân, làm Phó xứ Long Điền.

- Cha Giuse Nguyễn Trung Luật, Phó xứ An Bình, làm Phó xứ Đăk Ân

- Cha Giuse Phạm Văn Thưởng, Phó xứ Hòa Tiến, làm Phó xứ Đăk Nhau.

(theo Thông tin tháng 12.2019 của VP.TGM)
 Tags: Vinh Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây