Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ hai - 12/06/2023 21:00 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
869
Đọc lịch sử Giáo Hội Việt nam, người công giáo rất tự hào về vị trí của mình. Để mang tình yêu của Chúa Kitô đến với anh chị em của mình, các nhà truyền giáo, đã tìm đủ mọi cách để người tín hữu hiểu và yêu mến Chúa Kitô. Với lòng nhiệt thành, sự hiểu biết và niềm say mê mang Tin mừng đến với mọi người, các ngài đã sáng tạo ra một ngôn ngữ mới: đó là chữ Quốc ngữ. Cám ơn các nhà truyền giáo, cám ơn các vị tiền nhân đã cộng tác hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ, để ngày nay, chúng con có một ngôn ngữ tuyệt vời với những lời kinh nguyện thắm thiết tình yêu dâng lên Thiên Chúa và thắm đẫm yêu thương anh chị em trong giao tiếp hằng ngày của người con dân Việt.
LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG LÒNG DÂN TỘC
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên phong 117 vị Tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh. Trong năm 2018, Hội Thánh Công Giáo Việt Nam hân hoan cử hành kỷ niệm 30 năm sự kiện trọng đại này. Để mừng kính Các Thánh Tử Đạo và vì ích lợi thiêng liêng của Dân Chúa, Hội đồng giám mục đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở Năm Thánh và đã được chấp thuận. HĐGMVN chính thức công bố Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bắt đầu từ ngày 19 tháng 6 năm 2018 (kỷ niệm ngày phong thánh) đến ngày 24 tháng 11 năm 2018 (Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam).
Trong dịp này, tác giả GB. Nguyễn Thái Hùng đã hoàn thành tác phẩm nhỏ, có tính cách nghiên cứu lịch sử: “LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG LÒNG DÂN TỘC”. Tác phẩm cho chúng ta một cái nhìn đối chiếu sự kiện trong dòng lịch sử Giáo hội Công Giáo và dân tộc Việt Nam, nhất là thời Các Thánh Tử Đạo.