TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VHTK Thánh Phêrô Canisiô, LM Tiến Sĩ, ngày 21.12

Thứ ba - 14/12/2021 05:40 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1269
“Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.
VHTK Thánh Phêrô Canisiô, LM Tiến Sĩ, ngày 21.12

 

VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ,
LINH MỤC TIẾN SĨ
Tin Mừng thánh Luca 24,44-49
Ngày 21 tháng 12
 
Tin Mừng
 
44 Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm."45 Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh46 và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại;47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
 
44 He said to them, "These are my words that I spoke to you while I was still with you, that everything written about me in the law of Moses and in the prophets and psalms must be fulfilled."
45 Then he opened their minds to understand the scriptures.
46 And he said to them, "Thus it is written that the Messiah would suffer and rise from the dead on the third day 47 and that repentance, for the forgiveness of sins, would be preached in his name to all the nations, beginning from Jerusalem.
48 You are witnesses of these things.
 
I. HÌNH TÔ MÀU
canius
 
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 
* Bạn hãy viết lại câu Tin Mừng thánh Luca 24,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Khi còn ở với anh em, Đức Giêsu đã nói tất cả những sách gì chép về Người đều phải được ứng nghiệm? (Lc 24,44)
a. Các sách Ngôn Sứ.
b. Sách Luật.
c. Các Thánh Vịnh.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a2. Đức Giêsu đã làm gì cho các ông hiểu những điều Kinh Thánh đã chép về Người? (Lc 24,45)
a. Mở trí.
b. Khai phá.
c. Củng cố.
d. Ủy lạo.
 
a3. Đức Giêsu đã mở trí cho các ông hiểu những điều gì Kinh Thánh đã chép về Người? (Lc 24,46)
a. Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.
b. Đấng Kitô phải được vinh thăng.
c. Đấng Kitô bất tử.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a4. Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn gì? (Lc 24,47)
a. Tha tội.
b. Khôn ngoan.
c. Cứu rỗi.
d. Chết lành.
 
a5. Chính anh em là gì về những điều này? (Lc 24,48)
a. Muối.
b. Ánh sáng.
c. Chứng nhân.
d.  Tôi tớ.
 
B. Thánh Phêrô Canisiô 
 
b1. Thánh Phêrô Canisiô sinh vào năm 1521
tại Nimègue, miền Geldria thuộc nước nào?
a. Nước Hòa Lan.
b. Nước Ba Lan.
c. Nước Đức.
d. Nước Áo.
 
b2. Thánh Phêrô Canisiô có óc thông minh, tài phán đoán, nhờ học hành giỏi giang, thánh nhân mau nổi tiếng là người uyên bác. Năm 1543, thánh Phêrô Canisiô xin gia nhập vào dòng gì?
a. Dòng Tên.
b. Dòng Chúa Cứu Thế.
c. Dòng Augustinô.
d. Dòng Camêlô.
 
b3. Thánh Phêrô Canisiô viết rất nhiều sách, và đây là cuốn sách nổi tiếng được nhiều người biết đến:
a. Tổng Luận Thần Học.
b. Tổng luận về Giáo lý Công giáo.
c. Lược sử Giáo Hội Công Giáo.
d. Bản Dịch Thánh Kinh bằng La ngữ.
 
b4. Thánh Phêrô Canisiô có công rất lớn vào thế kỷ XVI tại Ðức vì Ngài đã dùng tư tưởng đạo đức, chân chính theo Giáo lý của các tông đồ làm cho một số đông tại nước Ðức còn trung thành với Hội Thánh Chúa Kitô trước sự bành trướng lạc thuyết của ai?
a. Luthêrô.
b. Mahomed.
c. Origen.
d. Ariô.
 
b5. Thánh Phêrô Canisiô đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21/12/1597, thọ được 76 tuổi. Giáo Hội đã tưởng thưởng công lao của Ngài vì những nhân đức và tư tưởng sâu sắc của Ngài về Thiên Chúa Ba Ngôi, về Tin Mừng cứu độ là Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Thiên Sai. Năm 1925 Ðức Giáo hoàng nào đã phong Ngài lên bậc hiển thánh và ban cho Ngài tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh?
a. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XIII.
b. Đức Giáo Hoàng Piô XI.
c. Đức Giáo Hoàng Clêmentê XII.
d. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô III.
 
III. Ô CHỮ oc phero camisio
 
Những gợi ý
 
01. Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn gì? (Lc 24,47)
 
02. Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ai phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, Người từ cõi chết sống lại?  (Lc 24,46)
 
03. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ đâu? (Lc 24,47)
 
04. Đức Giêsu đã mở trí cho các ông hiểu biết điều gì? (Lc 24,45)
  
05. Kêu gọi người ta làm gì để được ơn tha tội? (Lc 24,47)
 
06. Đấng Kitô phải chịu điều gì rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại? (Lc 24,46)
 
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
“Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.
Tin Mừng thánh Luca 24,46
 
 
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ,
LINH MỤC TIẾN SĨ
Ngày 21 tháng 12
Tin Mừng thánh Luca 24,44-49
 
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Thánh Phêrô Canisiô
* Tin Mừng thánh Luca 24,46
“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình,
rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”.
 
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. d. Cả a, b và c đúng (Lc 24,44)
a2. a. Mở trí  (Lc 24,45)
a3. a. Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại (Lc 24,46)
a4. a. Tha tội (Lc 24,47)
a5. c. Chứng nhân (Lc 24,48)
 
B.
b1. a. Nước Hòa Lan
b2. a. Dòng Tên
b3. b. Tổng luận về Giáo lý Công giáo
b4. a. Luthêrô
b5. b. Đức Giáo Hoàng Piô XI
 
III. Ô CHỮ 
 
01. Tha tội (Lc 24,47)
02. Đấng Kitô (Lc 24,46)
03. Giêrusalem (Lc 24,47)
04. Kinh Thánh (Lc 24,45)
05. Sám hối (Lc 24,47)
06. Khổ hình (Lc 24,46)
 
Hàng dọc : Tiến sĩ
 
NGUYỄN THÁI HÙNG
pvct 12
 
 
THÁNH PHÊRÔ CANISIÔ,
linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
(St. Peter Canisius)
Ngày 21/12
 
Cha Phêrô Canisiô là một thần học gia, một nhà giảng thuyết, một soạn giả và là một nhà quản trị. Cha đã dùng tài năng Chúa ban để vực dậy đức tin Công Giáo tại Đức và Áo. Cha Canisiô được sinh ra tại Nijmegen, Hà Lan vào ngày 8.5.1521. Ngài bắt đầu việc học tại chính quê hương của mình. Tháng 1.1536, ngài sang Đức và tiếp tục việc học tại trường đại học Cologne, tại đây, ngài đã lấy bằng thạc sĩ vào giữa năm 1540. Sau khi suy nghĩ cách nghiêm túc về thiên chức linh mục, ngài quyết định ở lại trường để tiếp tục học thần học. Trong khoảng thời gian này, ngài được biết về một dòng tu mới thành lập mang tên Dòng Chúa Giêsu (Dòng Tên). Với ước muốn hiểu biết hơn về Dòng, ngài đã tìm gặp cha Phêrô Favre, một trong những người đồng sáng lập của Dòng này. Sau một cuộc trao đổi khá dài, Cha Favre quyết định nhận anh bạn trẻ Canisiô trở thành ứng sinh của Dòng và hướng dẫn Linh thao cho Canisiô. Sau tuần thứ hai của cuộc tĩnh tâm, Canisiô đi đến quyết định rằng mình cũng phải trở nên một Giêsu hữu, và Cha Favre nhận Canisiô trở thành một tập sinh của Dòng. Canisiô được nhận làm tập sinh vào đúng ngày sinh nhật thứ 22 của mình.
Canisiô trở lại Cologne và hoàn thành việc học thần học và được chịu chức linh mục vào ngày 12.6.1546. Ngay một vài tháng đầu tiên sau khi chịu chức, cha Canisiô dạy Kinh Thánh tại đại học Cologne và xuất bản hai ấn bản của thánh Cyril thành Alexandria và thánh Lêô Cả. Trong khoảng tháng hai đến tháng sáu năm 1547, cha Canisiô được cử làm cố vấn thần học cho Hồng Y Otto Truchsess tại Công đồng Trentô. Sau đó, cha Canisiô được cha Inhã (Inhaxiô Loyola), bề trên cả của dòng Tên lúc bấy giờ, chỉ định dạy tại trường của Dòng ở Messia, Sicily. Cha ở lại đó đến khi được gọi về Rôma cho một sứ vụ mới. Tháng 9.1549, ĐTC Phaolô III đã yêu cầu cha Canisiô trở lại Đức để bảo vệ đức tin Công giáo trước những tấn công của những nhà cải cách. Trong 25 năm, Giáo hội ở Đức đã chịu bách hại rất nhiều bởi sự ra đời và lớn mạnh của anh em Tin Lành. Cha Canisiô được chỉ định để làm ngưng lại làn sóng bỏ đạo Công giáo và mang những người đã tách lìa khỏi Giáo hội trở về. Đây được xem như là một nhiệm vụ khổng lồ được ủy thác cho một cá nhân.
Cha Canisiô và các bạn đồng hành đến Ingolstadt, Đức vào 13.9.1549. Ngay khi vừa đến, cha Canisiô bắt tay vào việc giảng thuyết tại đại học. Nỗi buồn mà cha khám phá ra ở đây là sự “hữu danh vô thực” của người công giáo – họ mang danh là người công giáo nhưng lại không thực hành đức tin của mình trong nhiều năm. Cha xác định việc cần làm để đưa họ trở lại với đức tin Công giáo là việc giảng thuyết. Vì thế, bất cứ khi nào hoàn thành nhiệm vụ giảng thuyết tại đại học, cha đều nhiệt thành trở về tòa giảng ở nhà thờ để giải thích những giáo lý căn bản của đức tin Công giáo. Một vài tháng sau khi cha đến, số người tham dự Thánh lễ và nghe giảng tăng lên nhanh chóng, và vì thế ngài đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Vào tháng 2.1552, cha Canisiô được sai đến Vienna để mở rộng những điều ngài đã làm ở Ingolstad. Tại thủ đô nước Áo này, cha tìm thấy nhiều nhà thờ đã bị đóng cửa vì ít giáo dân và thiếu linh mục. Cha bắt đầu tìm kiếm những ứng viên cho ơn gọi linh mục và thành lập một chủng viện bên cạnh trường của Dòng. Ngoài công việc bổn phận là một giáo sư, cha còn được chỉ định để giảng thuyết. Đây là một công việc thành công rực rỡ của cha ở Vienna. Khi thành phố này cần một giám mục mới, cả Đức Giáo Hoàng và hoàng đế Áo đều muốn vị giảng thuyết 32 tuổi này lãnh nhận sứ mạng này; tuy nhiên, cha Canisiô đã xin cho được phục vụ như một người điều hành giáo phận cho đến khi tìm ra một ứng viên giám mục thích hợp.
Trong suốt những năm ở Vienna, cha Canisiô đã cho xuất bản cuốn sách giáo lý nổi tiếng của mình. Cuốn sách đã trở nên phổ biến nhất ở Đức và Áo, bởi lẽ nó đã thõa mãn nhu cầu cấp bách tại đây. Được viết bằng tiếng Latin, cuốn sách được xuất bản vào năm 1555 với tựa đề Tóm lược Giáo Lý Kitô giáo. Cuốn sách đã được viết dưới dạng hỏi đáp và đã được dùng như một cuốn sách giáo khoa cho các sinh viên ở đây. Về nội dung, những chủ đề không mang tính tranh luận với anh em Tin Lành được trình bày tương đối ngắn gọn, nhưng những chủ đề đang được tranh luận thì được ngài bàn một cách sâu rộng hơn. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Đức vào năm 1556 và một phiên bản thích ứng cho các trường trung học đã được xuất bản với tựa: Giáo Lý toát yếu. Một phiên bản thích ứng khác cho thiếu nhi để hướng dẫn đời sống đức tin còn non yếu của các em, cũng đã được xuất bản với tựa Giáo Lý Công Giáo. Các bản giáo lý này đã được in khoảng 200 bản trong khi cha Canisiô còn sống, và tiếp tục được in cho đến thế kỷ XIX. Trong miền nói tiếng Đức, tên cha Canisiô đã trở nên đồng nghĩa với giáo lý.
Vào tháng 7 năm 1555, cha Canisiô đi đến Prague để mở thêm một trường ở đây. Kế đó, tháng 6 năm 1556 cha được chỉ định làm bề trên giám tỉnh của Dòng tại Đức, một tỉnh dòng rộng lớn bao gồm cả vùng Swabia, Bavaria, Bohemia, Austria (Áo) và Hungary. Nhiệm vụ này đã đòi buộc ngài thăm viếng các nhà Giêsu hữu trong tỉnh của mình, quan tâm đến sự mở rộng của tỉnh Dòng cũng như chọn những thành phố để mở trường. Ngài đã không chỉ làm cho Dòng ở đây được phát triển nhưng còn tạo nên một sức mạnh chủ đạo trong việc chống lại Phong trào Cải cách ở Đức.
Trong suốt thời gian làm giám tỉnh, cha Canisiô đã đại diện cho Giáo Hội trong các cuộc gặp gỡ mang tính đại kết với Tin Lành tại Regensburg (1556-1557) và tại Worms(1557). Từ năm 1559-1566, cha cư ngụ tại Augsburg, nơi ngài được chỉ định giảng thuyết tại nhà thờ chính tòa. Tháng 5 năm 1562, ngài đến dự Công Đồng Trent với tư cách là một chuyên viên thần học. Tuy nhiên ngài phải quay trở về sớm hơn dự định; bởi lẽ, khi vắng mặt ngài, người Tin Lành đã hoạt động mạnh mẽ trở lại và người công giáo đã tha thiết kêu mời ngài trở về.
Cha Canisiô làm bề trên giám tỉnh được 14 năm và được cất khỏi gánh nặng đó vào năm 1569. Sau đó, cha đến Innsbruck và dành nhiều thời gian cho việc viết sách và giảng thuyết. Mùa xuân năm 1573, cha đã đến Rôma gặp Đức Giáo Hoàng để bàn về tình hình nước Đức. Ngài tin rằng việc chuẩn bị cho các linh mục càng tốt chừng nào thì những người công giáo tại các giáo xứ sẽ càng tốt chừng đó. Ngài trở lại Innbruck và tiếp tục việc viết sách và giảng thuyết của mình.
Vào tháng 9 năm 1580, ngài được yêu cầu đi đến Fribourg, Switzerland để lập một trường mới. Ngài đã phải xin kinh phí từ nhiều nơi, chọn vị ví và giám sát xây dựng; ngôi trường được mở cửa vào năm 1582 với tên Trường Micae. Cũng tại thành phố này, ngài tiếp tục bận rộn với việc giảng thuyết và giảng dạy Lời Chúa ở bục giảng hàng tuần tại nhà thờ thánh Nicola. Ngài tiếp tục công việc giảng thuyết đến mùa xuân năm 1589, lúc mà sức khỏe của ngài không cho phép ngài tiếp tục. Lúc này ngài đã ở tuổi 68. Dù đã bị đột quỵ và phải dùng gậy vào năm 1591, ngài vẫn tiếp tục chuẩn bị các bản thảo cho việc xuất bản. Vào tháng 9 năm 1597, ngài bị phù nề, xung huyết phổi và viêm loét cổ họng. Ngài không thể tiếp tục dâng Thánh Lễ. Vào ngày 21.12.1597, ngài được Chúa gọi về trong bình an ở tuổi 76. Thành công lớn nhất của ngài cho Giáo hội là chính việc giảng thuyết của ngài. Sứ mạng tông đồ này đã giúp vực dậy đức tin của rất nhiều người công giáo tại Đức và Áo.
Cha Canisiô được an táng tại Fribourg trong nhà thờ thánh Nicola. Vào năm 1625, di hài của ngài được chuyển đến ngôi nhà thờ Micae mới được xây dựng và được đặt ở phần dành cho ca đoàn. Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô IX tôn phong chân phước năm 1864 và thánh tích của ngài được đặt ngay dưới bàn thờ trong một nhà nguyện được dâng hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngày nay, nhà nguyện này đã được dâng hiến để tôn kính ngài. Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô XI nâng lên hàng hiển thánh vào ngày 21.5.1925 và được tuyên phong làm Tiến sĩ Hội Thánh vì những sách có giá trị bảo vệ đức tin.
Gia Bảo, SJ chuyển ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây