TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ba chuyện Mùng Ba Tết

Thứ tư - 12/05/2021 06:29 |   644
Ba chuyện Mùng Ba Tết

Ba chuyện Mùng Ba Tết

Mùng Ba Tết Giáp Ngọ, được cùng Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn của TGP Sài gòn hiệp thông trong Thánh lễ cầu xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm cho các thành viên, Nai tôi xin ghi lại ba câu chuyện đáng nhớ, kể hầu quý vị thưởng Xuân:

1. Bổn phận và tình người

Chị nhân viên soát hành lý vui vẻ nhắc vị khách là chàng trai trẻ: “Mời anh để áo khoác vào khay để chạy qua máy soi.” Hai người cùng trao nhau nụ cười tươi vui và câu chúc năm mới an khang thịnh vượng. Riêng anh nhân viên an ninh, với vẻ mặt lạnh, nghiêm nghị im tiếng giơ cây gậy dò từ trên đầu xuống dưới chân người khách trẻ. Bầu khí như trở nên nặng nề!

Sau khi hành lý của chàng trai đã được kiểm tra xong, cô nhân viên cười vui vẻ kể cho anh bạn đồng nghiệp: “Cái anh này cứ khiến em nhầm lẫn hoài! Lần nào em cũng sử dụng tiếng Anh khi gặp anh ấy, vì nghĩ anh ấy là người Hàn Quốc!”

Cô gái cười, chàng trai cười, anh nhân viên kia cũng cười! Ba nụ cười thật dễ thương, rồi một cái bắt tay nồng ấm được gửi trao giữa hai chàng trai! Bầu khí trở nên mùa xuân thân thiện! Hành khách bắt đầu nếm cảm niềm vui xuân từ nụ cười hiền hòa và đáng yêu của anh nhân viên phi trường, trước khi đoàn viên với gia đình vui Tết Giáp Ngọ!

Chỉ vài giây phút trước anh nhân viên an ninh thực hiện bổn phận với gương mặt tác nghiệp, xa cách, nhưng sau câu chuyện vui của chị đồng nghiệp, anh ta thay đổi hẳn thái độ, con người thật của anh được bộc lộ ra thật dễ thương, dễ gần!

Người khách chợt hiểu: nếu hành nghề chỉ vì bổn phận phải hoàn tất mà thiếu cái tâm, thì đối tượng chính yếu chỉ là công việc chứ không phải là những người đồng loại đáng yêu của mình!

2. Quy trình chăm sóc bệnh nhân

Bên trời Âu, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, cho nên trong các xí nghiệp sản xuất, người ta tận dụng thời gian làm việc của công nhân bằng cách thiết lập một quy trình làm việc xít xao về giờ giấc, sao cho mọi giờ phút làm việc của công nhân phải được sử dụng triệt để và đạt lợi nhuận cao nhất trong từng ấy tiếng làm việc!

Tại bệnh viện, các nhân viên y tế cũng được thiết kế một trình tự làm việc rất chi tiết, hiện đại và khoa học, tận dụng mọi khả năng của họ cũng như thời gian làm việc của họ: phát thuốc mỗi bệnh nhân 2 phút, tắm rửa chỉ mất 10 phút mỗi người bệnh… Thời gian làm việc không bị lãng phí dù chỉ một giây! Đến nỗi câu nói thường trực trên môi các nhân viên khi bệnh nhân muốn nói chuyện và hỏi thăm về bệnh tình là: “Xin lỗi ông, tôi không có nhiều thời gian, bệnh nhân kế bên đang đợi tôi đến phát thuốc!” Các nhân viên y tế chẳng còn đủ thời gian để chuyện phiếm với bệnh nhân, nói chi việc lắng nghe tâm tư và khúc mắc của người bệnh! Giữa nhân viên và người bệnh không có một mối tương giao thân thiện và gắn bó!

Kết quả: Công nhân làm việc dưới quy trình rất khoa học và vắt kiệt khả năng, thời giờ kia, chẳng mấy chốc đều lâm bệnh, bị căng thẳng và stress (trầm cảm)  nặng…; bệnh nhân ở bệnh viện có lộ trình làm việc hiệu quả tối đa kia cũng lâu lành bệnh (nếu không nói là bệnh ngày một thêm nặng).

Họ đã phải thay đổi: các ông chủ của nhà máy, của bệnh viện đã phải thay đổi cách điều hành! Họ không bắt công nhân làm việc như cái máy, các nhân viên y tế đã có thêm thời gian để lắng nghe và trò chuyện với bệnh nhân. Công nhân hết ốm đau, làm việc đạt năng suất cao hơn; bệnh nhân vui tươi hơn, an tâm hơn và chóng lành bệnh hơn!

3. Chúc Xuân qua điện thoại

Linh mục trưởng ban chia sẻ với anh chị em nội dung tin nhắn chúc tết của một mục sư thuộc Hội Thánh Tin Lành (miền Bắc) như sau:

“Năm mới, kính chúc quý tôi, con Chúa sức khỏe tâm linh càng thêm mạnh mẽ; thể chất càng thêm trẻ khỏe; tươi mới muôn bề trong mọi lẽ; bởi Chúa ban cho mọi kẻ thuộc về Ngài (x. Ephêsô 3, 20)” Mục sư Huy Hoàng.

Phương tiện truyền thông có thể rút ngắn khoảng cách địa lý, làm cho Bắc-Nam sum họp và mang niềm vui Xuân đến với nhiều người. Chính tình huynh đệ của con người đã mang đến cho điện thoại “cái hồn” và làm nên những nhịp cầu mùa xuân.

Nai ngơ ngác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây