Vào một đêm khi đang cưu mang Thánh Đa minh, bà cố mơ thấy con chó ngậm bó đuốc chạy khắp thế gian. Giấc mơ ấy lại thấy ngay trong ngày rửa tội của Thánh Đa minh, bà lại thấy ngôi sao lấp lánh tên trán của Thánh Đa minh. Vậy con chó trong giấc mơ ấy có ý nghĩa gì.
Trong trình thuật của ngày xưa, biểu tượng con chó chỉ về sức mạnh khai hoá, một mùa xuân trường cửu, con vật của âm phủ và cõi dương thế. Con chó là kẻ thức tỉnh trước cái ác, giống như con chó thường là con vật coi nhà cho gia chủ. Nó là con vật trung thành, như người xưa ca ngợi nó: “Khi con người không có anh em, chó là người em của người ấy. Trái tim nó đập cùng nhịp với chủ nó”.
Con chó ngậm đuốc. Có một ý nghĩa đặc biệt, đây là con chó biểu thị lòng trung thành với đức tin và làm sáng tỏ đức tin. Thời xưa để chăn cừu, người ta thường dùng con chó để cùng với con người bảo vệ đàn cừu khỏi sói dữ. Con chó chăn chiên nó có một uy lực nhất định để dù sói rừng hay thú dữ khác cũng phải gờm nó.
Con chó không biết sủa, chỉ thích ăn chơi, phè phỡn, bỏ quên nhiệm vụ mình, nó là con vật vô dụng, chỉ đem thịt đi cho xong. Con chó phải biết sủa, biết bảo vệ chân lý, đức tin. Isaia phê phán con chó vô dụng như sau: “Những người canh gác Ít-ra-en đui mù hết, chẳng hiểu biết gì; cả bọn chúng là lũ chó câm, không biết sủa, chỉ mơ mộng, nằm dài và thích ngủ thôi. Chúng còn là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử, thứ mục tử chẳng biết phân biệt gì. Cả bọn - chẳng trừ ai - mạnh ai theo đường nấy, chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình.” (Is 56, 10 - 11).
Con chó có thể là chó bảo vệ, trung thành; nhưng cũng có thể là con chó cũng bị đem ra để nguyền rủa: “Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành! Những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài.” (Kh 22, 14 – 15). Chúng ta được khuyên dạy hãy tránh xa bọn chó này: “Anh em hãy coi chừng quân chó má! Hãy coi chừng bọn thợ xấu! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì!” (Pl 3, 2).
Con chó nhà Chúa (Domini canis) là cách chơi chữ (Dominicanus) không được dùng để gọi các cha dòng Đaminh. Trong một bức hoạ tại nhà thờ Santa Maria Novella (Florence) do nghệ sỹ Andrea da Firenze (mất năm 1415) miêu tả những các cha dòng đang xua đuổi những con chó sói. Chân phước Humbert Romans bề trên (1277) tổng quyền nói anh em chỉ dùng tên gọi (Dòng giảng thuyết) chứ không dùng tên gọi khác.
Cha Thánh Đaminh khuyên nhủ anh em trong Dòng: “Chỉ nói với Chúa và nói về Chúa”, nhằm cứu rỗi các linh hồn. Bốn trụ cột chính của Dòng: Học hành – cầu nguyện – cộng đoàn – giảng thuyết.
Chúng ta cầu nguyện cho các tu sỹ dòng Đaminh: Dòng nhất – dòng nhì và dòng ba, luôn theo gương sáng Thánh Đaminh sống theo gương thánh nhân. Học biết Chúa nói với Chúa và nói về Chúa.
Trong trình thuật của ngày xưa, biểu tượng con chó chỉ về sức mạnh khai hoá, một mùa xuân trường cửu, con vật của âm phủ và cõi dương thế. Con chó là kẻ thức tỉnh trước cái ác, giống như con chó thường là con vật coi nhà cho gia chủ. Nó là con vật trung thành, như người xưa ca ngợi nó: “Khi con người không có anh em, chó là người em của người ấy. Trái tim nó đập cùng nhịp với chủ nó”.
Con chó ngậm đuốc. Có một ý nghĩa đặc biệt, đây là con chó biểu thị lòng trung thành với đức tin và làm sáng tỏ đức tin. Thời xưa để chăn cừu, người ta thường dùng con chó để cùng với con người bảo vệ đàn cừu khỏi sói dữ. Con chó chăn chiên nó có một uy lực nhất định để dù sói rừng hay thú dữ khác cũng phải gờm nó.
Con chó không biết sủa, chỉ thích ăn chơi, phè phỡn, bỏ quên nhiệm vụ mình, nó là con vật vô dụng, chỉ đem thịt đi cho xong. Con chó phải biết sủa, biết bảo vệ chân lý, đức tin. Isaia phê phán con chó vô dụng như sau: “Những người canh gác Ít-ra-en đui mù hết, chẳng hiểu biết gì; cả bọn chúng là lũ chó câm, không biết sủa, chỉ mơ mộng, nằm dài và thích ngủ thôi. Chúng còn là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử, thứ mục tử chẳng biết phân biệt gì. Cả bọn - chẳng trừ ai - mạnh ai theo đường nấy, chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình.” (Is 56, 10 - 11).
Con chó có thể là chó bảo vệ, trung thành; nhưng cũng có thể là con chó cũng bị đem ra để nguyền rủa: “Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành! Những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài.” (Kh 22, 14 – 15). Chúng ta được khuyên dạy hãy tránh xa bọn chó này: “Anh em hãy coi chừng quân chó má! Hãy coi chừng bọn thợ xấu! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì!” (Pl 3, 2).
Con chó nhà Chúa (Domini canis) là cách chơi chữ (Dominicanus) không được dùng để gọi các cha dòng Đaminh. Trong một bức hoạ tại nhà thờ Santa Maria Novella (Florence) do nghệ sỹ Andrea da Firenze (mất năm 1415) miêu tả những các cha dòng đang xua đuổi những con chó sói. Chân phước Humbert Romans bề trên (1277) tổng quyền nói anh em chỉ dùng tên gọi (Dòng giảng thuyết) chứ không dùng tên gọi khác.
Cha Thánh Đaminh khuyên nhủ anh em trong Dòng: “Chỉ nói với Chúa và nói về Chúa”, nhằm cứu rỗi các linh hồn. Bốn trụ cột chính của Dòng: Học hành – cầu nguyện – cộng đoàn – giảng thuyết.
Chúng ta cầu nguyện cho các tu sỹ dòng Đaminh: Dòng nhất – dòng nhì và dòng ba, luôn theo gương sáng Thánh Đaminh sống theo gương thánh nhân. Học biết Chúa nói với Chúa và nói về Chúa.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan