TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nào cùng lên núi Chúa

Thứ hai - 28/11/2022 07:44 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   750
Isaia mời gọi: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa” (Is 2, 3)
Nào cùng lên núi Chúa

Nào cùng lên núi Chúa


 
 
Núi vừa là chiều cao, vừa là điểm trung tâm. Núi cao chạm trời nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, nơi trời tiếp gíap đất. Là trung tâm từ dưới chân núi nhìn lên vừa là tầm cao nhìn xuống. Isaia mời gọi: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa” (Is 2, 3)
Núi cao mọi dân mọi nước đều có ngọn núi thiêng của mình. Núi Meru ở Ấn Độ là núi có nhiều đỉnh núi, nơi cao nhất là Thần Vishnu ngự đó, các đỉnh khác tuỳ theo phân cấp của các thần. Núi Côn Luân (K’ouen L’ouen) ở cao nguyên Tây Tạng, nơi có nhiều truyền thuyết thần thoại, có nhiều thần ngự trị. Núi Phú Sĩ (Fujiyama) Nhật Bản, khi lên núi ấy đòi hỏi tịnh tâm, trai tịnh.
Nào ta lên núi Chúa! Isaia nói đến việc Thiên Chúa mời gọi giũ bỏ những vướng víu trần gian để vươn lên tới Chúa. Hành trình leo núi là một hành trình của buông bỏ, càng lên càng dứt bỏ những gì không cần thiết có thể lên cao hơn trong gánh nhẹ nhàng.
Lên núi cao khi buông bỏ nhiều thứ, ít bị ràng buộc bởi trần gian, người leo núi nhận ra chính mình hơn trong thân phận trần trụi. Những ngôi chùa ẩn khuất trên núi cao đòi hỏi bởi con đường vươn tới giác ngộ, nhìn ra chính mình để gặp được lòng thanh tịnh, an nhiên tự tại khi vào đến cảnh chùa.
Lên núi Chúa có ý nghĩa quan trọng luyện tập đời sống cầu nguyện. Thánh Têrêsa Avila mô tả cuộc leo núi Carmen như cuộc viếng thăm nơi ở của tâm hồn như cuốn sách “Lâu đài nội tâm” của ngài diễn tả. Cuộc leo núi ấy diễn tả hành trình dứt bỏ những mơ hồ của tư tưởng, dục vọng, những quyến rũ trần gian. Thật khó, con người không thể lên núi một mình, cần có Chúa dẫn đưa, không thể tự bản thân vì có thể lạc lối và chẳng bao giờ lên cao. Con người muốn lên núi cao cần bước đi trong thái độ khiêm cung như cách leo dốc cao, con người cần nghiêng mình về phía trước, bước đi trong thinh lặng và cầu nguyện.
Trong Thánh Kinh nhiều ngọn núi được nói đến như: Núi Sinai, Sion, Thabor, Garizim, Carmen, núi sọ, Tám phúc, Thăng thiên. Mỗi ngọn núi mang một sứ điệp quan trọng, đặc biệt nhất nơi núi Chúa chịu chết, đỉnh cao cuộc chiến thắng sự chết mang lại sự sống muôn đời.
Nào cùng lên núi Chúa! Một lời mời gọi đặc biệt trong mùa Vọng, con người cố gắng ra khỏi những ràng buộc trần gian, khiêm hạ cúi mình như cách người leo dốc cao để nhận ra chính bản thân, nhìn vào chính sâu thẳm lòng mình. Chỉ khi dứt bỏ triệt để người leo núi Chúa mới nhận ra chính Chúa thẳm sâu hơn chính sự thẳm sâu của mình.  
“Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ, là niềm vui cho toàn thể địa cầu. Núi Xi-on, bồng lai cực bắc, là kinh thành của Đức Đại Vương” (Tv 48, 3)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây