Cuộc đời các Thánh Tông Đồ có người được biết nhiều, có người chỉ được nhắc cái tên. Nhưng có điều quan trọng nhất là tên các ngài được ghi trên Nước Trời. “Hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời." (Lc 10, 20)
Thánh Batolomeo được ghi nhận chính là Natanael, được Philipphê dẫn đến với Chúa Giêsu. Chúa đã nói với Natanael: “Người này không có gì gian dối” (Ga 1, 47). Chúa biết tâm hồn mỗi người, dù con người chưa biết Chúa và đôi khi còn hiểu sai về Chúa như Natanael nói về quê hương của Chúa: “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1, 46)
Batolomeo dù nói vậy nhưng vẫn nghe theo lời Philipphê “Đến mà xem!” Thắc mắc về Chúa Giêsu là một câu hỏi triền miên, không thể trả lời một lần là xong. Các môn đệ theo Chúa lâu ngày tháng, bất ngờ Chúa hỏi: “Các con bảo thầy là ai?” (Mt 16, 15). Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản mà lại khó, giống như Natanael trả lời nhanh chóng “Nazareth có gì hay”. Chúa Giêsu nếu chỉ sống tương quan với Người hời hợt. Giống như những người làng quê với Chúa, theo tính đố kỵ, thì chỉ thấy Người như một thường dân làm được vài ba điều lạ, có gì hay đâu. Các môn đệ cũng có người nghĩ theo Chúa kiếm chút ít lợi lộc trần gian, được ngồi bên phải, bên trái trong vương quyền của Người.
Chúa muốn nghe thật lòng của các môn đệ, ngay cả những thắc mắc: “Theo Chúa, chúng con được gì?” (Mt 19, 27). Lòng ngay thật của các Tông đồ nghĩ gì về Chúa thì cứ nói, không ngại. Chúa muốn sống với các môn đệ không phải là thầy trò, Chúa tôi, nhưng là “bạn hữu của Thầy” (Ga, 15, 15). Tình bạn hữu với Chúa mới đi vào sự hiểu biết về Chúa sâu xa hơn. Người bạn thân tình, có thể tỏ lộ hết tâm can, đối thoại thẳng thắn, không có gì ẩn khuất. Biết Chúa nhiều sẽ yêu mến Chúa nhiều và dám hy sinh mạng sống mình làm chứng cho Chúa.
Thánh Batôlômêô chịu tử đạo vào năm 52 tại Armenia. Ngài bị lột da là một hình phạt khủng khiếp nhất qua mọi thời đại, và bị chém đầu. Cái chết của ngài có lẽ là đau đớn về thể xác và tinh thần. Xin Chúa qua lời cầu nguyện của Thánh Batolomeo cho những ai đang chịu đau khổ phần hồn và phần xác được xoa dịu nhờ lòng xót thương.
Thánh Batolomeo được ghi nhận chính là Natanael, được Philipphê dẫn đến với Chúa Giêsu. Chúa đã nói với Natanael: “Người này không có gì gian dối” (Ga 1, 47). Chúa biết tâm hồn mỗi người, dù con người chưa biết Chúa và đôi khi còn hiểu sai về Chúa như Natanael nói về quê hương của Chúa: “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1, 46)
Batolomeo dù nói vậy nhưng vẫn nghe theo lời Philipphê “Đến mà xem!” Thắc mắc về Chúa Giêsu là một câu hỏi triền miên, không thể trả lời một lần là xong. Các môn đệ theo Chúa lâu ngày tháng, bất ngờ Chúa hỏi: “Các con bảo thầy là ai?” (Mt 16, 15). Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản mà lại khó, giống như Natanael trả lời nhanh chóng “Nazareth có gì hay”. Chúa Giêsu nếu chỉ sống tương quan với Người hời hợt. Giống như những người làng quê với Chúa, theo tính đố kỵ, thì chỉ thấy Người như một thường dân làm được vài ba điều lạ, có gì hay đâu. Các môn đệ cũng có người nghĩ theo Chúa kiếm chút ít lợi lộc trần gian, được ngồi bên phải, bên trái trong vương quyền của Người.
Chúa muốn nghe thật lòng của các môn đệ, ngay cả những thắc mắc: “Theo Chúa, chúng con được gì?” (Mt 19, 27). Lòng ngay thật của các Tông đồ nghĩ gì về Chúa thì cứ nói, không ngại. Chúa muốn sống với các môn đệ không phải là thầy trò, Chúa tôi, nhưng là “bạn hữu của Thầy” (Ga, 15, 15). Tình bạn hữu với Chúa mới đi vào sự hiểu biết về Chúa sâu xa hơn. Người bạn thân tình, có thể tỏ lộ hết tâm can, đối thoại thẳng thắn, không có gì ẩn khuất. Biết Chúa nhiều sẽ yêu mến Chúa nhiều và dám hy sinh mạng sống mình làm chứng cho Chúa.
Thánh Batôlômêô chịu tử đạo vào năm 52 tại Armenia. Ngài bị lột da là một hình phạt khủng khiếp nhất qua mọi thời đại, và bị chém đầu. Cái chết của ngài có lẽ là đau đớn về thể xác và tinh thần. Xin Chúa qua lời cầu nguyện của Thánh Batolomeo cho những ai đang chịu đau khổ phần hồn và phần xác được xoa dịu nhờ lòng xót thương.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan