Nhân đức trung tín cần thiết cho đời sống, cũng là nhân đức khó luyện tập nhất. Trung tín trong lời nói, trong việc làm, trong các tương quan với xã hội, với những người gặp gỡ. Chúa dạy như người quản lý trung tín, coi sóc gia nhân, đúng giờ, đúng buổi phân phát lương thực. (Mt 24, 45)
Trung tín trong lời nói:
Người xưa nói: “Một lời nói ra, bốn con ngựa đuổi theo cũng không kịp”. Trung tín trong lời nói của mình là một điều khó, nhất là khi người nói có uy quyền nói như một lời tuyên bố, càng khó bào chữa khi đã nói sai, chỉ trích, lên án, hăm doạ. Lời nói nó không là dao nhưng nó có thể giết được người. Lời nói không là chiếc thang nhưng nó có thể đưa con người lên cao và hạ thấp con người xuống. Lời nói cần nhất quán, không xảo ngôn, không dối trá, không xằng bậy.
Trung thành để được tín nhiệm:
Trung tín là một tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của con người. Một con người cần lấy chữ “trung” để bắt đầu tập luyện. Trung là đối với bản thân, làm gì cũng cần “trung”: Trung thực, trung thành, trung nghĩa, trung hậu. Trên có trời, dưới có đất, làm gì cũng cần ngay thật, có trước có sau, có nhân, có nghĩa. Tín là gây được tín nhiệm nơi người khác. “Một sự bất trung vạn sự bất tín”, không trung với mình được làm sao có được tín nhiệm nơi người khác.
Tội bất trung là một thứ tội bắt nguồn từ nguyên tổ, do sự cao ngạo muốn bằng Thiên Chúa, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài cuộc đời để tự do quyết định. Bất trung nên dân Israel phải chịu nhiều đau khổ, chịu lưu đày, mất quê hương. Đã bao lần Chúa trách: “Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để các ngươi được ăn hoa trái thổ sản của nó. Nhưng một khi vào rồi, các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của Ta thành đồ ghê tởm.” (Gr 2, 7)
"Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh ta đang làm như vậy. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình” (Mt 24, 45 – 47)
Trung tín trong lời nói:
Người xưa nói: “Một lời nói ra, bốn con ngựa đuổi theo cũng không kịp”. Trung tín trong lời nói của mình là một điều khó, nhất là khi người nói có uy quyền nói như một lời tuyên bố, càng khó bào chữa khi đã nói sai, chỉ trích, lên án, hăm doạ. Lời nói nó không là dao nhưng nó có thể giết được người. Lời nói không là chiếc thang nhưng nó có thể đưa con người lên cao và hạ thấp con người xuống. Lời nói cần nhất quán, không xảo ngôn, không dối trá, không xằng bậy.
Trung thành để được tín nhiệm:
Trung tín là một tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của con người. Một con người cần lấy chữ “trung” để bắt đầu tập luyện. Trung là đối với bản thân, làm gì cũng cần “trung”: Trung thực, trung thành, trung nghĩa, trung hậu. Trên có trời, dưới có đất, làm gì cũng cần ngay thật, có trước có sau, có nhân, có nghĩa. Tín là gây được tín nhiệm nơi người khác. “Một sự bất trung vạn sự bất tín”, không trung với mình được làm sao có được tín nhiệm nơi người khác.
Tội bất trung là một thứ tội bắt nguồn từ nguyên tổ, do sự cao ngạo muốn bằng Thiên Chúa, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài cuộc đời để tự do quyết định. Bất trung nên dân Israel phải chịu nhiều đau khổ, chịu lưu đày, mất quê hương. Đã bao lần Chúa trách: “Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để các ngươi được ăn hoa trái thổ sản của nó. Nhưng một khi vào rồi, các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của Ta thành đồ ghê tởm.” (Gr 2, 7)
"Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh ta đang làm như vậy. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình” (Mt 24, 45 – 47)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan