TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đức khiêm nhường

Thứ năm - 01/09/2022 09:28 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   749
khiêm nhường có nhiều giá trị cao quý mà Chúa Giêsu trong lời dạy của Người đề cao: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Bài dụ ngôn “Hãy chọn chỗ cuối nơi bàn tiệc” (Lc 14:1, 7-14
C22Vs
C22Vs

Đức khiêm nhường



Có nhiều ý kiến cho rằng khiêm nhường đồng nghĩa với tháo chạy, hèn nhát trước vấn đề cần thể hiện. Thực ra khiêm nhường có nhiều giá trị cao quý mà Chúa Giêsu trong lời dạy của Người đề cao: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Bài dụ ngôn “Hãy chọn chỗ cuối nơi bàn tiệc” (Lc 14:1, 7-14
Khiêm nhường của một người, nó có thể là một bông hoa nhỏ giữa những ngàn bông hoa lớn trong vườn hoa. Không quan trọng lớn hay nhỏ, điều quan trọng nó là một bông hoa, biết dâng cho đời cánh hoa nhỏ bé của mình cho đời, còn hơn những bông hoa to lớn kiêu sa chỉ biết tôn vinh mình, sớm bị bẻ gẫy để đi bán cho đời.
Khiêm nhường nó giống như một người biết mình điểm mạnh, điểm yếu. Không bao quát mọi vấn đề, làm như thế rất dễ tổn thương đến người khác. Khiêm nhường là người biết mình không giỏi ở việc này, việc kia, để cùng người khác giỏi việc dễ dàng cộng tác và biết trân trọng họ. Khiêm nhường cho biết cá nhân không là tất cả, cần có người khác để cùng nhau hoàn thiện.
Khiêm nhường giúp con người biết tự trọng, không kiêu căng, không vơ về cho mình những thành quả mà gạt bỏ đi những cố gắng của người khác. Khiêm nhường dạy bài học quan trọng khi làm việc chung: “Chúng ta là một”. Chính Chúa cũng chỉ dạy điều này khi nói về Ba Ngôi Thiên Chúa.
Khiêm nhường dạy cho “cái tôi” nhỏ bé lại để điều “chúng ta” được lớn lên. Người khiêm nhường dễ sống cởi mở, dễ dàng hợp tác với người khác để “Cùng nhau thành công, cùng nhau làm việc”. Khiêm nhường biết sửa chữa những sai sót và cầu tiến không bị cản trở bởi tính kiêu căng, ngạo mạn, đổ lỗi cho người khác.
Khiêm nhường dạy cho biết tự đứng trên đôi chân của mình, không dựa vào những quan hệ để tiến thân, không ỷ nại vào nhóm thân thiết đưa nhau lên. Người dựa dẫm thường hay sống ích kỷ, sợ người khác nói xấu về mình, thu lại như con ốc, lớn lên trong cái vỏ được bao che. Tự chủ bản thân là quan trọng để thấy rằng, trong vai trò nào cũng có thể hoàn thành, chịu trách nhiệm.
Người khiêm nhường cần thiết cho Giáo Hội và xã hội. Họ biết trau giồi nhận thức, kiến thức, kỹ năng. Họ biết cần đến nhiều người cùng sẻ chia công việc. Họ biết tôn trọng nỗ lực của người khác. Họ là người chân thành nhận lỗi, chấp nhận thiếu sót để hoàn thiện. Họ có một nội tâm vững vàng tiến lên giũa nhiều nghịch cảnh.
Càng khiêm nhường càng biết tự trọng và tôn trọng người khác. Theo dụ ngôn chỗ nhất trong tiệc cưới, không chiếm đoạt hay tự chiếm lấy chỗ nhất, họ sẽ bị mời xuống, lúc đó mới thấy nhục.
“Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11, 29).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây