TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Biến hình trên núi

Thứ năm - 06/05/2021 08:55 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   697
bienhinh[1]
bienhinh[1]

Biến hình trên núi

Một ngọn núi vút lên trời cao trong các tranh cổ hoặc trên những bút pháp của các bức tranh thiền. Người ta thấy, nó không chỉ là những họa tiết đẹp trong bức tranh mà nó còn biểu hiện một tâm hồn vút cao trong tĩnh lặng, những nhân đức tuyệt diệu ẩn mình trong con người thanh cao, sự sống thần linh tiềm ẩn trong con người vươn tới trời cao. Như vậy, cũng đủ cho thấy núi biến hình, biểu lộ những kỳ diệu Chúa muốn mạc khải.

Đường lên núi Chúa:

 

“Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của Người?” (Tv 24, 3)

Câu hỏi vừa đặt ra đã có ngay câu trả lời:
“Đó là kẻ tay sạch lòng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối.” (Tv 24, 4).
Ngọn núi tượng trưng nơi Chúa hiện diện – là thành đô – cung điện – thành trì – trung tâm thế giới. Trong Thánh Kinh kể ra nhiều ngọn núi: Sinai, Sion, Thabor, Garizim, Carmen, Golgotha, Núi Sọ, núi tám phúc, búi biến hình, thăng thiên. Những ý nghĩa của ngọn núi được biểu hiện đầy đủ trong Thánh vịnh 48: “Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ, là niềm vui cho toàn thể địa cầu. Núi Xi-on, bồng lai cực bắc, là kinh thành của Đức Đại Vương”.

Đường lên núi là con đường vác thập giá, trút bỏ tội lỗi, rèn luyện nhân đức để tiến lên về phía mặt trời. Những ngôi chùa, tu viện, đền thờ được xây trên núi, đôi khi người ta còn xây những bậc lên thật cao, để mỗi bước lên đều phải khom mình gần như cúi sát mới lên được một bậc. Không phải vì vô tình nhưng là cốt yếu để người bước lên biết rằng, cần cởi bỏ con người ích kỷ của con người mình lại phía sau, càng lên cao càng ý thức sống khiêm cung trước Đấng Tối cao hoặc khiêm cung trước Trời, hay thần linh cao cả. Con đường xuống núi và lên núi mỗi ngày, dường như là một cuộc thao dượt tâm linh, để ngày mỗi ngày trở nên con người khiêm cung và thanh thoát hơn.

Chúa Giêsu lên núi dẫn theo ba môn đệ. Trình thuật viết hình dạng Chúa biến đổi, y phục trở nên rực rỡ, sáng trong. Cuộc biến hình này hiển lộ trước sự vinh quang của con người phục sinh, y phục không chỉ biểu hiện bên ngoài người mặc chiếc áo mà còn chỉ cả con người ấy được biến đổi, trở nên thần thiêng, sáng láng, thuộc về thượng giới. Tất cả đều được biến đổi.

Xin dựng ba lều.
Ngọn núi, theo một nghĩa khác thuộc về hạ giới, còn là biểu lộ một đỉnh cao của chiếm hữu, kiêu căng và quyền thế. Thông thường người ta ưa thích những đỉnh cao, con người chiếm hữu đỉnh cao để tôn chính mình và các thần tượng của mình. Con người luôn bị cám dỗ lên đỉnh ấy như trong giấc mơ xây tháp Babel.

Con người thấy cuộc biến hình quá ngây ngất, họ cũng nghĩ xây dựng được cho mình những đỉnh cao như vậy mà không cần có Thiên Chúa. Tháp Babel trong lãnh vực đồng tiền chung, thị trường chung, ngôn ngữ chung... kết quả của đồng tiền chung Euro cho thấy đang có những bất đồng do gói cứu trợ cho những thành viên yếu kém trong khối. Ước mơ của Babel vẫn nhận lấy thất bại bởi nguyên nhân duy nhất: “bất đồng ngôn ngữ”. Ngôn ngữ ở đây có nhiều loại: tài chánh, cá nhân, quyền lợi, trách nhiệm... Ngay khi vừa nói, xin dựng ba lều, Phêrô đã thấy mình như đang ở trong mơ, chẳng hiểu mình đang nói gì. Muốn đi tìm ngôn ngữ chung, cần xuống núi, nơi đó anh chị em của mình đang lặn lội đau khổ dưới mọi hình thức, từ đó gánh vác cuộc đời của nhau, đón nhận nhau, cùng nhau đến gặp gỡ Thiên Chúa.

Trở về với Thiên Chúa và trở về với nhau.
Lời Chúa từ trời phán: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” (Mc 9, 7)  
Rất cụ thể, Lời Chúa đang cất tiếng lên trong Hội Thánh, Lời Chúa đang hướng dẫn con người cụ thể trong Thánh Kinh. Cầm lấy và đọc, cũng như đem ra áp dụng, sẽ thấy cuộc biến hình mới ngay trong mỗi người.

Con người được biến đổi nhờ Lời Chúa chứ không ở đâu khác, bởi sự đổi mới này xuất phát từ trong chính mỗi người chứ không chỉ ở bên ngoài y phục. Đổi mới tâm hồn, thay trái tim chai cứng thành trái tim thịt mềm, chính mỗi người thay đổi thế giới sẽ đổi thay.

Cuộc biến hình xưa và biến hình hôm nay, xin cho chúng con cùng lên núi với Chúa, để bỏ bớt lại những ích kỷ, hưởng thụ, chiếm đoạt, ngày càng thanh thoát hơn khi lên đến đỉnh núi nơi Thiên Chúa ngự trị. Và cũng xin cho chúng con biết xuống núi, như biết cúi xuống trước những thân phận khổ đau của con người, để chia sẻ và đồng hành với họ, đưa về với Thiên Chúa.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây