TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

“O Crux, spes unica”

Thứ năm - 06/05/2021 08:51 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   682
thanhgiahyvong[1]
thanhgiahyvong[1]

“O Crux, spes unica”

Thánh Giá, niềm hy vọng duy nhất, biểu trưng nguồn ơn cứu rỗi, suối nguồn nhân ái tuôn trào từ cạnh sườn Đức Giêsu. Cây Thánh Giá được biểu trưng sự vinh thắng của Chúa Giêsu Kitô, biểu trưng công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, biểu trưng chính cuộc đời của Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

Nếu Thập Giá là sự ô nhục của con người, là sự điên rồ, thứ khổ hình dành riêng cho nô lệ, thứ khổ hình không những mang lại cái chết mà còn mang cả sự hổ thẹn, sự chế nhạo, sự khinh khi, thì chính ở những điểm tột cùng của nhân loại ấy, Thiên Chúa đã mang lấy nó trong Đức Giêsu để đóng đinh vào Thập Giá, hoàn trả cho con người những giá trị của khổ đau, là câu trả lời cho con người về những đau khổ phải chịu, là cớ vấp phạm cho những ai tẩy trừ. Thánh Phaolô tuyên tín: “Đức Kitô đã chết vì tội chúng ta theo lời Thánh Kinh” (1Cor 15, 3). Đó là một bằng chứng mở đầu cho những suy tư: Thiên Chúa Toàn Năng biểu lộ trong một Con Người tử tội – Thiên Chúa là Đấng Quyền Năng biểu lộ trong một Con Người Đón Nhận Và Tha Thứ - Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt biểu lộ nơi Con Người chịu treo trên Thập Giá – Thiên Chúa là Chân Lý chịu sự xét đóan của con người cầm nắm công lý…

Hai chiều kích đối nghịch trong Thánh Giá nguồn ơn cứu rỗi, một mặt là tội lỗi, xấu xa của con người, mặt khác sự vô tội, sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tội lỗi được thứ tha, xấu xa được hoán cải, đó là chiều kích cứu rỗi của Thánh Giá. Trong hình thức Thánh Giá, người ta phân biệt cây Thánh Giá Đức Giêsu khổ nạn và Cây Thánh Giá vinh quang. Cây Thánh Giá Vinh Quang theo nghĩa cánh chung là cây Thánh Giá sẽ xuất hiện trước khi Chúa Giêsu quang lâm, biểu trưng cho Con Người - Đức Kitô Phục Sinh xuất hiện trong vinh quang. Thánh Giá Phục Sinh được treo lên thành ngang một giải vải, có thể là tấm vải liệm, biểu thị Đức Giêsu đã sống lại. M. Didron nói: Đây không là một cây như ở khổ nạn, mà là một chiếc gậy. Thánh Bonaventura đồng hóa Cây Thánh Giá với cây đời: “Thánh Giá là cây toàn hảo, được thánh hóa bởi Máu Chúa Kitô, mang đầy trái thơm ngon”.

Dấu Thánh Giá người Kitô hữu thường làm dấu có ý nghĩa: Được tháp nhập vào Thập Giá của Đức Kitô, người Tín Hữu được biến đổi nhờ Máu của Người, nhờ sự chết của Đức Kitô, để sống lại trong “Nhân Danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Như vậy, mỗi khi làm dấu, người Kitô hữu ý thức rằng cuộc đời của mình cần được ơn cứu rỗi, cần được lòng Thiên Chúa xót thương, cần được Thiên Chúa làm mới lại trong từng phút giây của cuộc sống. Cứu rỗi là đường thẳng đi lên nhưng không chỉ một mình nhưng còn là cùng với anh chị em, cùng với muôn loài được tạo dựng, cho nên cũng cần được góp phần hy sinh mỗi ngày, cũng cần được hiến lễ mỗi ngày, để trong Đức Kitô, công cuộc cứu rỗi được hoàn tất.

Tôi cảm thấy sung sướng khi được làm dấu Thánh Giá, bởi vì qua đó tôi được tham dự vào trong công trình cứu độ của Chúa Giêsu, cho dẫu chính tôi mang đầy bất xứng và yếu hèn. Nhờ Người, Trong Người, Với Người, tôi đang được biến đổi cùng với muôn loài được dựng nên.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây