TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật VI Phục Sinh -Năm B

“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”. (Ga 15, 9-17)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐÊM TRỪ TỊCH

Thứ năm - 06/05/2021 04:24 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   564
giaothua[1]
giaothua[1]

ĐÊM TRỪ TỊCH

Lẽ tự nhiên đất trời có khởi có tận, dòng thời gian có khởi có kết, vòng luân chuyển của thời gian theo vòng lưu chuyển 365 ngày, được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa nối tiếp, khởi là Xuân, kết là Đông, cuối Đông sang Xuân là thời gian chuyển mùa và cũng là điểm mốc hoàn tất một chu kỳ, gọi là giao thừa. Theo một nghĩa mặt chữ, giao chuyển cho thừa kế. Giao thừa theo nghĩa Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh: Cũ giao lại, mới tiếp lấy. Thời gian của sự chuyển nhượng giữa cũ và mới là lễ trừ tịch. Tương truyền lễ trừ tịch là lễ chuyển giao công việc của hai vị trong Thập Nhị Đại Vương Hành Khiển, mỗi năm có một vị hành khiển trông coi chuyện trần thế với sự giúp của một vị phán quan.

Giao thừa là phút giây thiêng liêng nhất trong một năm. Thời gian của đêm trừ tịch, theo Phan Kế Bính trừ tịch là chiều hôm năm cũ mà sang năm mới. Thời gian của Lễ trừ tịch từ giờ Tý. Giờ Tý bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Có nơi tính giờ lễ trừ tịch theo giờ Hợi nghĩa là từ 10 giờ đêm. Theo cách tính nào đi chăng nữa, gia đình Việt Nam nào cũng có thực hành lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là gột bỏ đi tất cả những cái xấu, cái dở, điều không hay để đón nhận cái mới từ tinh khôi, nguyên vẹn.

Đối với một số người, giao thừa là thời gian của tịnh tâm, có thể họ ngồi trước bàn thờ gia tiên, ngồi để suy nghĩ về gia đình, ai còn và ai mất rồi tưởng nhớ. Có người ngồi ôn lại những gì đã đến trong năm qua, vừa ý hay chưa đạt được ước nguyện. Có thể có người ngồi ở bàn viết như để khai bút đầu năm ghi lại những cảm xúc. Thông thường, ở các gia đình, từ giờ Tý trở đi, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, cả gia đình mang những trang phục đẹp nhất, nghiêm chỉnh nhất để niệm tưởng đến gia tiên. Sau giây phút giao thừa, con cháu chúc tết mừng thọ ông bà, cha mẹ, hoặc xin lỗi hoặc để nghe những lời ước mong của người trên.

Ngày nay, có phần đáng buồn, phút giao thừa các bạn trẻ lại la cà nơi các quán, các bar, lạc lõng như những người vô gia đình, buồn như một lời hát “lữ khách Đêm Đông không nhà”.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây