TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bồ câu hòa bình

Thứ tư - 05/05/2021 18:30 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   820
bocau[1]
bocau[1]

Bồ câu hòa bình

Biểu tượng bồ câu hòa bình hoặc cánh chim Lạc Việt hoặc con chim Pélican, những con chim trong biểu tượng văn hóa các quốc gia trên thế giới có tầm ảnh hưởng lớn lao.

Cánh chim bay trên trời cao biểu tượng sự tự do, thoát khỏi ràng buộc bụi trần. Ở trong biểu tượng bồ câu, Tân ước sẽ tượng trưng cho Chúa Thánh Thần - luôn luôn xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác và còn hơn nữa, của hòa bình.

Bồ câu đưa tin hòa bình trên trái đất, đã được thả ra và đem về cành Ô liu đến cho con tàu của Noé, báo hiệu nước đã rút cạn, một mùa sản sinh mới sau khi chịu cảnh tận diệt.

Biểu tượng này gắn liền hình ảnh thưở ban mai khi Thiên Chúa dựng nên đất trời, bản văn tạo dựng diễn tả: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1, 2).

Ngày đầu tiên của cánh chim câu, cõi hỗn mang còn bao trùm trên vũ trụ, chưa có gì hình thành, chưa có gì được dựng nên. Thiên Chúa phán và vạn vật được dựng nên. Đó là ngày cánh chim bồ câu mang về cành Ô liu, công cuộc giải thoát đã bắt đầu từ ngày sáng thế, con người được dựng nên để hưởng ơn cứu độ. Cánh bồ câu mang về sản phẩm của trái đất, sự dọn sẵn các thụ tạo cho con người làm chủ, cai quản thiên nhiên.

Sự chúc phúc và bình an của Thiên Chúa ở với loài người. Con người trong thời gian đã đánh mất ân sủng đó bởi tội lỗi của mình. Cảnh giết người đầu tiên đã xảy ra với Cain, hòa bình đã rời xa.

Giao Ước Nôe được thiết lập bằng lời hứa ban lại bình an trên trái đất, cánh chim câu mang về sự hòa thuận, của hy vọng, của hạnh phúc đã tìm lại được.

Trong biểu tượng bồ câu, với khái niệm trong trắng, tình yêu, thủy chung gắn vào, nhiều khi trở thành biểu tượng cho những điều tốt lành không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, linh hồn. Con người dù có bị sự dữ lôi kéo, căn nguyên tốt lành cũng không mất hẳn, vào một lúc con người nhận ra sự tốt lành và quyết tâm đeo đuổi làm lại thì sự dữ lại bị đánh tan. Tiềm năng về sự thiện ở trong con người là vô tận, bất tử, nên con người ở tư thế đứng cao hơn các loài khác. Con người là đỉnh cao của tạo dựng.

Với tư cách ấy, trên một số vại chôn cất của người Hy Lạp, bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ (LAVD, 258). Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của Kitô giáo, như trong truyện tử vì đạo của thánh Polycarpe, một con bồ câu đã bay ra từ bên trong thi hài vị thánh này.

Bồ câu được gán vào hình ảnh của người phụ nữ đang được yêu, xuất phát từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiếng gù êm ái của nó. Trong lối nói lóng của dân Paris cũng như trong Diễm Tình Ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ.

“Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá  Sau tấm mạng the, đôi mắt nàng, cặp bồ câu xinh đẹp. Tóc nàng gợn sóng như đàn sơn dương tự trên ngàn Ga-la-át tủa xuống” (Dc 4, 1).

Sự xinh đẹp và duyên dáng của bồ câu nhờ biểu lộ sự tinh tuyền và trong sáng. Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu, Jean Damélou viết, dẫn lời thánh Grégoire ở Nysse, nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng nó sẽ tiếp nhận hình bồ câu. Chẳng phải người đương yêu say đắm vẫn gọi người mình yêu là linh hồn của anh ơi? Khi tiếng nói ân tình được cất lên từ tình yêu đích thực đó chẳng phải là phát xuất từ tình yêu nguyên tuyền.

Có thể tiếng nói ấy cũng được phát xuất ra từ môi miệng của những kẻ chuyên đi tìm lạc thú, tình yêu là sáo rỗng, lời gọi cũng mang màu giả tạo vì trong thực tế, bồ câu là một con chim đặc biệt dễ gần, dễ mắc lừa.

Con chim Pélican, biểu thị tình yêu phụ tử, theo tính cách của loài chim này nuôi con bằng chính thịt máu mình. Cũng theo mùa luân chuyển, con chim Pélican được biểu tượng sự phục sinh. Silésius viết: Hỡi người tín hữu Kitô giáo đã chết, hãy thức dậy và hãy nhìn: Con Péliacan của chúng ta đang tưới máu và nước từ trái tim lên anh em đấy. Nếu anh em tiếp nhận thì chính máu và nước ấy sẽ tái sinh anh em trong sự sống trường sinh”.

Con chim Lạc Việt xuất hiện trên mặt trống đồng biểu lộ bộ ba: Trời - đất - người. Trong học triết trong vùng thể hiện, cánh chim bay hoặc đứng diễn tả thiên nhiên chung quanh con người hơn là diễn tả bầu trời. Đàn chim Việt tung bay trên cõi trời Nam và cũng có một địa chỉ trên bản đồ thế giới nên vừa nói đến giang sơn vừa nói đến tinh thần của dân tộc trong biểu hình Lạc Việt. Bộ ba trên mặt trống đồng, biểu trung sự tương quan mật thiết với nhau, con người sống nhờ trời chở che, được đất nâng đỡ. Con người sống hài hòa với trời và với thiên nhiên con người mới hạnh phúc, như hình ảnh con người đang nhảy múa trong mùa lễ hội mà hình mặt trống diễn tả.

Sống hài hòa là triết lý tình thương được ghi khắc trong lịch sử lâu đời của người Việt, sự hài hòa ấy dẫn con người đến chỗ sống thanh cao: “Dẫu có rách cũng giữ lấy thơm”, “dẫu có đói cũng để cho sạch”. Sạch và thơm được gói ghém trong sự tinh khiết của cánh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây