TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Vương Quyền Phục Vụ

Thứ tư - 05/05/2021 10:52 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1024
Vương quyền đúng nghĩa như Chúa Giêsu dạy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
kito[2]
kito[2]

Vương Quyền Phục Vụ

Vương quyền đúng nghĩa như Chúa Giêsu dạy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10, 45). Nguyên tắc sử dụng vương quyền chỉ cho thấy, con người cần có thái độ khiêm tốn để phục vụ.

Khiêm tốn trong hành động

Thông thường người ta nghĩ cần có sức mạnh để biểu lộ vương quyền, thực ra, cách đó làm lộ ra nhiều yếu kém: Không có kiến thức và khả năng quản trị, thiếu tư cách của người lãnh đạo, thiếu hiểu biết. Những điều bất cập do quyền hành thực thi dựa trên sức mạnh thường biểu lộ qua cấm đoán hoặc đàn áp, thiếu thuyết phục cũng thường tạo ra những đối nghịch. Ngày nay trong khoa quản trị người ta thường nói đến quyền lực mềm. Giáo sư nổi tiếng Joseph Nye của Đại học Harvard nói: ”Quyền lực mềm là dùng khả năng gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, theo đó quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp). Quyền lực mềm giúp đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của họ, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.”

Quyền lực mềm thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục trong phương cách khiêm tốn phục vụ. Chính trong thái độ này người khác sẽ nhận ra quyền lực đi với yêu thương, không chỉ để thịnh vượng về của cải vật chất nhưng còn là đạt tới tinh thần hòa hợp, yêu thương, cùng nhau cộng tác, cùng nhau chia sẻ, phục vụ cho lợi ích toàn thể.

Khiêm tốn để biết mình

Trong phiên tòa Tổng Trấn Phi-la-tô hỏi Chúa Giêsu: “Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao? Đức Giê-su đáp lại: Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.” (Ga 19, 10 - 11).

Thái độ khiêm tốn nhận ra chính bản thân mình có quyền, quyền ấy ai cho là một vấn đề lớn được đặt ra trong xã hội hôm nay. Ai trao quyền? Quyền không tự có, cần có người trao; đặc biệt về quyền trên sự sống con người, quyền ấy thuộc về Đấng ban sự sống. Như vậy, khi đặt ra câu hỏi, ai đã trao quyền? người ta sẽ biết dùng quyền hành để phục vụ chính những người đã trao, chứ không phải quyền do mình tự chiếm đoạt lấy và dùng bạo lực để giữ lấy, phục vụ cho riêng mình.
Khi có quyền hành cần có sự khiêm tốn để biết rằng, chính trong công việc phục vụ mà mình được nuôi sống: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.” (Mt 10, 9 - 10). Biết mình để biết vương quyền đang lãnh nhận tùy thuộc vào ai và cần phục vụ điều gì cần thiết cho mọi người. Người “phục vụ được nuôi ăn” là một cách thức học bài học khiêm nhường hay nhất qua mọi thời đại mà Chúa Giêsu đã đưa ra để giáo huấn người được trao quyền.

Khiêm tốn để học hỏi

Trong cách điều hành cần biết lắng nghe:

Lắng nghe tiếng Chúa trong đời sống cầu nguyện, vì chỉ là người thừa hành vương quyền của Chúa. Bản thân người giữ vương quyền là dụng cụ, Thiên Chúa mới là tác nhân chính. Thiếu vắng đời sống cầu nguyện sẽ khiến cho “ý mình trở thành ý Chúa” và trở nên dụng cụ xây dựng bất an thay vì bình an.

Lắng nghe trong tiếng lương tâm để thi hành điều chính trực, công bằng và sự thiện. Luôn luôn có những thiên lệch do cảm tính, có những bất an, hỏa mù… Tỉnh thức và cầu nguyện luôn để tránh những cám dỗ của những sự ngọt ngào, quyến rũ.

Lắng nghe trong tiếng bổn phận để không ngủ quên trong chiến thắng, để không lười biếng trong bổn phận, hoặc thi hành bổn phận để thu vén bổng lộc. Quyền phục vụ trong bổn phận như Chúa Giêsu dạy: “để hiến tế vì anh chị em, trở thành giá chuộc cho nhiều người”.

Trách nhiệm từ bài học khiêm tốn để nhận ra: Tất cả là hồng ân, những gì mình làm được đều giống như người tôi tớ thưa với chủ: “chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (Lc 17,10). Và những gì chưa làm được theo bổn phận thì xin được thứ tha và thương xót.

Bài học thực thi vương quyền trong khiêm tốn phục vụ vẫn còn là một bài học dài hơi cho con người thi hành tác vụ hôm nay. Bởi vì, chúng con còn quá kiêu căng, tự mãn về mình, theo ý riêng và thường xuyên không chịu trách nhiệm.

Xin dạy chúng con biết thực thi vương quyền trong cách của Người.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây