TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 11/9/2022

Thứ hai - 12/09/2022 02:11 | Tác giả bài viết: |   793
Vào lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 11/9, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông toà để đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 11/9/2022

ĐTC Phanxicô: Chúa không “yên lòng” nếu chúng ta rời xa Người

Vào lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 11/9, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông toà để đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha tập trung vào ba dụ ngôn về lòng thương xót trong Tin Mừng Thánh Luca: người chăn chiên đi tìm chiên bị mất, người phụ nữ tìm đồng quan bị mất, và người cha vui mừng đón người con hoang đàng trở về.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài huấn dụ như sau:

Thiên Chúa muốn tất cả đến dự tiệc của Người

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin Mừng phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta ba dụ ngôn về lòng thương xót (Lc 15,4-32). Chúa Giêsu kể các dụ ngôn để đáp lại lời xầm xì của những người Pharisêu và kinh sư, họ nói: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (câu 2). Nếu đối với họ về mặt tôn giáo, điều này gây tai tiếng, thì Chúa Giêsu, khi tiếp đón những người tội lỗi và dùng bữa với họ, tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa là như vậy: Người không loại trừ ai, Thiên Chúa muốn tất cả đến dự tiệc của Người, vì Chúa yêu thương tất cả như những người con. Ba dụ ngôn tóm tắt trọng tâm của Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha và Người đến tìm chúng ta mỗi khi chúng ta lạc lối.

Yêu thương thì lo lắng và nhớ người vắng mặt

Thực tế, nhân vật chính của ba dụ ngôn, đại diện Thiên Chúa, là một mục tử đi tìm con chiên bị mất, một người phụ nữ tìm thấy đồng tiền bị mất và người cha của người con hoang đàng. Chúng ta hãy dừng lại ở một khía cạnh chung của ba nhân vật chính này, chúng ta có thể định nghĩa như sau: bồn chồn về sự thiếu vắng. Nói cho cùng, cả ba người, nếu họ thực hiện một số tính toán, họ có thể yên tâm: người chăn chiên đang thiếu một con chiên, nhưng ông có chín mươi chín con khác; người phụ nữ mất một đồng quan, nhưng bà còn có chín đồng khác; và Người Cha cũng có một người con khác, vâng lời, chăm chỉ. Tuy nhiên, tâm hồn họ bồn chồn lo lắng về những gì còn thiếu: con chiên, đồng tiền, người con đã đi xa. Một người biết yêu thương thì lo lắng và nhớ người vắng mặt, tìm kiếm người đã lạc mất, chờ đợi người đã rời xa. Bởi vì người này muốn không ai bị lạc mất.

Chúa không tính toán mất mát, rủi ro

Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là như vậy: Chúa không “yên tâm” nếu chúng ta rời xa Người, Chúa đau khổ và bồn chồn; và Chúa đi tìm chúng ta, cho đến khi mang chúng ta trở lại trong vòng tay Người. Chúa không tính toán mất mát, rủi ro. Chúa có tấm lòng của người cha, người mẹ, đau khổ đối với sự vắng bóng của những người con yêu dấu. Đúng vậy, Thiên Chúa đau khổ vì sự xa cách của chúng ta và khi chúng ta lạc lối, Người chờ chúng ta quay trở lại. Chúng ta hãy nhớ rằng: Thiên Chúa luôn rộng mở vòng tay đón chờ chúng ta, dù chúng ta lạc lối trong bất cứ hoàn cảnh nào. Như thánh vịnh nói, Thiên Chúa không chợp mắt ngủ quên, Người luôn canh giữ, che chở chúng ta (121,4-5).

Cầu nguyện cho những người chưa tin

Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi: trong điều này chúng ta có noi gương Chúa, nghĩa là chúng ta có bồn chồn vì sự thiếu vắng không? Chúng ta có nhớ người vắng mặt, người đã đi xa đời sống Kitô không? Chúng ta có mang trong mình sự bồn chồn nội tâm này, hay chúng ta cảm thấy bình yên và không bị xáo trộn? Nói cách khác, chúng ta có thực sự cảm thấy nhớ người đang vắng trong cộng đoàn chúng ta không? Hay chúng ta cảm thấy ổn không có gì khác, bình yên và hạnh phúc trong nhóm của chúng ta, mà không nuôi dưỡng lòng trắc ẩn đối với người rời xa? Đây không chỉ là về việc “mở lòng với người khác”, đó là Tin Mừng! Người chăn chiên trong dụ ngôn không nói: “Tôi có chín mươi chín con chiên, tại sao tôi phải tìm con bị mất?”. Chúng ta hãy suy ngẫm về các mối quan hệ của chúng ta: tôi có cầu nguyện cho những người chưa tin, cho những người xa rời không? Chúng ta có thu hút người đang ở xa qua phong cách của Chúa, là sự gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng không? Chúa Cha yêu cầu chúng ta phải quan tâm đến những người con mà Người nhớ nhất. Chúng ta hãy nghĩ về một số người mà chúng ta biết, người bên cạnh chúng ta và những người có thể chưa bao giờ nghe một ai đó nói với họ: “Bạn biết không? Đối với Chúa, bạn quan trọng”.

Chúng ta hãy để cho mình bị bồn chồn bởi những câu hỏi này và chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, một người mẹ không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm chúng ta và chăm sóc chúng ta, những người con của Mẹ.

Ngọc Yến - Vatican News

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây