TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Mão Gai Chúa trong Nhà Thờ Đức Bà Paris

Thứ ba - 08/06/2021 23:07 | Tác giả bài viết: Giuse Phạm Đình Ngọc SJ |   921

Lịch sử Mão Gai của Chúa trong Nhà Thờ Đức Bà Paris


Quý vị thân mến,

Những ngày này cả thế giới hướng về vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris. Tạ ơn Chúa vì chúng ta đã khắc phục được ngọn lửa và cứu được nhiều thánh tích liên quan đến Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, Chúa chúng ta. Trong đó phải kể đến Vương Niệm Gai hay Mão Gai của Chúa. Dưới đây là chút tóm tắt lịch sử của Mão Gai này:

Khi chúng ta bước vào Tuần Thánh và chiêm ngắm Cuộc Khổ Nạn của Chúa, một hình ảnh trọng tâm về đâu khổ của Đức Giêsu Chúa – ngoài Thánh Giá – là vương miện gai hoặc mão gai.

Mão gai được mô tả theo nhiều cách khác nhau trong nghệ thuật: từ một cành hoa hồng có gai đến một chiếc mũ với nhiều gai nhọn dài. Nhưng thực sự mão gai là gì và nó đã kết thúc ở đâu?

Sau khi vương miện xuất hiện trong Tin Mừng (Mt 27,29; Mc 15,17; Ga 19,2), nó không được nhắc lại trong bất kỳ tác phẩm nào trong hơn 400 năm sau đó.

Cuốn bách khoa toàn thư Công giáo năm 1918 ghi chú rằng vương miện gai không được nói đến như một thánh tích. Ngay cả Thánh Helen, người đã đi đến Giêrusalem tìm thấy thập giá thật của Chúa Kitô vào đầu thế kỷ IV, hoặc Thánh Jerome sống tại Giêrusalem vào đầu thế kỷ V, họ cũng không nhắc tới mão gai. Đề cập đến mão gai sớm nhất dường như đến từ Thánh Paulinus thành Nola (mất 431), với sự tôn kính vương miện gai ở Giêrusalem vào năm 409.

Tuy nhiên, những gì chúng ta biết ngày nay là mão gai của Chúa có thể tầm nguyên tới thành phố Constantinople. Nơi đây, nhiều báu vật của Giáo Hội sơ khai ở Giêrusalem đã được chuyển đến Đế quốc Byzantine giữa thế kỷ IV và thế kỷ X.

Năm 1238, vương miện gai xuất hiện như một phần của hiệp ước được đề xuất bởi Baldwin II, Hoàng đế Latin của Byzantium, người đang rất cần tiền vào thời điểm đó. Vua Louis IX của Pháp đã sắp xếp để mua vương miện gai này từ Baldwin. Nhưng thực tế, nhà vua đã nhận được nó từ các nhân viên ngân hàng ở Venice, người đã chuyển tiền cho Baldwin.

Vào ngày 19 tháng 8 năm 1239, thánh tích của mão gai Chúa được chuyển đến Paris. Louis, một vị vua sùng đạo, người sau này sẽ được phong là Thánh của nước Pháp, đã cởi bỏ vương miện và cẩm bào của mình để đi chân không về phía sau thánh tích khi nó được đưa đến nhà nguyện của các vị vua Pháp, nhà nguyện lúc đó chưa được hoàn tất là nhà nguyện thánh Chapelle. Nhà nguyện sau đó được hoàn thành vào năm 1248 và sau đó lưu giữ toàn bộ các thánh tích Cuộc Khổ Nạn của Chúa do vua Louis sưu tập. Trong đó, mão gai là một trong những thánh tích nổi tiếng nhất. Thực ra, ở đó còn có một thánh tích về Cuộc Thương Khó nữa, đó là cửa sổ kính màu trong nhà Nguyện.

Trong thời gian các thánh tích được giữ ở nhà nguyện thánh Chapelle, một số gai của vương miện đã được gỡ bỏ để làm quà tặng cho các vị vua của Pháp, cho các nhân vật quan trọng của thời đại họ. Hoàng hậu Maria sứ Scots cũng được nhận, bà từng là nữ hoàng của Pháp năm 1559-1560. (Bà đã kết hôn với vua Phanxicô II, người trị vì khoảng một năm).

Khi Phanxicô qua đời, Maria trở về Scotland, mang theo chiếc gai thánh. Sau khi bà bị xử tử, chiếc gai thánh được trao cho Thomas Percy (người hầu của hoàng hậu) và con gái của nhà vua, Elizabeth Woodruff. Elizabeth sau đó đã trao chiếc gai thánh cho một linh mục Dòng Tên. Cha đã tặng nó cho Trường Cao đẳng Dòng Tên Stoneyhurst, nơi trước đây nó đã được lưu giữ. Nó được đặt trong nhà nguyện của trường trong suốt Tuần Thánh. (Chiếc gai được đặt trong một thánh tích kết vòng với một chuỗi viên ngọc của hoàng hậu Maria.)

Cách mạng Pháp xảy ra vào cuối thế kỷ 18, nhiều thánh tích và báu vật của nhà thờ đã bị mất. Tuy nhiên, vua Napoléon đã cứu vương miện gai và nó được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia cho đến năm 1804. Vào thời điểm đó, vương miện gai của Chúa Kitô đã được trả lại cho Tổng Giám mục Paris. Vào ngày 10 tháng 8 năm 1806, Mão Gai được đặt trong Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris).

Đến lúc này, vương miện đã đầy đủ tất cả chiếc gai như lúc đầu. Bây giờ mão gai bao gồm một bó sậy, được buộc bằng dây vàng để tượng trưng cho những chiếc gai bị mất. (Có suy đoán rằng bó sậy của Mão gai Chúa được đan với gai của cây nho.)

Theo trang web của Nhà thờ Đức Bà Paris, vào năm 1896, một thợ kim hoàn đã tạo ra một hộp tròn làm bằng pha lê và vàng để đặt trên thánh tích. Ngoài ra còn có một nhánh đan xen của một loại cây bụi, tương tự như hầu hết các học giả tin rằng đã được sử dụng cho vương miện gai của những người lính La Mã, quanh thánh tích.

Ngày nay, thánh tích của vương miện gai được trưng bày công khai trong nhà thờ Đức Bà vào mỗi Thứ Sáu Mùa Chay, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, và cả ngày vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

Trong năm, vương miện gai được đặt ra để tôn kính vào lúc 3 giờ chiều vào các ngày thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng. Vào những lúc khác, mão gai được giữ trong hộp báu của nhà thờ Chánh Tòa Paris. Các Hiệp sĩ của Đền Thờ được ủy thác bảo vệ Mão Gai.

 

Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ


Ghi Chú: Trong vụ hỏa hoạn 15-4-2019, theo Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, Mão Gai Chúa cùng những hiện vật quan trọng khác tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã được bảo vệ an toàn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây