ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI'
Đáp ứng sự thúc đẩy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc bảo vệ trái đất và người nghèo, HĐGM VN thiết lập một chương trình học tập về Thông điệp Laudato si’. Chương trình này đem đến cho các tín hữu Công Giáo Việt Nam và những người khác sự nhận thức (học) chính đáng về Laudato si’ và việc hoạt động (tập) thiết thực về Thông điệp này.
MỤC ĐÍCH
Nhận thức: Hiểu biết đúng về Thông điệp Laudato si’ và gây ý thức về tinh thần Laudato si’ cho mọi đối tượng thông qua giáo dục và truyền thông (các bài trình bày và học tập: từ bài 1-8).
Hoạt động: Giúp cho mọi tín hữu và có thể cả anh chị em lương dân thực hiện Công Lý và Hòa Bình theo tinh thần Laudato si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (các bài trình bày và học tập: từ bài 9-12).
LƯỢC ĐỒ HỌC TẬP
1. Tổng Quan Thông Điệp Laudato si’
- Thông điệp cảnh tỉnh nhân loại quan tâm chăm sóc “ngôi nhà chung” (trái đất).
- Thánh Phanxicô thành Assisi, nguồn gợi hứng và nền tảng nội dung của Thông điệp.
- Những thách đố cho sự sống của thế hệ mai sau trong “ngôi nhà chung” của nhân loại.
- Những sứ điệp thúc đẩy hành động thiết thực.
2. Lời Mời Gọi: Hoán Cải Môi Sinh
- Trái đất – ngôi nhà chung.
- Mối tương quan giữa các thụ tạo với con người: mẹ-con, chị-em.
- Thái độ của con người với các thụ tạo khác: ngược đãi và tàn phá.
- Con người được kêu gọi: hoán cải môi sinh.
3. Lắng Nghe Những Tiếng Rên Xiết Của Thiên Nhiên (x. Chương 1)
- Các khía cạnh khác nhau trong sự khủng hoảng môi sinh ngày nay.
- Những sự biến đổi khí hậu.
- Vấn đề nước sạch.
- Bảo vệ các sinh vật.
- Món nợ môi sinh.
4. Trách Nhiệm Của Nhân Loại Với Tạo Thành (x. Chương 2)
- Tin mừng của tạo thành.
- Mối tương quan mật thiết của con người với tạo thành.
- Môi trường thiên nhiên là gia sản của nhân loại.
- Trách nhiệm của mỗi người với môi sinh.
5. Nguyên Nhân Khủng Hoảng Môi Sinh (x. Chương 3)
- Tình trạng khủng môi sinh hiện nay do con người gây ra.
- Liên quan công nghệ kỹ thuật và nơi sinh sống của nhân loại trong chương trình tạo thành của Thiên Chúa.
- Phục hồi các giá trị và những mục đích lớn lao bị phá vỡ bởi sự hoang tưởng cuồng nhiệt của con người.
6. Nền Môi Sinh Học Trọn Vẹn (x. Chương 4)
- Tìm hiểu về mối tương quan giữa các sinh vật sống và môi trường nơi chúng ta sinh sống.
- Cần sự hiểu biết đa dạng về các mối tương quan mật thiết trong một không gian (miền, vùng, làng) con người đang sinh sống trong đó.
- Liên đới và lựa chọn ưu tiên cho những người nghèo khổ nhất; nhìn nhận phẩm giá vô hạn của những người nghèo khổ trong ánh sáng đức tin sâu xa nhất.
- Trách nhiệm liên đới với các thế hệ tương lai: “trái đất mà chúng ta lãnh nhận, cũng thuộc về những người sẽ tới.”
7. Các Hướng Dẫn Bảo Vệ Môi Sinh (x. Chương 5)
Những phương thức chúng ta có thể tiếp cận và hành động cụ thể trong việc bảo vệ môi sinh:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau buộc chúng ta phải nghĩ tới “một thế giới duy nhất, một chương trình chung với nhau.”
- Quốc gia và các địa phương cần có chính sách hành động cụ thể về việc bảo vệ môi sinh.
- Những giải pháp kịp thời cho những cộng đồng đang bị ô nhiễm môi sinh.
- Các nền chính trị và kinh tế cần liên kết với nhau để phục vụ sự sống của con người.
- Tôn giáo và khoa học cần hỗ trợ lẫn nhau.
8. Linh Đạo và Giáo Dục Môi Sinh (x. Chương 6)
- Nhân loại cần thay đổi để gìn giữ sự vẹn toàn vốn có của “ngôi nhà chung”.
- Giáo dục môi sinh mời gọi chúng ta có sự nhạy cảm mới với môi sinh và sự hoán cải mới về môi sinh.
- Đời sống Kitô hữu mời gọi chúng ta sống lối sống ngôn sứ và chiêm niệm.
- Yêu thương và thiết lập một nền văn minh tình yêu sẽ giúp chúng ta đáp trả đầy đủ những nhu cầu: con người sống cần đến nhau và có trách nhiệm với nhau và với thế giới.
9. Phục Hồi Và Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Của Tạo Thành
Ý thức: thúc đẩy phục hồi và bảo vệ sự vẹn toàn của tạo thành.
Thực hiện: hướng dẫn và hành động bằng việc chăm sóc và giữ gìn môi trường sinh thái luôn luôn
xanh – sạch – đẹp, cụ thể:
(1) Phát quang và thu dọn đường làng đường xóm luôn sạch sẽ;
(2) Rác thải: thu gom, phân loại và xử lý đúng quy cách;
(3) Cây xanh: bảo vệ và trồng thêm cây xanh;
(4) Năng lượng: tiết kiệm điện, nước và nhiên liệu;
(5) Tiếng động và khói bụi: hạn chế tiếng ồn, không đốt rác thải và không hút thuốc lá nơi công cộng.
(6) Chất độc hại: không hoặc hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu và diệt côn trùng.
(7) Công nhân vệ sinh công cộng: hỗ trợ hoặc động viên họ hàng tháng, những dịp lễ và tết.
10. Thực Hiện 3R
Trình bày chi tiết các giá trị và hướng dẫn cách thức thực hiện cụ thể, cần có sự đánh giá (có thể “đo lường” được) sau khi thực hiện.
(1) Reduce: giảm thiểu tối đa lượng chất thải và repair – sửa chữa những đồ vật hư hỏng để dùng tiếp.
(2) Reuse: tái sử dụng những đồ vật hoặc sản phẩm còn khả dụng.
(3) Recycle: thu gom và bán hoặc cho các loại rác thải hay vật liệu thải có thể tái chế.
11. Dự Án Hỗ Trợ Người Nghèo
Xây dựng một chương trình hỗ trợ lâu dài cho những người nghèo.
Chương trình này sẽ giúp các Giáo Hội địa phương và các ân nhân của Giáo Hội có cơ hội cải thiện phẩm chất đời sống của những người nghèo khổ, những người cô thân yếu thế, già yếu bệnh tật và di dân.
- Giáo dục: thực hiện các chương trình khuyến học vi mô và vĩ mô.
- Y tế: chăm sóc và cải thiện sức khỏe con người bằng cách truyền đạt kiến thức sức khỏe phổ thông cho dân chúng, khám bệnh và phát thuốc.
- Ăn uống: hỗ trợ lương thực, thực phẩm và quần áo, cung cấp nước sạch để uống và sinh hoạt; tổ chức các bữa ăn cho những người nghèo đói.
- Nơi ở: sửa chữa hoặc làm nhà mới cho những người nghèo khổ và/hoặc già yếu neo đơn.
- Nhân quyền: bảo vệ quyền lợi của những người nghèo và cô thân yếu thế; liên đới, hiệp thông và thăm viếng đồng cảm với người nghèo lúc họ đang bị mất quyền lợi chính đáng.
(Cần thiết làm thêm phần hướng dẫn đánh giá (có thể “đo lường” được) vào mỗi cuối năm hoạt động).
12. Những Ngày Đặc Biệt và Mạng Lưới Nhân Sự
(1) Những Ngày Đặc Biệt
Trong năm, chúng ta có thể chọn ra một số ngày đặc biệt để hưởng ứng chung với Giáo Hội hoàn vũ và Thế giới trong các cuộc cử hành đặc biệt vào những ngày này:
- “Giờ Trái đất” (Thứ Bảy cuối cùng của Tháng Ba hàng năm);
- “Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo thành” (1/9);
- “Ngày vì Người nghèo” (Chúa Nhật 33 Thường niên – tháng 11)
Soạn thảo một chương trình cụ thể hướng dẫn về khía cạnh nhận thức sự kiện và về chiều kích hành động cụ thể, chẳng hạn: cử hành giờ cầu nguyện đồng nhất trong toàn Giáo Hội Việt Nam hay Giáo Tỉnh hoặc ít nhất trong toàn từng Giáo phận.
(2) Mạng Lưới Nhân Sự
(Đây là sức mạnh nổi bật, rất hữu hiệu và giúp duy trì việc thực hiện tinh thần Laudato si’; tránh tình trạng hưởng ứng theo phong trào hoặc mang tính thời sự)
- Thiết lập một “mạng lưới” Laudato si’ trong Giáo Hội Việt Nam, từ cấp độ giáo xứ: mỗi giáo xứ có một đặc trách linh hoạt viên Laudato si’.
- Soạn thảo cơ cấu và quy chế hoạt động.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn