TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời Chúa CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN – C

Thứ sáu - 22/07/2022 10:47 |   1260
“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Lc 11, 10)

24/07/2022
CHÚA NHẬT TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN - C

 

cn17TN C

Lc 11, 1-13

 
TIN VÀO LỜI CHÚA HỨA

“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Lc 11, 10)
 

Suy niệm: Nhìn lại lịch sử dân Do Thái, ta nhận thấy một khi đã hứa, Thiên Chúa luôn thực hiện lời hứa của Ngài; Ngài đi bước trước để gìn giữ, chuẩn bị cho dân ấy được hưởng ơn cứu chuộc. Rồi đọc lại lịch sử Hội Thánh, ta cũng nhận ra Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành để hướng dẫn, che chở dân mới của Ngài. Hôm nay chúng ta nghe lại Lời Chúa hứa: “Ai gõ thì sẽ mở cho.” Liệu chúng ta có xác tín điều này không? Biết bao lần chúng ta đã đụng chạm thực tế rằng không phải bất cứ điều gì chúng ta xin đều được; phải chăng chúng ta có lý để nghi ngờ Lời Chúa? Chắc chắn không phải vậy, Chúa muốn chúng ta khám phá thánh ý Ngài trong những điều không mong muốn: “Chúng ta xin sức khỏe, Chúa lại ban sự yếu đuối để làm việc tốt hơn. - Chúng ta xin giàu sang, Chúa lại ban cho ta nghèo khó để sống khôn ngoan hơn. - Chúng ta xin cho được quyền lực, Chúa lại ban sự hèn mọn để chúng ta ý thức cần đến Người hơn. - Chúng ta xin Chúa ban cho mọi sự để tận hưởng cuộc sống, Chúa lại cho ta cuộc sống để tận hưởng mọi sự. - Tuy chúng ta chẳng được tất cả những gì chúng ta xin, nhưng lại nhận được mọi sự chúng ta cần” (Vô danh).

Chia sẻ: Khi không được như ý nguyện, bạn đã phản ứng thế nào? Khi nhận ra ơn Chúa ban, bạn sử dụng ơn đó ra sao?

Sống Lời Chúa: Tôi tâm niệm và thực hành lời này: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tm 4,2).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã cho chúng con có cuộc sống này. Xin cho chúng con biết dùng những ơn Chúa ban để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho anh chị em mình. Amen.

BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm C

Dẫn vào Thánh Lễ

Anh chị em thân mến! Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVII năm C hôm nay Hội Thánh muốn tất cả con cái phải kiên tâm, bền chí cầu nguyện. Thật vậy, đoạn sách Sáng Thế Ký đã cho ta thấy: Ông Abraham cò cưa trả giá với Thiên Chúa về điều ông muốn xin. Còn Thánh Phaolô tông đồ khuyên nhủ dân thành Colôsê phải kiên nhẫn cầu nguyện vì Người đã ân xá mọi tội lỗi cho chúng ta. Chính vì thế mà bài đáp ca lập đi lập lại câu “Lạy Chúa, khi tôi kêu cầu, Chúa đã nhận lời tôi”

Lòng thương xót của Chúa sẵn sàng tha thứ cho người tội lỗi và sẵn sàng nghe lời cầu của con người. Vậy giờ đây chúng ta hãy thành tâm hối lỗi để tham dự Thánh Lễ.

Ca nhập lễ

Thiên Chúa ngự trong thánh điện của Người; Thiên Chúa tạo nhà cửa cho những kẻ bị bỏ rơi. Chính Người ban cho dân Người được quyền năng và mãnh lực.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Chúa là sức mạnh và là niềm trông cậy của chúng con không có Chúa chẳng có chi vững bền, chẳng có chi thánh thiện; xin mở lòng nhân hậu hướng dẫn chúng con để khi biết cách dùng những của cải chóng qua đời này, chúng con đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại. Chúng con cầu xin…

Bài Ðọc I: St 18, 20-32

“Lạy Chúa, nếu con nói, xin Chúa đừng nổi giận”.

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa phán: “Tiếng kêu la của dân Sôđôma và Gômôra đã gia tăng, và tội lỗi chúng quá nặng nề! Ta sẽ xuống coi việc chúng làm có như tiếng kêu thấu đến tai Ta hay không, để Ta sẽ biết rõ”.

Các vị ấy bỏ nơi đó, đi về hướng thành Sôđôma. Nhưng Abraham vẫn còn đứng trước mặt Chúa. Ông tiến lại gần Người và thưa: “Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao? Xin Chúa đừng làm như vậy, đừng sát hại người công chính cùng với kẻ dữ! Xin đừng làm thế! Chúa phán xét thế giới, Chúa không xét đoán như thế đâu”. Chúa phán cùng Abraham rằng: “Nếu Ta tìm thấy trong thành Sôđôma năm mươi người công chính, Ta sẽ vì họ mà tha thứ cho cả thành”. Abraham thưa lại: “Dù con chỉ là tro bụi, con đã bắt đầu nói, nên con xin thưa cùng Chúa. Nếu trong số năm mươi người công chính đó còn thiếu năm người thì sao? Vì bốn mươi lăm người công chính, Chúa có tàn phá cả thành không?” Chúa phán: “Nếu Ta tìm thấy bốn mươi lăm người công chính, Ta sẽ không phá huỷ cả thành”. Abraham lại thưa cùng Chúa rằng: “Nhưng nếu có bốn mươi người thì Chúa sẽ làm gì?” Chúa phán: “Ta sẽ vì bốn mươi người đó mà không trừng phạt cả thành”. Abraham thưa: “Lạy Chúa, nếu con lên tiếng, xin Chúa đừng nổi giận. Nếu ở đây tìm được ba mươi người công chính thì sao?” Chúa phán: “Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ không phạt”. Abraham nói: “Vì con đã trót nói thì con sẽ thưa cùng Chúa: Nếu trong thành tìm được hai mươi người công chính thì sao?” Chúa phán: “Vì hai mươi người đó Ta sẽ không tàn sát”. Abraham thưa: “Lạy Chúa, xin đừng nổi giận, con chỉ xin thưa lần này nữa thôi: Nếu tìm được mười người công chính ở đó thì sao?” Chúa phán: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6-7ab. 7c-8

Ðáp: Lạy Chúa, khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con (c. 3a).

Xướng: Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin: trước mặt các Thiên Thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. 

Xướng: Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con; Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. 

Xướng: Quả thật Chúa cao cả và thương nhìn kẻ khiêm cung; còn người kiêu ngạo thì Ngài ngó tự đàng xa. Nếu con đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ gìn con sống; Chúa ra tay phản đối quân thù giận dữ.

Xướng: Tay hữu Chúa khiến con được sống an lành. Chúa sẽ hoàn tất cho con những điều đã khởi sự. Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời; xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Ngài.

Bài Ðọc II: Cl 2, 12-14

“Người đã khiến anh em chung sống với Người và tha thứ mọi tội lỗi”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôssê.

Anh em thân mến, nhờ phép rửa tội, anh em đã được mai táng làm một với Ðức Kitô, anh em cũng được sống lại với Người, bởi đã tin vào quyền năng Thiên Chúa, Ðấng đã cho Người từ cõi chết sống lại.

Anh em vốn đã chết vì tội lỗi anh em và bởi không cắt bì tính xác thịt của anh em, nhưng Thiên Chúa đã cho anh em được chung sống với Người, Người đã ân xá mọi tội lỗi chúng ta, đã huỷ bỏ bản văn tự bất lợi cho chúng ta, vì làm cho chúng ta bị kết án; Người đã huỷ bỏ bản văn tự đó bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! – Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời, và vinh quang trên các tầng trời. – Alleluia.

Phúc Âm: Lc 11, 1-13

“Các ngươi hãy xin thì sẽ được”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông”. Người nói với các ông:

“Khi các con cầu nguyện, hãy nói: ‘Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'”.

Và Người còn bảo các ông rằng: “Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: ‘Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy’. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: ‘Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được’. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần.

“Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.

“Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”.

Ðó là lời Chúa.

Lời Nguyện tín hữu

Chủ tế: Anh chị em thân mến! Cầu nguyện là một trong những sinh hoạt công giáo chính yếu và là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Trong tin tưởng, chúng ta xin Chúa Thánh Thần đến giúp chúng ta biết cầu nguyện cho xứng đáng.

1. “Chớ gì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao”?.- Xin cho mọi Kitô hữu luôn biết vâng nghe và sốt sắng thi hành lời khuyên nhủ của các Mục tử trong Hội Thánh, để thánh hoá bản thân, gia đình và xã hội.

2. “Khi tôi kêu cầu Chúa đã nhậm lời tôi”.- Xin cho mọi người ý thức rằng: Việc cầu nguyện rất cần thiết cho đời sống đức tin của chúng ta, trong một thế giới đang mất dần niềm tin vào Thiên Chúa.

3. “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”- Xin cho những người quản lý lương thực khắp nơi, biết mở tấm lòng nhân ái rộng tay trợ giúp những người đang gặp cơn túng đói, được đủ cơm ăn áo mặc cần thiết.

4. “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho”– Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết khiêm tốn, tin tưởng, bền chí chạy lại với Chúa trước mọi cơn gian nan khốn khó, để được Chúa giải quyết khỏi mọi khó khăn.

Chủ tế: Lạy Chúa là Cha nhân từ và khoan dung, xin củng cố niềm tin của chúng con, để hằng ngày chúng con biết sum họp bên nhau trước mặt Cha trong giờ kinh tôi gia đình, để Cha hiện diện, yêu thương và chúc phúc. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, chúng con dâng lên những của lễ Chúa đã rộng ban cho chúng con; cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận, và cho lễ tế này đem lại ân sủng dồi dào để chúng con được thánh hóa trong cuộc đời hiện tại và đạt tới hạnh phúc muôn đời. Chúng con cầu xin…

Ca hiệp lễ

Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Hoặc đọc:

Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, Chúa đã cho chúng con tham dự vào bí tích Thánh Thể, để chúng con đời đời tưởng nhớ Ðức Giêsu Con Một Chúa, đã chịu khổ hình và sống lại hiển vinh; xin cho bí tích tình yêu Người trối lại dẫn chúng con tới hưởng ơn cứu độ muôn đời. Chúng con cầu xin…

Suy niệm

Cầu nguyện

Giữa đêm khuya, một căn nhà ở nơi hẻo lánh bỗng bốc cháy. Trong cơn hoảng hốt, vợ chồng con cái đều thoát ra ngoài và bất lực đứng nhìn ngọn lửa. Rồi mọi người sực nhớ đứa con trai út mới lên năm vẫn còn bị kẹt trên gác. Phải làm gì đây? Không ai có thể đi vào được. Giữa lúc mọi người đang bấn loạn thì từ cánh cửa sổ trên gác, cậu bé thò đầu ra và kêu la thất thánh. Từ phía dưới, người cha nói với cậu: Con hãy nhảy xuống đi. Nhưng làm sao cậu bé dám làm theo lời cha, bởi vì nhìn xuống, cậu chỉ thấy khói và lửa. Cậu bé thốt lên trong tuyệt vọng: Làm sao con dám nhảy xuống vì không thấy ba. Thế nhưng người cha đã trấn an: Con không thấy ba nhưng ba thấy con. Con cứ nhảy xuống đi. Thế là với tất cả tin tưởng, cậu bé nhảy từ trên gác xuống và nằm gọn trong cánh tay của người cha.

Là con cái của Thiên Chúa, cho dầu chúng ta có rơi vào hoàn cảnh nào chăng nữa, chúng ta vẫn luôn rơi vào vòng tay của Thiên Chúa, đó là tất cả Tin Mừng Chúa Giêsu đã đem đến trong thế gian.

Thiên Chúa luôn yêu thương con người, dù con người không biết Ngài, dù con người có khước từ và phản bội tình yêu của Ngài, Ngài vẫn một mực yêu thương. Đó là tất cả những gì Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta qua cuộc sống của Ngài. Cách cư xử và cái chết của Ngài đã cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng ta.

Đồng thời Chúa Giêsu cũng dạy cho chúng ta cách thức đáp trả tình yêu của Thiên Chúa, đó là hãy chu toàn thánh ý của Thiên Chúa. Lời kinh Lạy Cha Ngài để lại cho Giáo Hội chính là chương trình sống của Ngài, chính là tiếng xin vâng của Ngài đối với Chúa Cha. Từ sáng đến chiều, xuyên qua những giao tiếp và giảng dạy, Ngài luôn để lộ một cử chỉ duy nhất, đó là thuộc trọn về Chúa Cha, tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu của Chúa Cha. Để lại cho chúng ta kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu không chỉ truyền lại một công thức, mà là cả cuộc sống xin vâng của Ngài.

Do đó, cầu nguyện không có nghĩa là đọc lại một câu kinh, mà chính đi vào tâm tình và cuộc sống của Chúa Giêsu. Một người tín hữu luôn chu toàn thánh ý Thiên Chúa và luôn sống với hai chữ xin vâng hằng sẽ không ngừng kêu lên: Tôi đã cầu xin được khoẻ mạnh để làm những điều vĩ đại, thế nhưng Chúa lại ban cho tôi những bệnh tật để tôi làm những việc tốt hơn. Tôi đã xin giàu sang để được hạnh phúc, thế nhưng Chúa đã ban cho tôi sự nghèo khó để tôi được khôn ngoan hơn. Tôi đã không nhận được điều tôi kêu cầu, nhưng tôi nhận được niềm hy vọng. Những lời cầu xin mà tôi chưa từng thốt lên, tất cả đều được nhận lời. Bởi vì tất cả đều là hồng ân của Chúa.
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

CHÚA NHẬT 17C THƯỜNG NIÊN - 2001
(Lc. 11:1-13) Lm. Lã Mộng Thường

Bài trích phúc âm theo thánh Luca

Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.

Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả”; mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”.

Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện. Cứ xin thì sẽ được “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.

Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần u cho những kẻ xin Người?”

Bài phúc âm nói về việc Đức Giêsu dạy các môn đồ và cả chúng ta, những kẻ tin theo Ngài cầu nguyện. Ngài dạy hãy cầu nguyện the kinh Lạy Cha mà chúng ta đọc thường ngày. Và Ngài đoan chắc, “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho”.

Tuy nhiên, nơi đoạn khác, phúc âm cũng được ghi, “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt. 6:7-8).

Thử hỏi, vậy cầu nguyện là gì, nên thực hành như thế nào, và kinh Lạy Cha mang ý nghĩa ra sao? Một đàng, phúc âm Luca khuyến khích cứ xin sẽ được, tìm sẽ thấy, gõ cửa thì sẽ được mở cho; dù Chúa có mệt mỏi muốn nghỉ ngơi, quên hết mọi sự nhưng vì sự nhì nhằng giống người bạn gặp chuyện cần kíp, rồi Chúa cũng sẽ cho. Ngược lại, Phúc âm Matthêu lại bảo đừng lải nhải như dân ngoại vì Chúa đã biết rõ điều gì mình cần ngay cả trước khi mình cầu xin.

Trước hết, chúng ta thử xét xem thế nào là cầu nguyện, cầu xin. Nhìn vào hiện thực cuộc sống, nơi gia đình hay bất cứ nơi đâu. Khi chúng ta đói hay khát, tất nhiên chúng ta kiếm gì để ăn. Ăn cơm, cháo, hay khoai luộc, ngô bung, thì tùy điều kiện có thể, miễn sao cho qua cơn đói; và nước uống cũng thế, tùy điều kiện chúng ta có được nước loại gì. Như vậy, để giải quyết một vấn đề, cần sự thực hiện của chúng ta. Không có người hầu cơm bưng, nước rót, chúng ta cần thực sự hoạt động. Giả sử có người mang cơm nước đến sẵn, chúng ta vẫn phải ăn trong khi đói; vì không ai có thể ăm dùm cũng như uống thế cho bất cứ ai. Ai ăn người ấy no; nhìn người khác ăn, bụng mình không thể no; cũng như nhìn người khác uống hay nghe họ giải thích lợi ích của nước hay đồ uống, chúng ta không thể hết khát. Sự thể này có thể tóm lại một câu nói lên thực trạng hiện hữu của một người, không ai có thể ăn dùm, uống dùm cho bất cứ ai thì cũng không ai có thể suy nghĩ dùm cho bất cứ ai.

Thú đến, trước khi ăn hay uống, chúng ta lại có ước muốn ăn hay uống. Ước muốn này chính là ý định, ý nghĩ, ước ao. Khi ai đó đã no bụng không muốn ăn, tất nhiên họ không cần tìm kiếm đồ ăn, hoặc không khát, họ không có ước muốn kiếm nước để uống.

Cũng vậy, trước khi cầu nguyện, chúng ta cần biết mình đang ước muốn điều gì. Dân gian có câu, “Con có khóc thì mẹ mới cho bú”. Con không khóc đòi bú thì ép nó bú chỉ làm nó khóc thêm. Xét như thế, cầu nguyện là bày tỏ ước muốn của mình. Như vậy, gốc gác của sự cầu nguyện chính là ước muốn, ý định. Có thể nói, cầu nguyện là trình bày ý định, ước muốn của mình.

Trình bày ước muốn của mình với ai? Chúng ta thường vội trả lời, trình bày với Chúa. Vậy Chúa là ai, là gì, liên hệ với mình, với con người ra sao? Cầu nguyện ngày đêm mà không biết mình cầu gì, không biết mình cầu với ai thì được phúc âm lên tiếng, “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt. 6:7-8).

Muốn biết Thiên Chúa là gì, chúng ta cần biết thế nào là Nước Thiên Chúa; ngôn ngữ mới nơi cuốn Kinh Thánh Tân Ước gọi là triều đại Thiên Chúa. Rở Kinh Thánh, chúng ta thấy phúc âm được viết, “Sau khi Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến xứ Galilê, rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa mà rằng, ‘Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần bên! Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”.

Một điều chúng ta nên để ý đó là vào thời điểm Đức Giêsu rao giảng chưa có ngôn từ “Tin mừng”. Đàng khác, theo 14 nhà học giả soạn cuốn Kinh Thánh Tân Ước được in năm 1994 thì động từ ăn năn hối cải được dịch từ tiếng Hy Lạp “Metanoia”. Metanoia có hơn mười nghĩa và nghĩa chính của nó là “Thay đổi hướng đi, thay đổi chiều hướng”. Hơn nữa, lật nơi các bản Kinh Thánh tiếng Mỹ, ngôn từ “Gần bên” được dịch là “At hand”. “At hand” có nghĩa tại đây, bây giờ và lúc này.

Thế nên câu phúc âm Marcô có nghĩa, “Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đang hiện diện bây giờ và lúc này! Hãy thay đổi chiều hướng suy tư, nhận định và tin vào lời Ta nói”.

Vậy phúc âm nói về Nước Thiên Chúa, Nước Trời thế nào? Phúc âm thánh Luca được viết, “Về Nước Trời thì cũng giống như hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Nó nhỏ tí thua mọi thứ hạt giống, nhưng khi nó đã lớn lên, thì to lớn hơn rau cỏ mà thành một cây, đến nỗi chim trời đến nương náu ở cành nó” (Mt. 13:31; Mc. 4:30-32; Lc. 13:18). Hoặc Nước Trời giống như men bột, “Về Nước Trời cũng in như men, bà nọ lấy vùi vào ba tá bột cho đến khi tất cả dậy men” (Lc. 13:33). Như vậy, theo phúc âm Nước Trời tự phát triển không cần đến ai chăm sóc, tốn công sức.

Phúc âm còn định vị rõ ràng về Nước Trời, Nước Thiên Chúa, “Biệt phái thỉnh vấn Ngài: bao giờ Nước Thiên Chúa đến. Ngài đáp lời và nói: ‘Nước Thiên Chúa không đến một cách nhãn tiền; người ta sẽ không nơi được, ‘Này ở đây, hay ở đó’ vì này, Nước Thiên Chúa ở trong các ông” (Lc. 17=20-21). Chẳng những thế, khi Đức Giêsu trừ quỷ, có người cho rằng Ngài nhờ chúa quỷ Bêelzêbul để đuổi quỷ thì Ngài trả lời họ, “Nếu ta nhờ Bêelzêbul thì bè phái các ngươi nhờ ai mà trừ quỷ... Ví bằng Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến trên các ngươi” (Lc. 11:20). Điều này nói lên Nước Thiên Chúa ngay ở nơi mọi người.

Nước Trời gần bên, ngay tại đây, tự phát triển như hạt cải, men bột, ở trong và ở trên mọi người. Nước Thiên Chúa chính là Thiên Chúa vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Nước Trời ở đâu thì Thiên Chúa ở đó. Như vậy, Thiên Chúa đang ở chính nơi chúng ta, trong chúng ta. Đây là Tin Mừng Nước Trời Đức Giêsu rao giảng, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây cũng là lời tuyên xưng, tuyên dương của mọi người khi linh mục bắt đầu những nghi lễ thờ phượng, “Chúa ở cùng anh chị em” “Và ở cùng cha”.

Thiên Chúa ngự trị và đang hoạt động nơi mình thì khi mình thực sự ước muốn, ước mơ, mình đang sử dụng quyền lực của Chúa nơi mình, mình dùng đức tin, quyền lực của Thiên Chúa. Như vậy, cầu nguyện là bày tỏ ước muốn với Thiên Chúa đang ngự trị nơi mình, dùng đức tin thực hiện điều mình thực sự ước muốn.

Chúng ta đọc kinh Lạy Cha hằng ngày, sáng, trưa, chiều, tối mà hình như không để ý suy nghĩ kinh Lạy Cha có nghĩa gì. Trước hết, “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, Thực thể hiện hữu bao gồm hữu hình và vô hình. Thiên Chúa là Đấng vô hình. “Chúng con nguyện danh cha cả sáng” có nghĩa chúng con ước muốn mọi người nhận biết Cha. “Nước Cha trị đến” cũng có nghĩa ước mong mọi người nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa nơi mình.

“Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúa Giêsu được sai đến để thực hiện thánh ý của Thiên Chúa và công việc Ngài thực hiện chính là rao giảng Tin Mừng Nước Trời, “Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, chính vì thế mà Ta đã được sai đến” (Lc. 4:43).

Thánh ý của Thiên Chúa là mọi người nhận biết Tin Mừng, nhận biết Thiên Chúa đang ngự trị và hoạt động nơi mỗi người. Thế nên, ước mong, “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” cũng chính là ước mong mọi người nhận biết Tin Mừng, nhận biết Thiên Chúa đang ngự trị và hoạt động ngay nơi chính mình.

Chúng ta đọc lời cầu như thế nhưng chúng ta đã biết, đã nhận thực được như thế chưa?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây